Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Cổ đông sáng lập là gì? Vai trò và quyền lợi đặc biệt của họ

12/07/2025 18

Cổ đông sáng lập là thuật ngữ quen thuộc thường xuất hiện trong các công ty cổ phần để chỉ những người đang nắm giữ ít nhất 3 cổ phần trở lên. Mặc dù tương đối quen thuộc nhưng thực tế không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm cổ đông sáng lập là gì? Họ có những quyền lợi như thế nào? Cùng Unica tham khảo nội dung bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về vị trí này nhé.

Cổ đông sáng lập là gì?

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cổ đông sáng lập là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu ít nhất 01 cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập được nộp cho Phòng Đăng ký kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập công ty cổ phần.

Cổ đông sáng lập là gì?

Cổ đông sáng lập là gì?

Ngoài điều kiện sở hữu cổ phần và ký tên trong danh sách, theo quy định tại khoản 2 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 cổ đông sáng lập còn có nghĩa vụ góp vốn, cụ thể: Phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi thành lập công ty. Điều này có nghĩa là cổ đông sáng lập không có quyền sở hữu cổ phần phổ thông mà còn có nghĩa vụ phải mua cổ phần phổ thông tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.

Mỗi một doanh nghiệp cần phải có ít nhất 3 cổ đông sáng lập, ngoại trừ công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH hoặc công ty được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác.

Điều kiện để trở thành một cổ đông sáng lập là gì?

Theo quy định tại Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 và hướng dẫn liên quan, để trở thành cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần, cá nhân hoặc tổ chức cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông trong công ty tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp.

  • Ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập, danh sách này được nộp cho Phòng Đăng ký kinh doanh khi làm thủ tục thành lập doanh nghiệp.

  • Cùng các cổ đông sáng lập khác đăng ký mua tối thiểu 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký thành lập công ty.

  • Ngoài ra, cổ đông sáng lập còn bị ràng buộc bởi một số quy định về hạn chế chuyển nhượng cổ phần trong vòng 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ khi chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác hoặc được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Điều kiện để trở thành cổ đông sáng lập công ty cổ phần

Điều kiện để trở thành cổ đông sáng lập công ty cổ phần

Quyền và nghĩa vụ của cổ đông sáng lập công ty cổ phần

Là những người đặt nền móng cho sự hình thành của công ty cổ phần, cổ đông sáng lập không chỉ nắm giữ vai trò quan trọng mà còn có các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, quyền và nghĩa vụ của cổ đông sáng lập được quy định rõ ràng như sau:

Quyền của cổ đông sáng lập

Cổ đông sáng lập được hưởng đầy đủ quyền của cổ đông phổ thông theo quy định tại Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020, bao gồm: tham dự và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông, nhận cổ tức, được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán,... Tuy nhiên, cổ đông sáng lập sẽ bị giới hạn quyền chuyển nhượng cổ phần phổ thông trong 03 năm đầu kể từ ngày thành lập công ty, cụ thể:

  • Chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho cổ đông sáng lập khác.

  • Muốn chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập thì phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Các hạn chế trên không áp dụng đối với:

  • Cổ phần phổ thông mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.

  • Cổ phần đã được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập.

Nghĩa vụ của cổ đông sáng lập

Theo Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông sáng lập có đầy đủ nghĩa vụ của cổ đông phổ thông, bao gồm:

  • Thanh toán đầy đủ và đúng hạn số cổ phần đã cam kết mua khi thành lập công ty.

  • Không được rút vốn đã góp dưới bất kỳ hình thức nào, trừ khi công ty hoặc người khác mua lại số cổ phần đó. Nếu tự ý rút vốn trái phép, cổ đông sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn đã rút và thiệt hại gây ra.

  • Tuân thủ Điều lệ và quy chế quản lý nội bộ của công ty.

  • Chấp hành các nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị.

  • Bảo mật thông tin do công ty cung cấp và chỉ được sử dụng thông tin để thực hiện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình; nghiêm cấm sao chép, phát tán thông tin cho tổ chức/cá nhân khác.

  • Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

Quyền và nghĩa vụ của cổ đông sáng lập công ty cổ phần

Quyền và nghĩa vụ của cổ đông sáng lập công ty cổ phần

Cổ đông sáng lập có được chuyển nhượng cổ phần không?

Việc cổ đông sáng lập có được chuyển nhượng cổ phần hay không còn phụ thuộc vào loại cổ phần mà họ đang sở hữu và thời điểm thực hiện chuyển nhượng. Cụ thể:

Trường hợp 1: Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập trong 3 năm đầu kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020:

  • Trong vòng 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập chỉ được tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho cổ đông sáng lập khác.

  • Nếu muốn chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập, cần phải có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Đáng lưu ý, cổ đông sáng lập muốn chuyển nhượng sẽ không được quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng của chính mình.

Lưu ý: Các hạn chế nêu trên không áp dụng đối với cổ phần phổ thông mà cổ đông sáng lập có được sau khi đăng ký kinh doanh. Cổ phần phổ thông đã được chuyển nhượng cho người không phải cổ đông sáng lập.

Trường hợp 2: Cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập

Theo khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020:

  • Cổ đông sáng lập được sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết (chỉ áp dụng với tổ chức được Chính phủ ủy quyền hoặc cổ đông sáng lập).

  • Không được chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết cho bất kỳ ai, trừ trường hợp chuyển nhượng theo: Bản án/quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Hoặc thừa kế theo quy định pháp luật.

Kết luận

Cổ đông sáng lập là những cá nhân hoặc tổ chức có vai trò quan trọng ngay từ thời điểm thành lập công ty cổ phần. Việc hiểu rõ cổ đông sáng lập là gì cũng như các điều kiện, quyền và nghĩa vụ đi kèm sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động minh bạch, tuân thủ đúng quy định pháp luật và đảm bảo lợi ích cho tất cả các bên liên quan trong quá trình vận hành và phát triển lâu dài.

0/5 - (0 bình chọn)