Đầu tư và tích luỹ luôn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Hiện nay, trong số các kênh đầu tư phổ biến trên thị trường, vàng và đô la đang là kênh đầu tư bền vững và an toàn đang được nhiều nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn nhất. Vậy đầu tư USD là gì? Có nên đầu tư USD không? Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của Unica để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Đầu tư USD là gì?
Đầu tư USD hay gửi tiết kiệm USD được hiểu là hình thức đầu tư vào đồng đô la Mỹ, khi này khách sẽ gửi tiền của mình vào một tài khoản tiết kiệm ở ngoại tệ và tiền gửi của khách sẽ được tính theo mức lãi suất cố định hoặc theo biến động của thị trường tại thời điểm gửi tiền. Đầu tư USD được đánh giá là hình thức đầu tư an toàn và bền vững, tài sản USD vừa để đầu tư, vừa để tích trữ khi giá trị của các tài sản khác thay đổi hoặc biến động mạnh.
Đầu tư USD là gì?
Hiện nay, đầu tư USD đang rất phổ biến trên thế giới, tuy nhiên tại Việt Nam thì việc tích trữ USD không được nhà nước khuyến khích cho lắm. Bởi những biến động về tỷ giá và rủi ro thị trường có thể gây thiệt hại cho người gửi nếu như không được bảo quản cẩn thận. Thêm nữa, việc mua đồng đô la từ các tổ chức hợp pháp/ ngân hàng nhà nước còn phải có giấy tờ chứng minh nhu cầu sử dụng thích đáng và không được bao gồm mục đích là để đầu tư.
Ưu điểm và hạn chế khi đầu tư USD
Cũng như những hình thức đầu tư khác, đầu tư USD cũng tồn tại song song cả ưu điểm và nhược điểm, cụ thể như sau:
Ưu điểm
-
Tiền tệ dự trữ thế giới: USD là đồng tiền dự trữ chính của nhiều quốc gia và tổ chức tài chính quốc tế. Điều này giúp cho USD có tính ổn định và thanh khoản cao hơn so với nhiều loại tiền tệ khác.
-
Hàng rào chống lạm phát: Trong thời kỳ lạm phát cao, USD thường được xem là một tài sản trú ẩn an toàn. Giá trị của USD có thể tăng lên khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng.
-
Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Đầu tư USD giúp bạn đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro khi đầu tư vào các loại tài sản khác như cổ phiếu, trái phiếu.
-
Dễ dàng mua bán: Bạn có thể dễ dàng mua và bán USD tại các ngân hàng, các sàn giao dịch ngoại hối hoặc các ứng dụng tài chính.
Ưu điểm và hạn chế khi đầu tư USD
Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm đang sở hữu thì việc đầu tư USD cũng tồn tại những hạn chế nhất định, cụ thể như sau:
-
Lãi suất thấp: Lãi suất tiền gửi USD thường thấp hơn so với các kênh đầu tư khác như cổ phiếu, trái phiếu.
-
Rủi ro tỷ giá: Giá trị của USD so với các đồng tiền khác có thể biến động, ảnh hưởng đến lợi nhuận của bạn.
-
Không có khả năng sinh lời cao: So với các kênh đầu tư có tính rủi ro cao hơn như cổ phiếu, lợi nhuận từ đầu tư USD thường ổn định hơn nhưng cũng thấp hơn.
-
Rủi ro chính trị: Các sự kiện chính trị quốc tế có thể ảnh hưởng đến giá trị của USD.
Có nên đầu tư USD không?
Có nên đầu tư USD hay không là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, đối với câu hỏi này thì sẽ không có một câu trả lời nhất định. Bởi nó tuỳ thuộc vào nhu cầu và mục đích của mỗi người. Nếu bạn muốn bảo vệ số tiền tiết kiệm của mình khỏi lạm phát và biến động của thị trường, đầu tư USD là một lựa chọn hợp lý.
Trong trường hợp bạn muốn gửi tiết kiệm như một hình thức đầu tư sinh lời ổn định hàng tháng với mục đích cá nhân thì bạn nên cân nhắc lựa chọn gửi tiết kiệm bằng tiền VNĐ. Bởi lãi suất gửi tiết kiệm VNĐ sẽ cao hơn đô la, dao động 3 - 6%/ năm (tuỳ theo chính sách của mỗi ngân hàng).
Ngoài ra, việc đầu tư USD cũng phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế, biến động thị trường. Vì vậy, bạn cần phải tính toán, cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định. Nếu như muốn đầu tư USD thì bạn hãy chọn ngân hàng thấp để tránh mua thời điểm tỷ giá cao xong đến khi bán lại giảm thành ra lãi chẳng có.
Lưu ý: Đồng USD sẽ rất ít khi giảm sâu đến mức quá thấp và cũng không tăng lên quá cao.
Có nên đầu tư USD không?
Kinh nghiệm gửi tiết kiệm ngân hàng bằng USD
Nếu bạn đang có dự định gửi tiết kiệm tại ngân hàng bằng đồng USD thì bạn hãy bỏ túi ngay cho mình những kinh nghiệm quý báu sau:
Hình thức gửi tiết kiệm USD
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng chỉ cho phép gửi tiết kiệm đồng USD tại quầy. Khách muốn gửi tiết kiệm cần chuẩn bị tiền gửi cùng giấy tờ tuỳ thân, bao gồm: CMT/CCCD, hộ chiếu còn hiệu lực.
Kỳ hạn gửi tiền USD
Tuỳ vào tình hình thực tế của bản thân mà bạn sẽ lựa chọn kỳ hạn gửi tiền phù hợp.
-
Nếu cần sử dụng tiền thì bạn chỉ nên lựa chọn kỳ 3 tháng để quá trình rút tiền được linh hoạt hơn.
-
Nếu không cần sử dụng đồng USD trong một thời gian dài thì bạn nên chọn kỳ 6 tháng hoặc 1 năm để tận dụng được sự chênh lệch về tỷ giá giúp kiếm lời tốt, đồng thời cũng tránh được việc phải ra ngân hàng làm thủ tục nhiều lần.
Kinh nghiệm gửi tiết kiệm ngân hàng bằng USD
Câu hỏi thường gặp
Câu 1: Nên đầu tư vàng hay đầu tư USD?
Việc đầu tư vàng hay đầu tư USD là tuỳ thuộc vào nhu cầu của mỗi người. Cụ thể
-
Mục tiêu đầu tư: Bạn muốn bảo toàn vốn, sinh lời ngắn hạn hay dài hạn?
-
Khả năng chấp nhận rủi ro: Bạn có thể chịu được biến động giá mạnh hay không?
-
Tình hình kinh tế chung: Lãi suất, lạm phát, chính sách tiền tệ... đều ảnh hưởng đến giá vàng và USD.
Nếu muốn đầu tư nhằm mục đích để tích trữ dài hạn thì bạn nên chọn vàng, bởi tại Việt Nam việc mua và đổi đồng đô la không dễ dàng, thủ tục thực hiện rất phức tạp. Trong trường hợp muốn tích trữ, đầu tư ăn chênh lệch ngắn hạn thì bạn có thể chọn đồng USD
Câu 2: Nên gửi tiết kiệm ngoại tệ USD hay VND?
Việc gửi tiết kiệm ngoại tệ USD hay VNĐ phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là: mục đích và tình hình tài chính. Đồng tiền Việt Nam có thể chịu được ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau từ thị trường, bao gồm: lạm phát, tăng trưởng kinh tế, dịch bệnh, tỷ giá hối đoái, chính sách của chính phủ.
Nếu bạn đang quan tâm đến tính ổn định của khoản tiết kiệm, gửi tiết kiệm USD sẽ là một lựa chọn an toàn hơn VNĐ. Lãi suất gửi tiết kiệm ngoại tệ là bao nhiêu sẽ tuỳ thuộc vào thời điểm và chính sách của các ngân hàng.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về đầu tư đô la, cũng như những phân tích chi tiết giúp bạn giải đáp được vấn đề có nên đầu tư đô la không. Hy vọng bài viết hữu ích, giúp bạn đưa ra được quyết định đầu tư đúng đắn, ít rủi ro và có hiệu quả sinh lời cao nhất. Nếu quan tâm những kiến thức đầu tư tài chính khác, bạn hãy tham khảo trên blog của Unica nhé.