Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Hướng dẫn cách đọc tiếng Trung chuẩn người bản xứ cho người mới

Nội dung được viết bởi ThanhMaihsk

Cách đọc trong tiếng Trung là nền tảng giúp bạn giao tiếp hiệu quả và tránh những lỗi phát âm phổ biến. Để đạt được điều này, bạn cần nắm vững cách phát âm các nguyên âm, phụ âm, thanh điệu cùng những quy tắc quan trọng. Sau đây, Unica sẽ hướng dẫn chi tiết cách đọc tiếng Trung dành cho người mới, giúp bạn tự tin hơn trong quá trình học tập. Cùng tìm hiểu ngay.

Hướng dẫn cách đọc, cách phát âm tiếng Trung chuẩn

Nguyên âm (Vận mẫu) trong tiếng trung

Hệ thống ngữ âm trong tiếng Trung bao gồm 36 nguyên âm, chia thành các nhóm sau:

  • 6 nguyên âm đơn.

  • 13 nguyên âm kép.

  • 16 nguyên âm mũi.

  • 1 nguyên âm uốn lưỡi.

Nguyên âm Đơn trong tiếng trung

Đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu cách phát âm của các nguyên âm đơn trong tiếng Trung:

  • a – Miệng mở rộng, lưỡi hạ thấp. Đây là nguyên âm dài, không tròn môi. Âm thanh phát ra tương tự chữ "a" trong tiếng Việt.

  • o – Lưỡi thu về sau, gốc lưỡi nâng cao, hai môi tròn và hơi nhô ra. Đây là nguyên âm dài, tròn môi, phát âm tương tự "ô" trong tiếng Việt.

  • e – Lưỡi rút về sau, gốc lưỡi nâng cao, miệng mở vừa phải. Đây là nguyên âm dài, không tròn môi, có âm thanh gần giống "ơ" hoặc "ưa" trong tiếng Việt.

  • i – Đầu lưỡi chạm nhẹ răng dưới, mặt lưỡi nâng sát ngạc cứng, môi giãn sang hai bên. Đây là nguyên âm dài, không tròn môi, phát âm giống "i" trong tiếng Việt.

  • u – Gốc lưỡi nâng cao, lưỡi thu về sau, hai môi tròn và hơi nhô ra phía trước. Đây là nguyên âm dài, tròn môi, có cách phát âm gần giống "u" trong tiếng Việt.

  • ü – Đầu lưỡi giữ nguyên vị trí chạm răng dưới, mặt lưỡi nâng lên sát ngạc cứng, môi tròn và hơi nhô ra trước. Đây là nguyên âm dài, tròn môi, phát âm gần giống "uy" trong tiếng Việt.

cách phát âm tiếng trung cơ bản - nguyên âm đơn 

Trong tiếng Trung có tất cả 6 nguyên âm đơn 

Nguyên âm Kép trong tiếng trung

  • ai – Phát âm "a" trước, sau đó dần chuyển sang "i". Âm thanh tương tự "ai" trong tiếng Việt.

  • ei – Bắt đầu với âm "e", rồi nhanh chóng chuyển sang "i". Cách phát âm giống "ây" trong tiếng Việt.

  • ao – Phát âm "a" trước rồi chuyển sang "o". Âm thanh tương đương "ao" trong tiếng Việt.

  • ou – Phát âm "o" trước, sau đó chuyển sang "u". Âm thanh tương tự "âu" trong tiếng Việt.

  • ia – Phát âm "i" trước, rồi nhanh chóng chuyển sang "a". Trong tiếng Việt không có âm tương đương nhưng gần giống "ia".

  • ie – Bắt đầu bằng "i", sau đó chuyển nhanh sang "e". Phát âm giống "ia" trong tiếng Việt.

  • ua – Phát âm "u" trước, sau đó chuyển sang "a". Âm thanh gần giống "oa" trong tiếng Việt.

  • uo – Phát âm "u" trước rồi chuyển sang "o". Phát âm gần giống "ua" trong tiếng Việt.

  • üe – Phát âm "ü" trước, sau đó chuyển sang "e". Phát âm tương tự "uê" trong tiếng Việt.

  • iao – Phát âm "i" trước rồi nhanh chóng chuyển sang "ao". Âm thanh tương đương "eo" trong tiếng Việt.

  • iou – Bắt đầu với "i", sau đó chuyển sang "ou". Âm thanh gần giống "yêu" trong tiếng Việt.

  • uai – Phát âm "u" trước, sau đó chuyển sang "ai". Cách phát âm tương tự "oai" trong tiếng Việt.

  • uei – Phát âm "u" trước, sau đó nhanh chóng chuyển sang "ei". Âm thanh gần giống "uây" trong tiếng Việt.

cách phát âm tiếng hoa về nguyên âm kép

Trong tiếng Trung có 13 nguyên âm ghép, được ghép từ các nguyên âm đơn

Nguyên âm Er trong tiếng trung

  • er – Bắt đầu với âm "e", sau đó lưỡi cuốn lên dần. Đây là nguyên âm đặc biệt, không kết hợp với các nguyên âm hoặc phụ âm khác để tạo thành âm tiết.

phát âm nguyên âm er trong tiếng Trung

Nguyên âm er trong tiếng Trung là nguyên âm đặc biệt không kết hợp với các nguyên âm hay phụ âm khác

Nguyên âm Mũi trong tiếng trung

  • an – Phát âm "a" trước, sau đó kết hợp với âm "n". Âm thanh tương tự "an" trong tiếng Việt.

  • en – Phát âm "e" trước, rồi chuyển sang "n". Âm thanh gần giống "ân" trong tiếng Việt.

  • in – Phát âm "i" trước, sau đó chuyển sang "n". Âm thanh tương đương "in" trong tiếng Việt.

  • ün – Phát âm "ü" trước, sau đó chuyển sang "n". Âm thanh gần giống "uyn" trong tiếng Việt.

  • ian – Phát âm "i" trước, sau đó chuyển sang "an". Âm thanh tương đương "iên" trong tiếng Việt.

  • uan – Phát âm "u" trước, rồi chuyển sang "an". Âm thanh gần giống "oan" trong tiếng Việt.

  • üan – Phát âm "ü" trước, sau đó kết hợp với "an". Phát âm gần giống "oen" trong tiếng Việt.

  • uen (un) – Phát âm "u" trước, sau đó thêm "en". Phát âm tương đương "uân" trong tiếng Việt.

  • ang – Phát âm "a" trước, sau đó kết hợp "ng". Âm thanh tương tự "ang" trong tiếng Việt.

  • eng – Phát âm "e" trước, rồi thêm "ng". Âm thanh gần giống "âng" trong tiếng Việt.

  • ing – Phát âm "i" trước, sau đó kết hợp "ng". Phát âm tương đương "inh" trong tiếng Việt.

  • ong – Phát âm "o" trước, sau đó kết hợp "ng". Âm thanh gần giống "ung" trong tiếng Việt.

  • iong – Phát âm "i" trước, sau đó kết hợp với "ung". Phát âm gần giống "ung" trong tiếng Việt.

  • uang – Phát âm "u" trước, sau đó kết hợp với "ang". Âm thanh gần giống "oang" trong tiếng Việt.

  • ueng – Phát âm "u" trước, sau đó kết hợp với "eng". Phát âm tương tự "uâng" trong tiếng Việt.

đọc nguyên âm mũi trong tiếng Trung chuẩn nhất

Các nguyên âm mũi trong tiếng Trung

Nguyên âm Ng trong tiếng trung

  • Cách phát âm: Gốc lưỡi nâng cao, chạm nhẹ vào ngạc mềm, phần lưỡi con hạ xuống, không khí đi qua khoang mũi để tạo âm thanh. Cách phát âm này tương tự "ng" trong tiếng Việt. Trong tiếng Trung, âm "ng" chỉ có thể đứng ở cuối âm tiết và không thể đứng ở đầu như trong tiếng Việt.

âm ng  trong tiếng trung phát âm tương đối khó

Trong tiếng Trung, âm “ng” có thể đứng cuối âm tiết, nhưng không thể đứng đầu

Cách phát âm của Phụ âm (Thanh mẫu) trong tiếng trung

Hệ thống ngữ âm tiếng Trung bao gồm 21 phụ âm, được phân thành:

  • 3 phụ âm kép.

  • 18 phụ âm đơn, trong đó có 1 phụ âm uốn lưỡi.

Dưới đây là cách phát âm chi tiết của từng phụ âm:

Nhóm phụ âm môi trong tiếng trung

  • b: Là âm môi – môi, hai môi khép lại rồi mở ra, tạo luồng hơi thoát ra từ khoang miệng. Đây là một phụ âm tắc, vô thanh, không bật hơi. Tương đương với âm "p" trong tiếng Việt.

  • p: Cách phát âm giống âm "b" nhưng có bật hơi. Tiếng Việt không có âm tương ứng.

  • m: Là âm mũi, hữu thanh, phát ra khi hai môi chạm nhau và luồng hơi thoát qua mũi. Tương tự với "m" trong tiếng Việt.

  • f: Là âm môi – răng, môi dưới tiếp xúc nhẹ với răng trên, luồng hơi thoát qua kẽ hở. Đây là một âm xát, vô thanh, phát âm gần giống "ph" trong tiếng Việt.

Học đọc 4 phụ âm môi chuẩn tiếng trung

Phụ âm môi là một nhóm bao gồm 4 phụ âm

Nhóm phụ âm đầu lưỡi trong tiếng trung

  • d: Đầu lưỡi chạm vào lợi trên rồi hạ xuống, không bật hơi. Đây là âm tắc, vô thanh, gần giống "t" trong tiếng Việt.

  • t: Cách phát âm giống "d" nhưng có bật hơi, tương tự "th" trong tiếng Việt.

  • n: Đầu lưỡi chạm vào lợi trên, hơi thoát qua mũi, là một âm mũi, hữu thanh. Giống với "n" trong tiếng Việt.

  • l: Luồng hơi thoát ra từ hai bên lưỡi, là một âm biên, hữu thanh, tương tự "l" trong tiếng Việt.

Nhóm phụ âm đầu lưỡi bao gồm d, t, n, l và cách đọc

Nhóm phụ âm đầu lưỡi bao gồm d, t, n, l

Nhóm phụ âm gốc lưỡi trong tiếng trung

  • g: Gốc lưỡi áp vào ngạc mềm rồi tách ra, không bật hơi. Đây là một âm tắc, vô thanh, gần giống "c" hoặc "k" trong tiếng Việt.

  • k: Cách phát âm giống "g" nhưng có bật hơi, tương tự "kh" trong tiếng Việt.

  • h: Gốc lưỡi nâng cao nhưng không chạm vào ngạc mềm, hơi thoát ra từ giữa khoang miệng. Đây là một âm xát, vô thanh, giống "h" trong tiếng Việt.

Nhóm phụ âm gốc lưỡi bao gồm g, k, h và cách đọc

Nhóm phụ âm gốc lưỡi bao gồm g, k, h

Nhóm phụ âm mặt lưỡi trong tiếng trung

  • j: Mặt lưỡi áp nhẹ vào ngạc cứng rồi tách ra, không bật hơi. Đây là một âm bán tắc, vô thanh, gần giống "ch" trong tiếng Việt.

  • q: Cách phát âm giống "j" nhưng có bật hơi, gần giống âm "sch" trong tiếng Đức hoặc "sờ chờ" trong tiếng Việt.

  • x: Mặt lưỡi nâng cao sát ngạc cứng, hơi thoát ra từ giữa. Đây là một âm xát, vô thanh, tương đương "x" trong tiếng Việt.

đọc phụ âm mặt lưỡi bằng cách áp nhẹ vào ngạc cứng rồi tách ra để phát âm

Nhóm phụ âm mặt lưỡi bao gồm những âm sẽ áp nhẹ vào ngạc cứng rồi tách ra để phát âm

Nhóm phụ âm đầu lưỡi trước trong tiếng trung

  • z: Đầu lưỡi áp vào lợi trên rồi tách nhẹ, hơi thoát ra. Đây là một âm bán tắc, vô thanh, không bật hơi, gần giống "ch" trong tiếng Việt.

  • c: Cách phát âm giống "z" nhưng có bật hơi, tương tự âm "x" ở một số vùng miền tại Việt Nam.

  • s: Đầu lưỡi nâng sát lợi trên, hơi thoát qua khe hẹp. Đây là một âm xát, vô thanh, gần giống "x" trong tiếng Việt.

  • r: Đầu lưỡi nâng sát ngạc cứng trước, hơi thoát ra theo một khe hẹp. Đây là một âm xát, hữu thanh, phải uốn lưỡi khi phát âm. Tương tự "r" trong tiếng Việt.

đặt lưỡi áp vào hoặc sát lợi để phát âm nhóm phụ âm đầu lưỡi trước

Nhóm phụ âm đầu lưỡi trước thường có cách phát âm bằng cách đặt lưỡi áp vào hoặc sát lợi để phát âm

Nhóm phụ âm đầu lưỡi sau (Phụ âm kép) trong tiếng trung

  • zh: Đầu lưỡi áp vào ngạc cứng trước, rồi tách nhẹ, hơi thoát ra từ khoang miệng. Đây là một âm bán tắc, vô thanh, không bật hơi, phát âm cần uốn lưỡi, gần giống "tr" trong tiếng Việt.

  • ch: Cách phát âm giống "zh" nhưng có bật hơi. Đọc gần giống "xờ chờ" trong tiếng Việt.

  • sh: Đầu lưỡi áp vào ngạc cứng trước, hơi thoát ra từ khe hẹp. Đây là một âm xát, vô thanh, cần uốn lưỡi khi phát âm, gần giống "s" trong tiếng Việt.

Phụ âm đầu lưỡi sau có phần na ná tiếng việt

Nhóm phụ âm đầu lưỡi sau chính là các phụ âm kép trong tiếng Trung

Cách đọc thanh điệu tiếng Trung 

Trong hệ thống ngữ âm tiếng Trung, có bốn thanh điệu chính giúp phân biệt ý nghĩa của từ. Việc phát âm đúng các thanh điệu này là yếu tố quan trọng để giao tiếp chính xác.

Các thanh điệu trong tiếng Trung được biểu diễn bằng các ký hiệu đặc trưng:

  • Thanh 1 ( ˉ ): Phát âm ở cao độ ổn định, không lên không xuống, tương tự như khi đọc một từ không dấu trong tiếng Việt. Ví dụ: bā (/bā/).

  • Thanh 2 ( ˊ ): Bắt đầu từ trung bình và lên cao, giống với thanh hỏi trong tiếng Việt. Ví dụ: bá (/bá/).

  • Thanh 3 ( ˇ ): Bắt đầu từ mức thấp, hạ xuống thấp nhất rồi nâng lên trung bình. Thanh này có nét giống với thanh huyền nhưng có thêm độ luyến. Ví dụ: bǎ (/bǎ/).

  • Thanh 4 ( ˋ ): Hạ xuống mạnh từ mức cao xuống thấp nhất, tương tự với thanh sắc trong tiếng Việt. Ví dụ: bà (/bà/).

Ngoài bốn thanh điệu chính, tiếng Trung còn có khinh thanh, không được ký hiệu bằng dấu thanh điệu. Khinh thanh có đặc điểm đọc nhẹ, ngắn và không nhấn mạnh, tránh nhầm lẫn với thanh 1. Ví dụ, trong từ bàba (爸爸 – bố), âm ba thứ hai được đọc với khinh thanh: bàba (/bàba/).

Cách đọc thanh điệu trong tiếng Trung được thể hiện qua sơ đồ sau

Cách đọc thanh điệu trong tiếng Trung được thể hiện qua sơ đồ sau

10 quy tắc vàng khi đọc tiếng Trung 

Việc phát âm chuẩn xác là yếu tố then chốt trong quá trình học tiếng Trung. Dưới đây là 10 quy tắc quan trọng giúp bạn nắm vững cách phát âm đúng.

Quy tắc biến đổi của i, u, ü khi đứng độc lập

Khi các nguyên âm i, u, ü đứng một mình và trở thành âm tiết độc lập, chúng sẽ được phiên âm như sau:

  • i → yi

  • u → wu

  • ü → yu

Ví dụ:

  • Chữ 一 (số một) có phiên âm yī.

  • Chữ 五 (số năm) có phiên âm wǔ.

nguyên âm i, u, ü đứng một mình sẽ được phát âm là yi, wu, yu

Khi các nguyên âm i, u, ü đứng một mình sẽ được phát âm là yi, wu, yu

Quy tắc biến điệu của thanh 3 khi đứng liền nhau

Nếu hai âm tiết mang thanh 3 đứng cạnh nhau, thì âm tiết đầu sẽ đọc thành thanh 2, nhưng phiên âm vẫn giữ nguyên. Ví dụ: 你好 nǐ hǎo sẽ được đọc thành ní hǎo.

Nếu có ba âm tiết cùng mang thanh 3, hai âm đầu sẽ đọc thành thanh 2 hoặc có thể chia cụm theo từng nhóm từ có nghĩa. Ví dụ: 我很好 wǒ hěn hǎo có thể đọc thành wǒ hén hǎo hoặc wó hén hǎo.

Nếu có bốn âm tiết mang thanh 3, thì âm đầu và âm thứ ba sẽ đọc thành thanh 2. Ví dụ: 我也很好 wǒ yě hěn hǎo sẽ được đọc là wó yě hén hǎo.

Quy tắc biến âm của thanh 3 khi đứng liền nhau

Quy tắc biến âm của thanh 3 khi đứng liền nhau

Quy tắc nửa thanh 3

Khi một âm tiết có thanh 3 đứng trước các âm tiết mang thanh 1, 2, 4, ta chỉ đọc nửa thanh 3 (tương tự như thanh hỏi trong tiếng Việt).

Ví dụ: 很高 hěn gāo sẽ đọc thành hẻn gāo.

Quy tắc biến âm nửa thanh 3 trong tiếng Trung

Quy tắc biến âm nửa thanh 3 trong tiếng Trung

Quy tắc thay đổi cách phiên âm khi có nguyên âm i, ü, u đứng đầu

Nếu một vận mẫu bắt đầu bằng i, ü, u, khi ghép với phụ âm, ta sẽ thay đổi cách phiên âm như sau:

  • i → y → Ví dụ: ia → ya, iou → you, iang → yang

  • ü → yu → Ví dụ: üe → yue, üan → yuan

  • u → w → Ví dụ: uo → wo, uan → wan

Lưu ý:

  • in → yin

  • ing → ying

Quy tắc biến âm khi có nguyên âm i, ü, u đứng đầu 

Quy tắc biến âm khi có nguyên âm i, ü, u đứng đầu 

Quy tắc giản lược trong vận mẫu "iou, uei, uen"

Khi ba vận mẫu iou, uei, uen kết hợp với phụ âm đầu, ta lược bỏ o, e ở giữa nhưng cách đọc không thay đổi.

Ví dụ:

  • j + iou → jiu

  • d + uei → dui

  • g + uen → gun

Quy tắc biến âm giản lược đối với vận mẫu iou, uei, uen 

Quy tắc biến âm giản lược đối với vận mẫu iou, uei, uen 

Quy tắc bỏ dấu chấm trên ü khi đi với j, q, x

Nếu nguyên âm ü đi sau các phụ âm j, q, x, ta bỏ hai dấu chấm phía trên và viết thành u. Tuy nhiên, khi kết hợp với n, l, dấu chấm vẫn được giữ nguyên.

Ví dụ:

  • j + üe → jue

  • x + üe → xue

  • l + ü → lü

Quy tắc này khi đi với l, n thì vẫn giữ nguyên dấu trên nguyên âm ü

Quy tắc này khi đi với l, n thì vẫn giữ nguyên dấu trên nguyên âm ü

Quy tắc phát âm i thành "ư" khi đi với z, c, s, zh, ch, sh, r

Nếu vận mẫu i đi sau các phụ âm z, c, s, zh, ch, sh, r, thì sẽ phát âm thành ư.

Ví dụ:

  • (sì) → đọc gần như

  • (chī) → phát âm gần như chư

Sau các phụ âm z, c, s, zh, ch, sh, r, thì I sẽ phát âm thành ư.

Sau các phụ âm z, c, s, zh, ch, sh, r, thì I sẽ phát âm thành ư

Quy tắc biến điệu của 不 (bù)

Từ 不 (bù) mang ý nghĩa phủ định sẽ thay đổi thanh điệu khi đứng trước một từ có thanh 4.

  • Nếu từ sau mang thanh 4, bù sẽ đổi thành bú.

  • Các trường hợp còn lại giữ nguyên.

Ví dụ:

  • 不爱 (bù ài) → đọc thành bú ài (không yêu)

  • 不买 (bù mǎi) → vẫn đọc là bù mǎi (không mua)

Quy tắc biến âm của 不 (bù) nếu đứng trước một từ có thanh 4

Quy tắc biến âm của 不 (bù) nếu đứng trước một từ có thanh 4

Quy tắc biến điệu của 一 (yī)

Từ 一 (yī) có cách đọc thay đổi tùy vào thanh điệu của âm tiết đứng sau nó:

  • Nếu từ sau có thanh 4, yī sẽ đọc thành yí.

  • Nếu từ sau có thanh 1, 2, 3, yī sẽ đọc thành yì.

Ví dụ:

  • 一共 (yīgòng) → đọc thành yí gòng (tổng cộng)

  • 一样 (yīyàng) → đọc thành yí yàng (giống nhau)

  • (yītiān) → đọc thành yì tiān (một ngày)

Quy tắc biến điệu của 一 (yī) phát âm theo 2 trường hợp khác nhau

Quy tắc biến điệu của 一 (yī) phát âm theo 2 trường hợp khác nhau

Quy tắc phát âm vận mẫu "o"

  • Khi đứng một mình, vận mẫu o sẽ đọc giống ô trong tiếng Việt.

  • Khi đứng sau các phụ âm b, p, m, f nó sẽ phát âm gần giống với ua.

Ví dụ: bo sẽ phát âm gần giống "pua" trong tiếng Việt.

Quy tắc phát âm với vận mẫu “o” được chia làm hai trường hợp

Quy tắc phát âm với vận mẫu “o” được chia làm hai trường hợp

Kết luận

Cách đọc tiếng Trung là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn thành thạo tiếng Trung hơn. Luyện tập đúng phương pháp sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể cách đọc tiếng Trung, giúp giao tiếp lưu loát và tự nhiên hơn. Hãy kiên trì thực hành mỗi ngày để đạt kết quả tốt nhất và sớm làm chủ ngôn ngữ này.

Trở thành hội viên
0/5 - (1 bình chọn)