Layoff là thuật ngữ vô cùng quen thuộc trong doanh nghiệp dùng để chỉ việc cắt giảm, sa thải nhân viên từ phía doanh nghiệp. Layoff xảy ra khi công ty tái cấu trúc, cắt giảm chi phí hoặc gặp khó khăn về vấn đề tài chính. Với người lao động, layoff là một cú sốc lớn, là một trải nghiệm đau buồn và hụt hẫng nhưng đây cũng có thể là cơ hội để người lao động chuyển hướng sự nghiệp. Bài viết sau Unica sẽ giúp bạn hiểu rõ về bản chất của layoff là gì và cách đối mặt hiệu quả. Cùng tìm hiểu ngay.
Layoff là gì?
Layoff là thuật ngữ tiếng anh phổ biến trong quản trị nhân sự dịch ra tiếng việt nghĩa là “sa thải”. Layoff dùng để chỉ việc buộc nhân viên ngừng làm việc tạm thời hoặc vĩnh viễn tại một công ty hoặc tổ chức. Layoff khác với hình thức sa thải thông thường vì nó không nằm ở phía nhân viên làm sai hay không làm đạt hiệu suất nên bị sa thải. Layoff là quyết định sa thải xuất phát từ các yếu tố khách quan như: tình hình kinh tế khó khăn, nhu cầu tái cấu trúc công ty hoặc yêu cầu cắt giảm chi phí,... khiến công ty buộc phải cho nhân viên nghỉ việc.
Khái niệm layoff là gì
Trước đây, thuật ngữ Layoff thường đi kèm với khái niệm “tạm thời”, nghĩa là công ty sẽ cho nhân viên nghỉ trong giai đoạn khó khăn và có thể tái tuyển dụng khi tình hình ổn định. Tuy nhiên, sau đại dịch COVID-19, layoff ngày càng được hiểu là việc sa thải vĩnh viễn, chấm dứt hợp đồng lao động. Đây là giải pháp cuối cùng khi công ty không thể tiếp tục duy trì hoạt động.
Tại sao lại xảy ra tình trạng Layoff
Layoff là hệ quả của nhiều yếu tố khách quan, phản ánh những biến động lớn trong nội bộ doanh nghiệp cũng như thị trường bên ngoài. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:
-
Kinh tế suy thoái: Khi nền kinh tế bước vào giai đoạn suy giảm, doanh thu của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Để duy trì hoạt động, việc cắt giảm chi phí – bao gồm cả chi phí nhân sự – trở thành lựa chọn bắt buộc.
-
Tái cấu trúc tổ chức: Trong quá trình thay đổi mô hình kinh doanh hoặc định hướng phát triển, doanh nghiệp có thể tiến hành điều chỉnh cơ cấu nhân sự. Những vị trí không còn phù hợp với chiến lược mới sẽ bị loại bỏ.
-
Dư thừa nguồn lực: Việc tuyển dụng vượt quá nhu cầu thực tế hoặc tổ chức vận hành không hiệu quả có thể dẫn đến tình trạng thừa nhân sự, nhiều người cùng đảm nhận một vai trò, gây lãng phí tài nguyên.
-
Biến động thị trường: Những yếu tố bên ngoài như hậu quả của đại dịch COVID-19, xung đột địa chính trị, giá nguyên vật liệu tăng cao hay sự bất ổn của thị trường tài chính đều có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh, buộc doanh nghiệp phải tinh giản bộ máy.
-
Tác động của công nghệ: Sự phát triển nhanh chóng của tự động hóa, trí tuệ nhân tạo và các giải pháp phần mềm hiện đại khiến nhiều vị trí truyền thống không còn cần thiết. Việc thay thế con người bằng máy móc là xu hướng ngày càng rõ rệt trong nhiều ngành nghề.
Layoff phản ánh những biến động lớn trong nội bộ doanh nghiệp
Ảnh hưởng của Layoff tới người lao động
Layoff không chỉ dừng lại ở việc chấm dứt hợp đồng lao động, mà còn kéo theo hàng loạt hệ quả sâu rộng đối với cả cá nhân và tổ chức. Vậy ảnh hưởng của layoff là gì? Dưới đây là những ảnh hưởng phổ biến có thể xảy ra:
-
Mất việc làm đột ngột: Người lao động có thể rơi vào tình trạng thất nghiệp ngoài ý muốn, gây xáo trộn trong kế hoạch tài chính và cuộc sống cá nhân. Việc tìm kiếm công việc mới cũng cần thời gian, khiến quá trình thích nghi thêm phần khó khăn.
-
Gián đoạn thu nhập: Mất nguồn thu nhập ổn định ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chi trả sinh hoạt, các khoản vay hoặc nghĩa vụ tài chính khác, đặc biệt đối với những người là lao động chính trong gia đình.
-
Tác động tâm lý: Việc bị sa thải có thể khiến nhân viên trải qua cảm giác thất vọng, mất tự tin và lo lắng về tương lai nghề nghiệp. Tâm lý tiêu cực này nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến hành vi và khả năng quay lại thị trường lao động.
-
Ảnh hưởng sức khỏe: Áp lực tài chính và tâm lý có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần như mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ, stress, thậm chí là trầm cảm nếu không được hỗ trợ kịp thời.
-
Tác động đến tổ chức: Về phía doanh nghiệp, việc mất đi những nhân sự có kinh nghiệm đồng nghĩa với việc đánh mất nguồn tri thức và kỹ năng quan trọng. Không khí làm việc cũng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực, khiến những người ở lại cảm thấy bất an và giảm tinh thần làm việc.
Thực trạng làn sóng Layoff hiện nay
Hậu quả từ đại dịch COVID-19 khiến tình trạng Layoff diễn ra mạnh mẽ, Covid 19 để lại những tác động sâu rộng lên nền kinh tế toàn cầu, kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với thị trường lao động. Cụ thể thực trạng làn sóng Layoff hiện nay như sau:
Thị trường việc làm thế giới
Từ năm 2020 đến nay, làn sóng sa thải trong ngành công nghệ lan rộng với quy mô chưa từng có. Đại dịch gây ra làn sóng sa thải lớn nhất lịch sử, đặc biệt là sa thải nhân viên ngành du lịch, hàng không, bán lẻ và khách sạn. Giai đoạn này tỷ lệ người thất nghiệp cao đến mức kỷ lục.
Năm 2021 - 2022 kinh tế bắt đầu hồi phục hơn. Tuy nhiên các công ty vẫn phải đối mặt với chi phí tăng cao do lạm phát và khủng hoảng năng lượng. Bởi vậy nên nhân sự doanh nghiệp vẫn tiếp tục bị cắt giảm. Ngành công nghệ được coi là ngành bùng nổ trong đại dịch đến nay cũng bắt đầu phải đối mặt với các đợt sa thải lớn.
Đại dịch Covid-19 khiến tỷ lệ người thất nghiệp cao đến mức kỷ lục
Năm 2023 - 2024, làn sóng Layoff lan sang cả lĩnh vực công nghệ. Theo thống kê từ Layoffs.fyi, chỉ trong vài tuần đầu năm, đã có hơn 75.000 nhân sự bị mất việc. Những “ông lớn” trong ngành đều không nằm ngoài xu hướng này:
-
Meta cắt giảm khoảng 11.000 vị trí, tương đương 13% tổng nhân sự
-
Google và Twitter lần lượt sa thải 12.000 nhân viên trên toàn cầu
-
Amazon vượt dự kiến khi loại bỏ hơn 18.000 việc làm
-
Các tên tuổi khác như Microsoft, Netflix, Snapchat, Shopee cũng thực hiện những đợt cắt giảm quy mô lớn
Ngoài hậu quả từ đại dịch, các yếu tố khác như lạm phát tăng cao, xung đột Nga – Ukraine, biến động giá năng lượng và sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu đã khiến bức tranh việc làm càng thêm ảm đạm.
Thị trường việc làm Việt Nam
Tác động từ làn sóng layoff trên thế giới cũng lan đến Việt Nam, khiến nhiều doanh nghiệp trong nước buộc phải cắt giảm nhân sự nhằm ổn định dòng tiền và đảm bảo tính bền vững. Đại dịch COVID-19 vào năm 2020 đã khiến nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam bị lung lay, đặc biệt là doanh nghiệp làm việc trong ngành dịch vụ, du lịch, và sản xuất. Giai đoạn này, hàng triệu lao động tại Việt Nam bị mất việc, tạo nên làn sóng thất nghiệp lớn nhất trong nhiều năm.
Tuy nhiên, tình trạng sa thải tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào giai đoạn cao điểm của đại dịch. Giai đoạn 2021-2022, nền kinh tế dần phục hồi hơn, thị trường lao động cũng có sự chuyển biến. Tuy nhiên những thách thức từ lạm phát cũng làm nhu cầu tiêu dùng sụt giảm. Ngành công nghệ và sản xuất đối mặt với cắt giảm nhân sự.
Lạm phát khiến ngành công nghệ và sản xuất đối mặt với cắt giảm nhân sự
Sang năm 2023, thị trường lao động trong nước đã dần hồi phục. So với bối cảnh lao đao của nhiều tập đoàn quốc tế, bức tranh việc làm tại Việt Nam cho thấy tín hiệu tích cực hơn. Dù chưa hoàn toàn thoát khỏi khó khăn, nhưng nhiều ngành nghề đã bắt đầu tái tuyển dụng và từng bước ổn định trở lại.
Cách để vượt qua tình trạng Layoff hiệu quả
Dù việc bị sa thải là một cú sốc lớn về mặt tinh thần và tài chính, nhưng nếu biết cách ứng phó, người lao động vẫn có thể biến khủng hoảng thành cơ hội. Dưới đây là một số bước giúp bạn chủ động vượt qua giai đoạn này:
Đảm bảo quyền lợi của bản thân lên hàng đầu
Ngay sau khi nhận thông báo layoff, hãy rà soát kỹ các điều khoản hợp đồng lao động và chính sách hỗ trợ của công ty để nhận về quyền lợi của mình. Những hình thức hỗ trợ và quyền lợi cần kiểm tra ngay khi bị Layoff đó là:
-
Tiền lương còn lại: Tiền lương và tiền phép còn lại doanh nghiệp thanh toán nốt trước khi người lao động nghỉ việc.
-
Trợ cấp thôi việc: Nhiều doanh nghiệp có thể cung cấp trợ cấp thôi việc theo hình thức thanh toán một lần hoặc định kỳ trong vài tháng.
-
Trợ cấp thất nghiệp: Doanh nghiệp hướng dẫn bạn làm hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền.
-
Hồ sơ tái định hướng nghề nghiệp: Trong một số trường hợp doanh nghiệp có thể sẽ tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho bạn. Bao gồm: Tài liệu, khóa học hoặc tư vấn việc làm cho bạn sang lĩnh vực khác.
-
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: Kiểm tra xem doanh nghiệp bạn làm đã đóng đủ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế chưa. Nếu chưa hãy liên hệ với bộ phận nhân sự để họ đóng hoàn tất các khoản còn thiếu.
Quản lý tài chính một cách nghiêm túc
Nếu bạn đang tìm kiếm cách vượt qua tình trạng Layoff là gì thì đừng bỏ qua cách quản lý tài chính. Khi đối mặt với tình trạng bị sa thải, việc quản lý tài chính cá nhân trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Một chiến lược tài chính hợp lý sẽ giúp bạn duy trì cuộc sống ổn định và giảm thiểu áp lực trong giai đoạn chuyển tiếp.
Cách giúp vượt qua tình trạng Layoff hiệu quả
Cách quản lý tài chính nghiêm túc đó là:
-
Đánh giá lại tình hình tài chính: Bắt đầu bằng cách rà soát toàn bộ tài sản hiện có, bao gồm: tiền tiết kiệm, quỹ dự phòng, các khoản đầu tư hoặc nguồn hỗ trợ tài chính khác. Đây là cơ sở để bạn lên kế hoạch chi tiêu sát thực tế nhất.
-
Lập danh sách chi tiêu thiết yếu: Xác định rõ các khoản chi bắt buộc như tiền thuê nhà, điện nước, ăn uống, y tế, di chuyển... Đồng thời, cân nhắc cắt giảm hoặc tạm ngưng các khoản chi không thiết yếu như: mua sắm giải trí, du lịch hay ăn ngoài.
-
Thiết lập ngân sách cụ thể: Đặt ra hạn mức chi tiêu hàng tháng và tuân thủ nghiêm ngặt để tránh rơi vào tình trạng “cháy túi”. Việc sử dụng các ứng dụng quản lý chi tiêu cũng có thể giúp bạn theo dõi dòng tiền hiệu quả hơn.
-
Tìm thêm nguồn thu nhập: Nếu có thể, hãy tận dụng kỹ năng cá nhân để nhận việc freelance, làm thêm ngắn hạn hoặc bán hàng online. Ngoài ra, thu nhập từ lãi ngân hàng hoặc đầu tư nhỏ lẻ cũng là nguồn hỗ trợ không nên bỏ qua.
Quản lý tốt tài chính không chỉ giúp bạn “sống sót” trong giai đoạn bị layoff mà còn là bước đệm vững chắc để chuẩn bị cho những cơ hội tiếp theo trong tương lai.
Chăm sóc sức khỏe tinh thần của bản thân
Khi bị Layoff chắc chắn bạn sẽ cảm thấy rất hụt hẫng và thất vọng. Tuy nhiên điều cần làm lúc này là bạn cần phải vượt qua cảm giác đó bằng cách suy nghĩ tích cực. Hãy coi như đây là thời gian nghỉ ngơi, cho bản thân thời gian để chọn hướng đi mới. Việc duy trì một tinh thần tích cực trong giai đoạn này không chỉ giúp bạn vượt qua khủng hoảng mà còn là yếu tố quan trọng để sẵn sàng cho những cơ hội mới.
Ngoài ra, bạn cũng nên chủ động chia sẻ cảm xúc và hoàn cảnh hiện tại với người thân, bạn bè hoặc đồng nghiệp cũ. Đây không chỉ là cách để giải tỏa tâm lý, mà còn để mở rộng kết nối và tìm kiếm sự hỗ trợ trong hành trình tìm việc. Việc cô lập bản thân hoặc giấu kín tình trạng thất nghiệp có thể khiến áp lực tinh thần gia tăng và làm giảm năng lượng sống.
Bên cạnh đó, hãy dành thời gian chăm sóc bản thân, tập luyện thể thao nhẹ nhàng, duy trì lối sống lành mạnh và tham gia các hoạt động tích cực cũng sẽ giúp cải thiện sức khỏe tâm lý. Đặc biệt, hãy tận dụng giai đoạn này để học hỏi thêm kỹ năng mới, nâng cấp bản thân.
Chăm sóc sức khỏe tinh thần của bản thân khi bị Layoff
Tìm kiếm, xây dựng các mối quan hệ mới
Cách để vượt qua tình trạng layoff là gì tiếp theo mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn đó là tìm kiếm, xây dựng các mối quan hệ mới. Khoảng thời gian sau khi nghỉ việc không chỉ là lúc để nghỉ ngơi, mà còn là cơ hội quý giá để bạn kết nối lại với bản thân và xây dựng những mối quan hệ ý nghĩa. Việc mở rộng mạng lưới kết nối xã hội sẽ giúp gia tăng cơ hội việc làm và giúp bạn phát triển kỹ năng giao tiếp, tư duy mở và khả năng thích nghi với môi trường mới.
Hãy mạnh dạn tham gia các khóa học, hội thảo chuyên ngành, workshop kỹ năng hoặc các cộng đồng nghề nghiệp trực tuyến. Những hoạt động này không chỉ mang lại kiến thức chuyên môn mà còn giúp bạn gặp gỡ những người có cùng định hướng, từ đó mở ra những cơ hội hợp tác hoặc giới thiệu việc làm tiềm năng.
Không ngừng học hỏi, trau dồi cho bản thân
Thị trường lao động liên tục biến động, để không bị đào thải, bạn bắt buộc phải trau dồi thêm nhiều các kỹ năng cho bản thân. Việc chủ động trau dồi kỹ năng mới chính là cách giúp bạn giữ vững lợi thế cạnh tranh và mở rộng cánh cửa nghề nghiệp. Những kiến thức về công nghệ, dữ liệu, ngoại ngữ hay kỹ năng mềm như: giao tiếp, lãnh đạo, tư duy phản biện… luôn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Mỗi kỹ năng bạn tích lũy hôm nay sẽ là bước đệm vững chắc cho sự bứt phá trong tương lai, nó không chỉ giúp cải thiện thu nhập mà còn tạo ra những bước tiến dài hơn trong hành trình phát triển bản thân. Vì vậy dù đang thất nghiệp thì bạn vẫn nên trau dồi cho mình các kỹ năng này nhé.
Bắt đầu tìm kiếm một công việc mới
Sau khi đã ổn định tinh thần và củng cố kỹ năng, đây là lúc bạn nên chủ động lên kế hoạch cho hành trình tìm kiếm công việc tiếp theo. Hãy cập nhật lại hồ sơ xin việc, CV ấn tượng đảm bảo thể hiện rõ những thành tựu, kỹ năng nổi bật và định hướng nghề nghiệp phù hợp với xu thế thị trường.
Bên cạnh việc ứng tuyển trên các nền tảng tuyển dụng uy tín, bạn cũng có thể tận dụng mạng lưới quan hệ cá nhân, tham gia các sự kiện nghề nghiệp, hội thảo hoặc kết nối lại với đồng nghiệp cũ để mở rộng cơ hội.
Quan trọng hơn cả, hãy giữ thái độ tích cực và kiên nhẫn. Tìm việc là một hành trình đòi hỏi thời gian và sự bền bỉ. Mỗi buổi phỏng vấn là một trải nghiệm giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân và tiến gần hơn tới cơ hội phù hợp nhất.
Chủ động lên kế hoạch cho hành trình tìm kiếm công việc mới
Câu hỏi thường gặp
Khi tìm hiểu về layoff là gì, nhiều lao động vẫn còn rất nhiều thắc mắc mong muốn được giải đáp. Để giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn và chủ động hơn về chủ đề này, dưới đây Unica sẽ giải đáp cho những câu hỏi thường gặp xoay quanh layoff, tham khảo nhé.
Câu 1: Sa thải và buộc thôi việc giống nhau không?
Không giống nhau. Layoff mang nghĩa là “thôi việc” nhưng không phải là “buộc thôi việc”. Layoff áp dụng trong phạm vi doanh nghiệp (bao gồm cả nhà nước và tư nhân) trong khi buộc thôi việc lại chỉ áp dụng trong phạm vi nhà nước hay những cơ quan công lập mà thôi. Người sử dụng lao động có quyền sa thải người lao động vì nhiều lý do, còn công nhân viên chức nhà nước khi buộc thôi việc phải có quyết định của đơn vị có thẩm quyền.
Câu 2: Sa thải và đơn phương chấm dứt hợp đồng có phải là một?
Không phải là một. Sa thải xuất phát từ phía doanh nghiệp cho người lao động nghỉ việc, còn đơn phương chấm dứt hợp đồng là hành vi từ một phía (người lao động hoặc người sử dụng lao động) tự ý chấm dứt hợp đồng lao động mà không có sự đồng thuận của bên còn lại.
Câu 3: Bị sa thải có được nhận lương không?
Có. Nếu doanh nghiệp vì một lý do nào đó mà sa thải nhân viên thì sẽ phải trả đầy đủ lương theo đúng bảng chấm công. Dù bị sa thải, bạn vẫn được trả đầy đủ lương cho những ngày đã làm việc, các khoản phụ cấp, tiền lương chưa thanh toán và những quyền lợi tài chính khác (nếu có) tính đến thời điểm chấm dứt hợp đồng.
Câu 4: Bị sa thải có được hưởng bảo hiểm xã hội không và trợ cấp thất nghiệp không?
Đối với bảo hiểm xã hội: Người lao động vẫn được chốt sổ bảo hiểm và bảo lưu thời gian tham gia BHXH trước đó.
Đối với bảo hiểm thất nghiệp: Người lao động vẫn sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong điều kiện đã chấm dứt hợp đồng đi kèm quyết định nghỉ việc và đã đóng bảo hiểm tối thiểu 12 tháng trước khi bị sa thải.
Kết luận
Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ Layoff là gì và những ảnh hưởng mà nó mang lại đối với người lao động và doanh nghiệp. Mặc dù Layoff là một giai đoạn khó khăn, nhưng nếu nhìn nhận tích cực, bạn hoàn toàn có thể biến nó thành cơ hội để phát triển bản thân. Hãy nhớ rằng một cánh cửa khép lại luôn mở ra nhiều cơ hội mới. Chúc bạn vững vàng vượt qua và sớm tìm được hướng đi phù hợp.