Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

MBTI là gì? Tổng hợp các tính cách MBTI có thể bạn chưa biết

Khi nói đến tính cách, mọi người thường hay sử dụng thuật ngữ MBTI. MBTI nổi lên như một công cụ giúp mỗi người khám phá tính cách cá nhân của mình. Không chỉ phổ biến với giới trẻ muốn khám phá bản thân, MBTI còn là công cụ không thể thiếu của các nhà quản lý, chuyên viên tuyển dụng trong việc chọn lọc và phát triển nhân sự. Để hiểu cụ thể MBTI là gì? Các nhóm tính cách đặc trưng của MBTI như thế nào? Mời bạn đọc khám phá nội dung bài viết sau đây để hiểu rõ nhé.

banner-mini-web-unica

MBTI là gì?

MBTI (viết tắt của Myers-Briggs Type Indicator) là công cụ phân loại tính cách con người dựa vào việc sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm. Thông qua một bộ câu hỏi trắc nghiệm, MBTI giúp xác định xu hướng hành vi, cách suy nghĩ và cách con người tương tác với thế giới xung quanh. MBTI giúp bạn hiểu rõ về bản thân, sở thích cũng như điểm mạnh, điểm yếu của mình. Đồng thời, MBTI cũng giúp bạn nhận thức được khác biệt trong cách nhìn nhận và quyết định của mỗi người, từ đó tăng cường khả năng giao tiếp và hợp tác với người khác.

MBTI là gì?

MBTI là gì?

MBTI được phát triển dựa trên học thuyết của nhà tâm lý học Carl Jung - bác sĩ tâm lý người Thụy Sĩ.  Năm 1982, MBTI được hoàn thiện bởi 2 nhà khoa học là hai nhà khoa học Katharine Cook Briggs và Isabel Briggs Myers. Hệ thống MBTI chia tính cách thành 4 cặp đối lập: Hướng ngoại (E) – Hướng nội (I), Cảm nhận (S) – Trực giác (N), Lý trí (T) – Cảm xúc (F), Nguyên tắc (J) – Linh hoạt (P). Từ sự kết hợp của 4 yếu tố này, MBTI đưa ra 16 nhóm tính cách khác nhau, mỗi nhóm mang những đặc điểm, điểm mạnh – điểm yếu riêng biệt.

MBTI được đánh giá là một công cụ vô cùng quan trọng. Nguyên lý hoạt động của nó dựa trên sự phát triển nền tảng của ngành tâm lý học nên có độ chính xác rất cao. Hiện nay, MBTI đang trở nên phổ biến với số lượng người tham gia bài test này rất đông.

Những tiêu chí dùng để đánh giá tính cách MBTI

Tiêu chí đánh giá MBTI là gì là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Theo Unica tìm hiểu được thì MBTI đánh giá tính cách dựa trên 4 cặp tiêu chí đối lập. Cụ thể đó là:

Xu hướng tự nhiên

Hướng ngoại (Extraversion) >< Hướng nội (Introversion)

Tiêu chí này thể hiện cách bạn nạp lại năng lượng. Người hướng ngoại thường lấy năng lượng từ việc giao tiếp, tương tác xã hội. Trong khi đó, người hướng nội có xu hướng tìm sự yên tĩnh, thích suy ngẫm một mình để tái tạo năng lượng.

Nhận thức về thế giới

Giác quan (Sensing) >< Trực giác (Intuition)

Tiêu chí này phản ánh cách bạn tiếp nhận thông tin. Người thuộc nhóm "Giác quan" thường tin vào dữ liệu thực tế, chi tiết cụ thể. Họ nhận thức thế giới qua các giác quan cụ thể như: mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi. Họ sắc bén với thực tế, tin vào thế giới dưới cái cách họ đang tiếp nhận qua 5 giác quan.

Ngược lại, nhóm "Trực giác" lại có xu hướng nhìn vào tổng thể, các khả năng tiềm ẩn và suy luận trừu tượng. Thế giới của những người thiên về trực giác sẽ gồm các mô hình, tưởng tượng.

Tiêu chí đánh giá tính cách MBTI

Tiêu chí đánh giá tính cách MBTI

Quyết định và lựa chọn

Lý trí (Thinking) >< Cảm xúc (Feeling)

Tiêu chí này phản ánh cách bạn ra quyết định. Người thiên về “Lý trí” sẽ ưu tiên sự logic, phân tích và tính khách quan. Họ luôn suy luận logic, đưa ra đáp án cụ thể và có cơ sở. Trong khi đó, người thiên về “Cảm xúc” thường cân nhắc yếu tố con người, giá trị cá nhân và cảm xúc, dựa vào cảm tính để đưa ra quyết định.

Cách thức hành động

Nguyên tắc (Judging) >< Linh hoạt (Perceiving)

Tiêu chí này thể hiện phong cách sống và cách bạn tổ chức công việc. Nhóm “Nguyên tắc” thích sự lên kế hoạch, rõ ràng và đưa ra cho mình lộ trình để đạt được mục tiêu. Ngược lại nhóm “Linh hoạt” lại thích ứng linh động, dễ thay đổi theo hoàn cảnh và không gò bó vào khuôn mẫu cứng nhắc nào cả.

16 Nhóm tính cách MBTI

Từ 4 tiêu chí đã chia sẻ ở trên, MBTI được phân chia ra thành 16 nhóm tính cách của con người. Cụ thể 16 nhóm tính cách này như sau:

ISTJ - Người trách nhiệm

Những người thuộc nhóm ISTJ thường rất nguyên tắc, trung thành và đáng tin cậy. Họ sống có tổ chức, coi trọng trật tự, truyền thống và luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Với lối sống thực tế và kỷ luật, họ có khả năng quản lý công việc hiệu quả và ổn định.

Nhược điểm: ISTJ có xu hướng bảo thủ, không dễ cởi mở với những thay đổi. Họ thường nghiêm túc quá mức và có thể thiếu linh hoạt trong cách giải quyết vấn đề, dẫn đến căng thẳng không cần thiết.

Nghề nghiệp phù hợp: Kế toán, Kiểm toán, Luật sư, Cảnh sát, Quân đội, Quản lý hành chính, Giáo viên.

Nhóm tính cách người trách nhiệm rất đáng tin cậy và trung thành

Nhóm tính cách người trách nhiệm rất đáng tin cậy và trung thành

ISFJ - Người bảo vệ

ISFJ là những người chu đáo, tận tâm và giàu lòng vị tha. Họ luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác, đặc biệt là những người thân thiết, và rất coi trọng trách nhiệm trong công việc cũng như cuộc sống. ISFJ thích sự ổn định, yêu hòa bình và sống thiên về cảm xúc.

Nhược điểm: Họ thường ngại thể hiện bản thân, dễ bị quá tải khi cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người. Sự dè dặt và khép kín khiến họ đôi khi bỏ lỡ những cơ hội phát triển cá nhân.

Nghề nghiệp phù hợp: Y tá, Nhân sự, Cố vấn tâm lý, Giáo viên, Thư ký, Chăm sóc khách hàng.

ENFJ - Người cho đi

ENFJ là những người lãnh đạo bẩm sinh, giàu cảm xúc và có khả năng truyền cảm hứng mạnh mẽ cho người khác. Họ thấu hiểu, quan tâm đến cảm xúc xung quanh và luôn cố gắng tạo ra môi trường tích cực, hòa hợp. ENFJ giỏi giao tiếp, định hướng tốt và thường đặt lợi ích tập thể lên hàng đầu.

Nhược điểm: Nếu ôm đồm quá nhiều hoặc đặt kỳ vọng quá cao vào người khác họ dễ bị kiệt sức và cảm thấy thất vọng. Sự hy sinh của họ đôi khi bị hiểu lầm là can thiệp quá mức.

Nghề nghiệp phù hợp: Diễn giả, Giáo viên, Quản lý nhân sự, Tư vấn, Hoạt động xã hội, Nhà tổ chức sự kiện.

ENFP - Người truyền cảm hứng

ENFP là những cá nhân tràn đầy năng lượng, sáng tạo và có tầm nhìn xa. Họ yêu thích tự do, linh hoạt và thường mang đến nguồn cảm hứng tích cực cho mọi người xung quanh. Với trí tưởng tượng phong phú, ENFP dễ dàng kết nối với người khác và tạo ra những ý tưởng đột phá.

Nhược điểm: ENFP có xu hướng thiếu kiên nhẫn với các quy trình cứng nhắc và dễ mất tập trung khi có quá nhiều lựa chọn.

Nghề nghiệp phù hợp: Marketing, Truyền thông, Sáng tạo nội dung, Huấn luyện viên, Diễn viên, Nhà tâm lý học, Doanh nhân.

ENFP là những cá nhân tràn đầy năng lượng và sáng tạo

ENFP là những cá nhân tràn đầy năng lượng và sáng tạo

ENTJ - Nhà điều hành

ENTJ là những người lãnh đạo bẩm sinh, quyết đoán và có khả năng tổ chức tuyệt vời. Họ luôn hướng đến mục tiêu, giỏi lập kế hoạch chiến lược nên họ thường giữ vai trò dẫn dắt trong các tổ chức hoặc dự án lớn. ENTJ yêu thích thử thách và luôn muốn cải tiến mọi thứ để đạt hiệu quả tối nhất.

Nhược điểm: Do quá tập trung vào mục tiêu nên đôi khi trở nên cứng nhắc hoặc thiếu kiên nhẫn với những người không theo kịp.

Nghề nghiệp phù hợp: Quản lý cấp cao, Doanh nhân, Luật sư, Kỹ sư, Cố vấn chiến lược, Chính trị gia.

ENTP - Người có tầm nhìn

ENTP là những người năng động, sáng tạo và luôn tràn đầy ý tưởng mới. Họ không ngại thách thức những giới hạn cũ, thích tranh luận để khám phá quan điểm mới và luôn tìm kiếm những cơ hội để đổi mới. ENTP có khả năng nhìn xa trông rộng, phân tích vấn đề sắc bén. Vì vậy, họ thường là người khởi xướng, người dẫn đầu trong công việc.

Nhược điểm: ENTP thường nhanh chán nản nếu mọi việc quá an toàn, lặp đi lặp lại thiếu tính thử thách.

Nghề nghiệp phù hợp: Doanh nhân, Nhà sáng tạo nội dung, Cố vấn chiến lược, Marketing, Truyền thông, Luật sư, Nhà phát triển sản phẩm.

ESFJ - Người quan tâm

ESFJ là những người sống tình cảm, giàu lòng trắc ẩn và luôn đặt lợi ích của người khác lên hàng đầu. Họ giỏi trong việc duy trì sự hòa hợp trong các mối quan hệ, đồng thời ESFI luôn là người hỗ trợ âm thầm nhưng đầy hiệu quả trong nhóm. ESFJ yêu thích sự ổn định, trung thành và rất coi trọng trách nhiệm cá nhân.

Nhược điểm: Đôi khi họ dễ bị ảnh hưởng bởi ý kiến người khác và có xu hướng an toàn quá mức để tránh xung đột.

Nghề nghiệp phù hợp: Giáo viên, Điều dưỡng, Nhân sự, Cố vấn tâm lý, Nhân viên xã hội, Quản lý dịch vụ khách hàng.

ESFJ là những người sống tình cảm, giàu lòng trắc ẩn 

ESFJ là những người sống tình cảm, giàu lòng trắc ẩn 

ESFP - Người trình diễn

ESFP là những cá nhân sống động, hào hứng và thích tận hưởng từng khoảnh khắc của cuộc sống. Họ có khả năng truyền năng lượng tích cực cho người xung quanh, giỏi giao tiếp và luôn là trung tâm của mọi cuộc vui. ESFP rèn luyện bản thân tích cực qua các trải nghiệm thực tế và luôn tìm kiếm những điều mới mẻ, thú vị.

Nhược điểm: ESFP dễ mất kiên nhẫn và nhanh chán với những công việc lặp đi lặp lại hoặc công việc quá khô khan.

Nghề nghiệp phù hợp: Diễn viên, Người dẫn chương trình, Chuyên viên tổ chức sự kiện, Nhân viên bán hàng, Hướng dẫn viên du lịch.

ESTJ - Người bảo hộ

Tính cách người ESTJ rất thực tế, nguyên tắc và rất giỏi trong việc tổ chức, quản lý. Họ yêu thích trật tự, kỷ luật và luôn hướng đến hiệu quả cao trong công việc. ESTJ thường là hình mẫu lãnh đạo truyền thống, đáng tin cậy và có trách nhiệm, luôn tuân thủ quy tắc và mong đợi điều đó ở người khác.

Nhược điểm: Nhóm tích cách này tương đối cứng nhắc và ít linh hoạt trong những tình huống cần sự thích nghi hoặc sáng tạo.

Nghề nghiệp phù hợp: Quản lý, Cảnh sát, Giám sát sản xuất, Nhân sự, Kiểm toán viên.

ESTP - Người thực thi

Tính cách người thuộc nhóm ESTP là rất năng động, táo bạo và cực kỳ linh hoạt. Họ thích hành động, yêu thích thử thách và luôn sẵn sàng lao vào giải quyết vấn đề ngay tại hiện trường. Với bản tính quyết đoán và giao tiếp tốt, ESTP thường thu hút người khác bởi sự tự tin và khả năng ứng biến nhanh nhạy.

Nhược điểm: Thiếu kiên nhẫn và không thích những công việc mang tính lặp lại hay những công việc đòi hỏi sự chi tiết.

Nghề nghiệp phù hợp: Bán hàng, Kinh doanh, Cảnh sát, Diễn viên, Huấn luyện viên thể thao.

Tính cách người thuộc nhóm ESTP là rất năng động

Tính cách người thuộc nhóm ESTP là rất năng động

INFJ - Người che chở

INFJ là nhóm tính cách hiếm nhất, đại diện cho những người sâu sắc, giàu lòng trắc ẩn và có tầm nhìn xa. Họ sống nội tâm nhưng lại rất quan tâm đến thế giới xung quanh, luôn mong muốn tạo ra sự thay đổi tích cực cho cộng đồng. INFJ thường có trực giác mạnh mẽ, khả năng thấu hiểu người khác một cách sâu sắc và hành động âm thầm để giúp đỡ mọi người.

Nhược điểm: Dễ cảm thấy kiệt sức nếu không dành đủ thời gian để phục hồi năng lượng cá nhân.

Nghề nghiệp phù hợp: Nhà tư vấn tâm lý, Nhà văn, Giáo viên, Chuyên viên xã hội, Nghệ sĩ sáng tạo.

INFP - Người lý tưởng hóa

Tính cách chính của nhóm người INFP là sống bằng cảm xúc, đầy mơ mộng và luôn hướng đến những giá trị cốt lõi của bản thân. Họ có tâm hồn nhạy cảm, thích giúp đỡ người khác và thường tìm kiếm ý nghĩa sâu sắc trong mọi việc mình làm. INFP sáng tạo, có trí tưởng tượng phong phú và thường chọn đi theo con đường riêng biệt, miễn là phù hợp với niềm tin và lý tưởng của họ.

Nhược điểm: Dễ rơi vào trạng thái mộng mơ, thiếu thực tế và hay thất vọng khi mọi thứ không như kỳ vọng. Họ cũng có xu hướng né tránh xung đột và khó ra quyết định dứt khoát.

Nghề nghiệp phù hợp: Nhà văn, Nghệ sĩ, Nhà tâm lý học, Cố vấn học đường, Nhà hoạt động xã hội.

INTJ - Nhà khoa học

INTJ là những nhóm người sở hữu bộ óc chiến lược, có tầm nhìn xa và luôn đặt ra mục tiêu lớn để chinh phục. Họ độc lập, logic, và thường xuyên phân tích mọi thứ một cách hệ thống. INTJ ít khi thể hiện cảm xúc nhưng luôn kiên định với con đường mình chọn. Họ yêu thích việc cải tiến và phát minh, không ngừng tối ưu mọi vấn đề.

Nhược điểm: Cứng đầu, ít linh hoạt trong giao tiếp và thường khó mở lòng. Dễ tỏ ra lạnh lùng và khó chịu với người không cùng tư duy logic.

Nghề nghiệp phù hợp: Nhà khoa học, Kỹ sư, Nhà chiến lược, Giám đốc điều hành, Nhà phân tích dữ liệu.

INTJ là những nhóm người sở hữu bộ óc chiến lược, có tầm nhìn xa

INTJ là những nhóm người sở hữu bộ óc chiến lược, có tầm nhìn xa

INTP - Nhà tư duy

INTP là người yêu thích tri thức và luôn tò mò về cách thế giới vận hành. Họ có tư duy logic vượt trội, thích phân tích sâu và thường đặt câu hỏi cho mọi giả định. INTP có xu hướng sống nội tâm và thường bị cuốn vào dòng suy nghĩ của chính mình. Dù không giỏi thể hiện cảm xúc, nhưng họ lại cực kỳ sáng tạo và đột phá.

Nhược điểm: Hay trì hoãn, mơ mộng và thiếu hành động thực tế. Khó tập trung lâu dài và không giỏi xử lý cảm xúc cá nhân lẫn xã hội.

Nghề nghiệp phù hợp: Nhà nghiên cứu, Lập trình viên, Nhà phát minh, Chuyên viên phân tích, Giảng viên đại học.

ISFP - Người nghệ sĩ

ISFP là những cá nhân sống đầy cảm xúc, yêu cái đẹp và thường thể hiện bản thân qua nghệ thuật hoặc hành động cụ thể. Họ nhẹ nhàng, thân thiện nhưng rất độc lập, không thích bị bó buộc vào khuôn mẫu. ISFP yêu sự yên bình, thường quan sát tinh tế và chọn cách hỗ trợ người khác một cách âm thầm.

Nhược điểm: Ngại va chạm, thiếu định hướng rõ ràng và dễ bị cảm xúc chi phối. Họ thường né tránh xung đột và sống khá khép kín.

Nghề nghiệp phù hợp: Họa sĩ, Nhiếp ảnh gia, Nhà thiết kế, Điều dưỡng, Nhạc sĩ.

ISTP - Nhà cơ học

Những người ISTP là rất thực tế, thích khám phá cách mọi thứ hoạt động thông qua việc làm hơn là nói. Họ giỏi xử lý tình huống bất ngờ, linh hoạt và độc lập trong suy nghĩ lẫn hành động. Với khả năng phân tích nhanh và kỹ năng tay nghề cao, ISTP thường giỏi trong các lĩnh vực kỹ thuật và sửa chữa.

Nhược điểm: Lạnh lùng, ít biểu lộ cảm xúc và không giỏi duy trì các mối quan hệ dài lâu. Có xu hướng rút lui khi mất hứng thú.

Nghề nghiệp phù hợp: Kỹ sư cơ khí, Kỹ thuật viên, Cảnh sát, Thợ máy, Lập trình viên.

Những người ISTP là rất thực tế, thích khám phá cách mọi thứ hoạt động

Những người ISTP là rất thực tế, thích khám phá cách mọi thứ hoạt động

Ứng dụng của MBTI trong quản trị nhân sự như thế nào?

Trong bối cảnh doanh nghiệp ngày càng chú trọng yếu tố con người, việc thấu hiểu tính cách nhân sự là rất cần thiết. MBTI được đánh giá là một công cụ hữu hiệu trong quản trị nhân sự. Vậy trong quản trị nhân sự, công cụ MBTI được ứng dụng như thế nào? Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn.

Tuyển dụng nhân sự

MBTI không chỉ là công cụ khám phá bản thân, mà còn là trợ thủ đắc lực trong quá trình tuyển dụng. Thông qua bài trắc nghiệm MBTI, nhà tuyển dụng sẽ nhận diện được rõ nét tính cách của ứng viên. Bao gồm: cách họ suy nghĩ, hành động, phản ứng trong môi trường làm việc. Bên cạnh chuyên môn, yếu tố tính cách giúp xác định xem ứng viên có hòa hợp với văn hóa doanh nghiệp và đội ngũ hiện tại hay không, từ đó đưa ra lựa chọn tuyển dụng chính xác và phù hợp hơn.

Quản lý nhân sự

Khi người quản lý hiểu rõ tính cách từng thành viên trong đội ngũ, họ không chỉ biết cách giao việc phù hợp mà còn nâng cao khả năng truyền cảm hứng và dẫn dắt. MBTI chính là chiếc công cụ quản lý nhân sự hiệu quả giúp người lãnh đạo nhìn thấu cách mỗi cá nhân phản ứng khi đối mặt với áp lực, khó khăn hoặc khi có sự thay đổi.

Bên cạnh đó, MBTI cũng là công cụ hữu hiệu trong việc hóa giải xung đột nội bộ. MBTI giúp mọi người hòa đồng, dễ dàng cảm thông và hỗ trợ nhau hơn. Doanh nghiệp từ đó xây dựng được một môi trường làm việc hài hòa, giảm va chạm, tăng hiệu quả cộng tác.

Cách đánh giá ứng viên / nhân viên qua MBTI

MBTI không chỉ là một công cụ khám phá bản thân, mà còn là “chìa khóa vàng” giúp nhà quản lý hiểu sâu hơn về con người phía sau bản CV. Thông qua kết quả phân tích MBTI, doanh nghiệp dễ dàng xác định đâu là điểm mạnh nổi bật, đâu là xu hướng hành vi tự nhiên của ứng viên hoặc nhân viên. Từ đó đưa ra đánh giá công bằng và sát với thực tế nhất.

Với nhân viên đang làm việc, MBTI giúp nhà quản trị nhận diện được tiềm năng ẩn giấu, hỗ trợ định hướng phát triển nghề nghiệp và xây dựng lộ trình thăng tiến phù hợp. Với ứng viên mới, MBTI giúp sàng lọc những cá nhân có phong cách làm việc phù hợp với văn hóa và nhu cầu của tổ chức, tăng tỷ lệ tuyển dụng thành công và giảm rủi ro nghỉ việc sớm.

Kết luận

Trên đây là tất tần tật thông tin liên quan đến MBTI là gì? Có thể nói, MBTI là công cụ rất quan trọng để mỗi người hiểu rõ bản thân cũng như hiểu rõ tính cách người khác. Với những gì mà MBTI làm được, hiện nay nó đang dần trở thành trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp. Mong rằng những thông tin trong bài viết hữu ích cho bạn. Tham khảo thêm những nội dung hữu ích khác tại blog Unica nhé.

Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)