Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Làm sao để học animation hiệu quả? Cơ hội nghề nghiệp từ animation

Mua 3 tặng 1

Học Animation đang dần trở thành xu hướng của nhiều bạn trẻ hiện nay, đặc biệt là các bạn đam mê hội họa. Tuy nhiên, rất nhiều bạn vẫn chưa biết cách làm sao để học Animation hiệu quả. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây Unica sẽ chia sẻ cho bạn, cùng khám phá nhé.

1. Animation là gì?

Có thể nói nghệ thuật Animation - Nghệ thuật diễn hoạt hình ảnh đang được nhiều người quan tâm bởi tính sáng tạo, nghệ thuật và độc đáo của nó. Animation có trong các lĩnh vực như hoạt hình, quảng cáo, hình ảnh trên trò chơi điện tử. Ở bất cứ đâu bạn cũng có thể thấy Animation xuất hiện trong các clip, video hoạt hình vì tính phổ biến của nó. Để làm được những hình ảnh chuyển động sống động như vậy đòi hỏi bạn phải có khả năng sáng tạo cũng như kỹ năng của một Animator chuyên nghiệp.

animation-la-gi.jpg

Animation thường xuất hiện trong các clip, video hoạt hình

Các Animator sẽ bắt đầu bằng việc sáng tạo các bản vẽ: nhân vật, đồ vật, khung cảnh,... trên các phần mềm vẽ anime vẽ chuyên dụng. Hoặc có thể làm việc trực tiếp với các mô hình và chụp hình liên tiếp các chuyển động theo từng giai đoạn rồi trình chiếu tổng hợp những bức ảnh ở tốc độ cao để tạo lên sự chuyển động của vật. 

2. Làm sao để học animation hiệu quả?

Bước đầu học animation chúng ta phải bắt đầu từ đâu? Hãy bắt đầu từ việc xác định phong cách Animation bạn muốn theo đuổi và rèn luyện không ngừng những kỹ năng, kỹ xảo sáng tạo video animation của mình. Cụ thể quá trình học animation hiệu quả như sau:

2.1. Xác định phong cách Animation bạn muốn theo đuổi 

Một khi bạn muốn phát triển sự nghiệp của mình trong ngành animation, trước hết bạn cần xác định được phong cách animation bạn muốn theo đuổi. Nói dễ hiểu hơn là bạn cần phải xác định loại video animation mà bạn muốn theo đuổi. Sau khi đã xác định được phong cách mình muốn theo đuổi rồi, tiếp theo bạn phải theo đuổi phong cách animation bạn đã chọn đến cùng. Có như vậy, bạn mới có thể trở thành chuyên gia trong ngành animation.

lam-sao-de-hoc-animation-hieu-qua.jpg

Xác định được phong cách Animation mình muốn theo đuổi

2.2. Tạo lập và hoàn thiện Portfolio

Tạo và hoàn thiện portfolio khi học animation là một bước quan trọng để bạn có thể trình diễn và chứng minh khả năng của mình trong lĩnh vực này. Để tạo lập và hoàn thiện Portfolio bạn cần: Chọn các dự án phù hợp; xác định mục tiêu của portfolio animation của mình là gì; xác định cách sắp xếp các dự án và cách trình bày thông tin một cách rõ ràng và hấp dẫn.

Ngoài ra bạn cũng cần xem xét và cập nhật portfolio của bạn thường xuyên. Thêm các dự án mới, nâng cấp thông tin và chỉnh sửa để đảm bảo portfolio luôn thể hiện một hình ảnh chuyên nghiệp và đầy đủ về khả năng của bạn.

lam-sao-de-hoc-animation-hieu-qua-nhat.jpg

Tạo và hoàn thiện portfolio khi học animation là một bước quan trọng

2.3. Rèn luyện kỹ năng và tư duy thiết kế

Công việc của animation là sử dụng hình ảnh để truyền tải nội dung. Để có thể tiếp cận và tạo ấn tượng với khách hàng tiềm năng, đáp ứng được yêu cầu của thời đại, chúng ta cần phải đảm bảo được tính sáng tạo trong công việc. Để làm được điều này, bạn cần phải nắm bắt xu hướng phát triển của ngành animation.

de-hoc-animation-can-that-cham-chi.jpg

Để học tốt Animation bạn cần rèn luyện kỹ năng hàng ngày

Đồng thời, không ngừng học hỏi, rèn luyện kỹ năng sáng tạo, kỹ năng sử dụng phần mềm hỗ trợ thực hiện video animation hiện đại. Đây là nền tảng vững chắc để bạn phát triển tư duy sáng tạo của mình nhằm tạo ra những dự án nổi bật. Nếu bạn không đáp ứng được điều này bạn không thể làm nghề lâu dài.

2.4. Rèn luyện kỹ năng tổ chức và tỷ mỉ

Có thể nói, những người làm trong ngành animation giỏi là một nghệ sĩ đa tài đẳng cấp. Ở vị trí này, bạn phải sắp xếp các bối cảnh, chuyển động nhân vật sao cho thật nhất. Bên cạnh đó, một tác phẩm animation còn là kết quả lao động của một ekip. Do vậy, bạn cần phải rèn luyện kỹ năng tổ chức, hoạch định kế hoạch công việc cá nhân và khả năng làm việc theo nhóm. 

Đồng thời, những video animation không chỉ đòi hỏi bạn phải đảm bảo hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, cử động nhân vật,... Mà còn đòi hỏi bạn phải chăm chút tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ trong khung hình. Như hướng ánh sáng, biểu cảm chi tiết của nhân vật, đổ bóng, các hiệu ứng âm thanh hình ảnh,...  Những điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại của bạn khi làm nghề animation nên bạn cần hết sức chú ý. 

2.5. Luyện tập thành thạo công cụ thiết kế

Quy trình sáng tạo, sản xuất video animation hiện nay đã trở nên dễ dàng và đơn giản hơn nhà các phần mềm kỹ xảo video chuyên nghiệp. Mỗi phần mềm sẽ được thiết kế nhằm đáp ứng yêu cầu cơ bản giúp chỉnh sửa hậu kỳ video. Bên cạnh đó, mỗi phần mềm sẽ có một vài tính năng ưu việt riêng biệt.

hoc-animation-sao-de-gioi.jpg

Luyện tập thành thạo công cụ thiết kế để tạo Animation chất lượng

Căn cứ theo loại hình video animation bạn phát triển, hãy xem xét lựa chọn cho mình phần mềm, công cụ thiết kế phù hợp nhất. Quan trọng hơn cả là bạn cần luyện tập thành thạo và khai thác triệt để các tính năng hỗ trợ của phần mềm. Có như vậy, bạn mới đáp ứng được yêu cầu của dự án và sáng tạo được những video animation viral.

2.6. Rèn luyện kỹ năng và kinh nghiệm qua các dự án

Khi bạn làm bất kỳ công việc nào, để hoàn thành xuất sắc các dự án nâng cao, phát triển nghề nghiệp ở tầm cao mới bạn đều phải rèn luyện kỹ năng. Để hoàn thiện kỹ năng, bạn cần đúc kết kinh nghiệm qua các dự án đã thực hiện. Đồng thời, phải không ngừng học hỏi các kiến thức mới trong ngành để nâng cấp giá trị bản thân.

2.7. Tham khảo các khóa học, chứng chỉ liên quan

Ngành Animation là một trong những ngành đòi hỏi bạn phải nắm bắt được nhiều kiến thức tổng hợp. Ví dụ như: 

- Các kỹ thuật tạo hình nhân vật.

- Các nguyên tắc cơ bản trong thiết kế nhân vật, bối cảnh.

- Cách mô hình hóa và xây dựng kết cấu video.

- Kỹ xảo điện ảnh.

- Phân loại, các điểm đăng trưng và ứng dụng của các loại hình video animation.

- Quy trình các bước trước và sau sản xuất video animation. 

- Và nhiều kiến thức kỹ năng khác.

Đó chính là lý do vì sao để có thể tỏa sáng trong ngành Animation bạn nhất định phải tham gia các khóa đào tạo. Đồng thời, để bắt kịp xu hướng bạn còn cần tham gia các khóa học dựng phim nâng cao, bồi dưỡng kiến thức mới trong ngành animation (khi cần).

2.8. Nắm được 8 loại video Animation phổ biến

Mỗi dự án Animation sẽ có những yêu cầu kỹ thuật và thời gian đầu tư khác nhau. Làm sao để học animation hiệu quả? Để đáp ứng được yêu cầu của dự án, bạn nhất định phải nắm vững được 8 loại video Animation phổ biến dưới đây.

2.8.1. Animation Truyền thống/ 2D Animation

Animation truyền thống là dạng phim hoạt hình cổ điển nhất. Bối cảnh và các chuyển động nhân vật đều hiện diện trên không gian 2D. Khi sản xuất 2D Animation, bạn sẽ phải vẽ bối cảnh, chuyển động nhân vật bằng tay. Điều này khá tốn thời gian và yêu cầu bạn phải có kỹ năng vẽ tay tuyệt đỉnh. 

Tuy vậy, với sự phát triển của công nghệ, quy trình sản xuất 2D Animation đã trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn. 

Loại Animation truyền thống này hiện vẫn được sử dụng phổ biến để xây dựng chiến lược truyền thông, sản xuất phim hoạt hình, video quảng cáo,...

2.8.2. 3D Animation

Sự xuất hiện của 3D Animation đã mở ra một trang sử mới cho ngành Animation. Từ đây, chúng ta có thể sáng tạo và phát triển bối cảnh, nhân vật từ "thực" đến "siêu thực". 

Loại hình 3D Animation yêu cầu sử dụng công nghệ kỷ xảo hậu kỳ cao cấp, chi phí sản xuất khá cao. Và thường được dùng để sản xuất phim điện ảnh, các video quảng cáo mang tính đột phá,...

loai-hinh-3d-animation.jpg

Loại hình 3D Animation yêu cầu sử dụng công nghệ kỷ xảo hậu kỳ cao cấp

2.8.3. Stop Motion Animation

Stop Motion Animation là loại hoạt hình tĩnh vật. Đây là một kỹ thuật làm phim bằng cách sáng tạo nên một chuỗi các bức ảnh minh họa cho từng chuyển động của nhân vật. Sau đó ghép chúng lại thành phim. Điểm đặc trưng của Stop Motion Animation là mặc dù mỗi khung ảnh là một động tác riêng. Nhưng khi chúng ta nối chúng lại với nhau sẽ tạo cảm giác như nhân vật đang chuyển động. 

Stop Motion Animation được sản xuất với trang thiết bị đơn giản. Trong đó, các mô hình, hình nộm có thể được sử dụng làm bối cảnh để phục vụ cho quá trình làm phim. Ưu điểm của Stop Motion Animation là tiết kiệm chi phí nhưng vẫn tạo được sức hút với khán giả.

2.8.4. Rotoscope Animation

Rotoscope Animation cũng tương tự 2D Animation. Rotoscope Animation dùng các hình vẽ các cảnh chuyển động của nhân vật, bối cảnh. Tiếp theo sẽ ghi hình nhân vật trên phim. Tiếp theo nữa là ghi hình nhân vật trên bằng hình video. Quy trình này gọi là diễn hoạt lại cảnh phim trên những lớp kính để tạo nên những thước phim Rotoscope Animation. 

Rotoscope Animation được ứng dụng nhiều trong hoạt hình, lĩnh vực truyền hình số,...

loai-hinh-Rotoscope-Animation.jpg

Rotoscope Animation được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực truyền hình số

2.8.5. Đồ họa chuyển động (Motion Graphics)

Đồ họa chuyển động Motion Graphics thiên về hướng thiết kế đồ họa. Có nghĩa là Motion Graphics không được phát triển từ Animation. Tuy nhiên, Motion Graphics lại được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo tương tự như Animation và trong ngành sản xuất hoạt hình. 

2.8.6. Typography Animation

Trong tiếng Anh Typography Animation có nghĩa là nghệ thuật chữ chuyển động. Typography Animation thường được dùng trong các đoạn giới thiệu tiêu đề cho các video thương mại, quảng cáo, thuyết trình,...

2.8.7. Claymation

Claymation là thể loại Animation được phát triển từ Stop-motion Animation. Đây là kỹ thuật sử dụng nhân vật, bối cảnh tạo hình từ đất sét. Quá trình sản xuất Claymation khá công phu. 

Các bộ phim được làm theo kỹ thuật Claymation mang phong thái tươi vui, trẻ trung, tràn đầy màu sắc. Do vậy, Claymation thường được ứng dụng để sản xuất phim hoạt hình cho trẻ em.

Claymation-duoc-phat-trien-tu-Stop-motion.jpg

Claymation là thể loại Animation được phát triển từ Stop-motion Animation

2.8.8. Cut-Out Animation

Cut-out Animation cũng là một dạng thể khác của stop-motion. Tuy nhiên, Cut-out Animation lại sử dụng nghệ thuật cắt giấy để tạo hình nhân vật. Quy trình sản xuất Cut-out Animation tương đối đơn giản hơn so stop-motion và Claymation.

3. Cơ hội nghề nghiệp từ animation 

Phần tiếp theo sau khi chúng tôi chia sẻ với bạn làm sao để học animation hiệu quả là những cơ hội nghề nghiệp từ animation. Bạn có thể tham khảo 5 hướng đi phổ biến trong ngành animation để có định hướng phát triển tối ưu trong tương lai nhé. 

3.1. Nghệ sĩ VFX (VFX Artist)

VFX Artist là người nghệ sĩ là người sử dụng kỹ xảo VFX để tạo nên những cảnh khó thực hiện hoặc những cảnh quay siêu thực so với đời thường. Nhờ có VFX Artist mà chúng ta có thể được trải nghiệm những bộ phim chiến tranh bom tấn, những bộ phim khoa học viễn tưởng sống động,... Đây là công việc dành cho các bạn có niềm đam mê sáng tạo nội dung. Hoặc yêu thích công việc kỹ thuật hậu kỳ cho phim hoạt hình, phim điện ảnh, các game hành động,...

hoc-animation-gioi-ban-co-nhieu-co-hoi-nghe-nghiep.jpg

Học giỏi animation bạn có thể trở thành nghệ sĩ VFX

3.2. Nghệ sĩ làm Rigging

Công việc của các nghệ sĩ Rigging là sử dụng loạt các khớp xương được kết nối với nhau để kiểm soát hành vi và hoạt động của nhân vật mô hình 3D. Mục tiêu là tạo hình nhân vật sao cho giống với đời thực nhất và đáp ứng được yêu cầu nghệ thuật, yêu cầu kỹ thuật của dự án. Đối tượng nhân vật của nghệ sĩ Rigging không chỉ là các nhân vật 3D mà còn là các đạo cụ, xe cộ,... 

3.3. Chuyên viên thiết kế video marketing

Bằng việc áp dụng kiến thức, kỹ năng sáng tạo animation kết hợp với kiến thức marketing, bạn sẽ thực hiện nhiệm vụ thiết kế, sản xuất nên những thức phim quảng cáo hiệu quả. Công việc này đòi hỏi tính sáng tạo cao. Bạn không chỉ am hiểu về video animation, kỹ thuật animation mà còn phải có kiến thức chuyên sâu trong ngành kinh tế, quảng cáo, marketing. 

3.4. Nhà thiết kế nhân vật

Nhà thiết kế nhân vật là công việc dành cho các bạn có kỹ thuật vẽ tốt. Đối với ngành nghề thiết kế nhân vật, công việc chính của bạn đó là thiết kế hình tượng nhân vật, bối cảnh theo yêu cầu của dự án, khách hàng,...

3.5. Đào tạo và giảng dạy

Khi “trình” học Animation của bạn đã lên đến đẳng cấp của chuyên gia. Bạn có thể mở các khóa học Animation online để tạo thu nhập. Hoặc đào tạo thế hệ kế thừa, đảm nhận công việc animation tiếp theo. 

hoc-animation-gioi-ban-co-the-tro-thanh-giang-vien.jpg

Theo học animation bạn có thể trở thành giảng viên, người đào tạo

4. Ứng dụng của Animation trong doanh nghiệp là gì?

Ứng dụng phổ thông nhất của Animation là sản xuất phim, quảng cáo, chương trình TV,... Trong thời đại công nghệ số hiện đại, Animation còn được sử dụng nhiều trên các nền tảng website doanh nghiệp. Cụ thể hơn, Animation được doanh nghiệp sử dụng với 7 mục đích sau đây.

4.1. Explainer video (Video giải thích)

Explainer video là dạng video được sản xuất với mục đích truyền tải thông tin về sản phẩm, dịch vụ, quy trình làm việc của doanh nghiệp,... thường hướng đến đối tượng mục tiêu là khách hàng, đối tác và nhà đầu tư tương lai. 

4.2. Loading page (Trang chờ tải)

Để đối trị với tính nóng vội của người dùng trong quá trình chờ tải trang, các doanh nghiệp sẽ sử dụng video animation cho hoạt động "Loading page". Doanh nghiệp thường sử dụng video Animation như một giải pháp để “làm hài lòng khách hàng”. Hoặc giải pháp giữ chân khách hàng dừng lại chờ đợi phản hồi từ website hoặc ứng dụng của doanh nghiệp.

animation-duoc-ung-dung-trong-loading-page.jpg

Animation trong doanh nghiệp được ứng dụng cho hoạt động "Loading page"

4.3. Transitions (Hiệu ứng chuyển đổi)

Hiệu ứng chuyển trang qua video Animation sẽ mang lại hiệu ứng thị giác tích cực. Giúp doanh nghiệp thu hút người dùng tương tác tốt hơn với website hoặc sản phẩm của doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những giải pháp “làm hài lòng khách hàng” được sử dụng nhiều trên website doanh nghiệp.

4.4. Micro-interaction (Tương tác nhỏ)

Micro-interaction là một khái niệm để mô tả video animation được thiết kế để tăng trải nghiệm người dùng trên website. Ví dụ điển hình nhất là tính năng kêu gọi hành động call to action, giúp doanh nghiệp tăng tỉ lệ kết nối với khách hàng tiềm năng.

4.5. Video trên mạng xã hội

Video animation trên mạng xã hội sẽ được sử dụng với nhiều mục tiêu, nhiều mục đích khác nhau. Tiêu biểu như: Tạo nội dung tương tác với người dùng, quảng bá thương hiệu, tạo video giải trí, tạo video xây dựng câu chuyện thương hiệu,... 

animation-duoc-ung-dung-trong-mang-xa-hoi.jpg

Video animation trên mạng xã hội sẽ được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau

4.6. Quảng cáo (Ads)

Đây là một trong các dạng animation được dùng nhiều nhất tại các doanh nghiệp. Hầu hết chúng ta đều đã biết về lợi thế mà video ads đã mang lại cho doanh nghiệp. Điển hình là giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng mục tiêu, tạo ấn tượng với khách hàng mục tiêu, quảng bá thương hiệu,...

4.7. Logo chuyển động

Chúng ta sẽ bị thu hút bởi những hình ảnh chuyển động hơn là những hình ảnh tĩnh. Nắm bắt được hiệu ứng tâm lý này nhiều doanh nghiệp đã tạo logo chuyển động để tăng ấn tượng và tăng khả năng nhận diện thương hiệu.

5. Kết luận

Hy vọng với các thông tin trên đây bạn đã biết làm sao để học animation hiệu quả. Từ đó, có kế hoạch cho lịch trình phát triển trong ngành sản xuất video animation của mình. Hiện tại nhu cầu, cơ hội nghề nghiệp và mức lương của người làm việc trong lĩnh vực animation khá hấp dẫn. Khi bạn phát triển đến đẳng cấp của một chuyên gia, mỗi tháng bạn có thể đạt mức thu nhập đến vài chục nghìn đô.

[Tổng số: 10 Trung bình: 2]

Tags: Animation
Trở thành hội viên