Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Cùng Con Vượt Qua Khủng Hoảng Tuổi Lên 3 (Terrible Twos)

Mình là Lan Anh, 30 tuổi, hiện đang là nhân viên marketing cho một công ty công nghệ Hàn Quốc. Công việc bận rộn và áp lực nhưng điều khiến mình lo lắng và bận tâm nhất không phải là công việc, mà chính là đứa con nhỏ của mình.

Sự Thay Đổi Thất Thường Của Con

Mình kết hôn muộn hơn so với nhiều bạn bè đồng trang lứa nên tới thời điểm hiện tại mới có một bé. Lúc mới 1-2 tuổi, con rất ngoan, đáng yêu và nghe lời mẹ. Việc ăn uống cũng rất dễ dàng, mình cho gì là con ăn đấy. Tuy nhiên, tới khi lên 3 thì con thay đổi rất nhiều từ tính cách, hành vi tới thói quen ăn uống.

Trước đây, bé ăn ngủ rất đúng giờ, theo lịch sinh hoạt của gia đình. Tuy nhiên, khoảng 5 tháng trở lại đây con thường xuyên thức khuya tới 2-3h sáng mới chịu ngủ, buổi sáng thì hay bỏ bữa, không chịu ăn. Nếu bố mẹ ép con ăn thì bé sẽ la khóc và ăn vạ. Những món ăn con thích lúc trước như thịt bò, cá và rau xanh giờ con lại rất ghét. Mình đã cố gắng đổi phương pháp nấu nhưng bé vẫn không chịu ăn. 

Thậm chí, có lúc con còn ném bát và vứt đồ ăn lung tung khiến mình rất tức giận. Có lần, con không chịu nghe lời nên mình đã đánh. Ban đầu mình chỉ định đánh dọa thôi nhưng lại khiến con sợ hãi khóc thét lên. Lúc đấy mình khá hoảng hốt, vừa thương con lại vừa giận.

Con mình có những thay đổi lạ

Con mình có những thay đổi lạ

Con mình luôn được họ hàng và hàng xóm yêu quý vì ngoan ngoãn và hòa đồng. Tuy nhiên, dạo gần đây bé có biểu hiện sợ người lạ, không muốn người khác đụng chạm vào mình trừ bố mẹ. Thậm chí, trong lúc chơi cùng các bé khác con còn tranh đồ chơi của các bạn và ra một góc chơi một mình chứ không muốn chơi cùng ai. Mình và chồng rất lo lắng, bọn mình đã nghĩ con bị tự kỷ nên đã đưa con đi khám. Kết quả là con hoàn toàn khỏe mạnh, không mắc chứng tự kỷ hay bất kỳ bệnh tâm thần nào liên quan.

Tuy nhiên, bác sĩ lại dặn vợ chồng mình cần chú ý và yêu thương con nhiều hơn vì giai đoạn này bé có thể đang mắc phải hội chứng khủng hoảng tuổi lên 3, hay còn gọi là "terrible twos". Mặc dù không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng có thể ảnh hưởng tới cuộc sống và sự phát triển của con.

Hành Trình Đồng Hành Cùng Con Vượt Qua Khủng Hoảng Tuổi Lên 3

Từ lần đưa con đi khám, mình đã lên mạng tìm rất nhiều tài liệu về khủng hoảng tuổi lên 3. Và mình nhận ra rằng muốn đồng hành cùng con vượt qua giai đoạn này thì mình cần phải bồi dưỡng kiến thức về nuôi dạy con. Vì rất bận rộn công việc và chăm sóc gia đình nên mình quyết định đăng ký khóa học online. 

Thông qua sự giới thiệu của các chị em đồng nghiệp, mình biết tới khóa học “Bí quyết nuôi dạy con ngoan, khoẻ và thông tuệ” của Đào Duy Văn. Nhờ khóa học này, mình hiểu được rằng muốn đồng hành cùng con mình phải dùng tình yêu thương chân thành và sự kiên nhẫn vô điều kiện.

Quan trọng nhất là thầy Văn đã chia sẻ tới mình cách để giúp tâm an, hạn chế cơn nóng giận và làm chủ cảm xúc. Thầy bảo đây chính là chìa khóa quan trọng nhất mà mỗi người cha người mẹ cần có. Muốn dạy con thì trước hết bạn phải “dạy” được chính bản thân mình. Khi con phạm sai lầm, thay vì chỉ trích và mắng con thì việc của mình là cần bình tĩnh để tìm ra nguyên nhân dẫn tới cái sai của con. Sau đó, mình cần nhẹ nhàng phân tích cho con hiểu và kèm theo đó là sự cam kết để tránh tình trạng con lặp lại lỗi sai tương tự.

Bên cạnh khóa học, thầy Văn còn lập nhóm chat riêng để học viên cùng trao đổi kiến thức nuôi dạy con cái. Tại đây, mình đã gặp Hoài, bà mẹ của 2 cô con gái 3 tuổi và 8 tuổi. Qua nói chuyện, mình biết được rằng em đã và đang cùng con trải qua khủng hoảng tuổi lên 3. 

Hai chị em đã trao đổi rất nhiều điều và mình đã nhận được nhiều lời khuyên hữu ích từ em. Kết hợp cả kiến thức mà thầy Văn dạy và những lời khuyên của Hoài, mình bắt đầu hành trình đồng hành cùng con vượt qua khủng hoảng.

Mình muốn cùng con vượt qua khủng khoảng

Mình muốn cùng con vượt qua khủng khoảng

Những Tín Hiệu Tích Cực Đầu Tiên

Đã 8 tháng trôi qua kể từ lúc mình học khóa “Bí quyết nuôi dạy con ngoan, khoẻ và thông tuệ”. Đó cũng là khoảng thời gian mình cùng con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3. Nhờ sự giúp đỡ của chồng và người thân, cũng như những lời khuyên từ Hoài và nhiều chị em học viên khác trong lớp, bản thân mình đã bớt nóng giận và yêu thương con nhiều hơn.

Có lẽ cảm nhận được sự thay đổi của mẹ mà bé con của mình cũng bớt nghịch ngợm hơn. Con không còn quá nhạy cảm nữa, cũng không còn sợ người lạ nữa. Điều đó khiến mình cảm thấy rất hạnh phúc dù mình biết chặng đường đồng hành cùng con còn rất dài. Bé không chỉ ăn uống tốt hơn mà còn bắt đầu giao tiếp lại với mọi người xung quanh một cách tự tin hơn. Con cũng không còn tranh giành đồ chơi với các bạn, thay vào đó, bé bắt đầu chia sẻ và chơi đùa cùng các bạn một cách vui vẻ hơn.

Đặc biệt, mình nhận ra rằng con rất cần sự an ủi và kiên nhẫn từ bố mẹ. Những lúc bé khóc hay tỏ ra bướng bỉnh, mình không còn la mắng hay dọa nạt con nữa. Thay vào đó, mình ngồi xuống, lắng nghe và cố gắng hiểu điều con muốn nói. Dần dần, con bắt đầu mở lòng hơn, bớt những cơn giận dỗi không kiểm soát và trở nên dễ bảo hơn.

Những tín hiệu tích cực đầu tiên

Những tín hiệu tích cực đầu tiên

Kết Luận

Nhìn lại chặng đường đã qua, mình thực sự biết ơn vì đã quyết định tham gia khóa học “Bí quyết nuôi dạy con ngoan, khoẻ và thông tuệ” của thầy Đào Duy Văn. Nhờ khóa học này, mình không chỉ hiểu rõ hơn về tâm lý và sự phát triển của con, mà còn học được cách kiên nhẫn, yêu thương và đồng hành cùng con trong từng bước đi của cuộc đời. Mình biết rằng, hành trình nuôi dạy con không bao giờ là dễ dàng, nhưng với tình yêu và sự kiên nhẫn, mình tin rằng mình có thể cùng con vượt qua mọi khó khăn, giúp con trưởng thành và phát triển một cách toàn diện.

[Tổng số: 0 Trung bình: 0]

Tags:
Tác giả
Đội ngũ Unica Chuyên gia
Unica - Hệ thống đào tạo trực tuyến, được vận hành bởi iNET Academy - học viện Internet Marketing với hơn 100.000 học viên. Cổng kết nối Chuyên gia với Học viên trên các lĩnh vực, đề tài hấp dẫn: K...