Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

5 Quy tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Tại sao nhiều người thường xuyên mắc sai lầm trong việc quản lý tài chính cá nhân? Việc bị cuốn vào những lời mời gọi đầu tư hấp dẫn, hứa hẹn lợi nhuận cao ngày càng nhiều. Sự thiếu hiểu biết về quy định luật pháp, thiếu thông tin khi đầu tư, đầu tư dựa trên cảm tính, đầu tư theo đám đông … gây ra hậu quả tiêu cực và mất mát tài chính cho không ít người. Để tránh rơi vào những cạm bẫy tài chính và bảo vệ tài sản của mình, bạn cần nắm vững và áp dụng đúng 5 quy tắc quản lý tài chính cá nhân. Chắc chắn sẽ giúp bạn thấu hiểu và làm chủ tài chính cá nhân của mình. Tìm hiểu ngay!

Vì sao cần có những quy tắc quản lý tài chính cá nhân?

Có rất nhiều người sở hữu khoản tiền lớn trong tay nhưng lại không biết cách chi tiêu hợp lý dẫn đến thất thoát khá nhiều, thậm chí thất thoát hết mà không biết do đâu. Việc nắm chắc quy tắc quản lý tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số lý do quan trọng tại sao bạn cần có những quy tắc quản lý tài chính cá nhân:

  • Kiểm soát chi tiêu hợp lý: Việc nắm những quy tắc quản lý tài chính sẽ giúp bạn xác định được những khoản chi tiêu nào không cần thiết để cắt giảm.

  • Quản lý chi tiêu và lập kế hoạch: Quản lý chi tiêu, lập ngân sách và tuân thủ ngân sách sẽ giúp bạn tận dụng tối đa thu nhập, kiểm soát chi tiêu, tránh lãng phí tiền bạc cho những việc không đáng.

  • Chuẩn bị được khoản quỹ dự phòng cho tương lai: Khi bạn có quy tắc quản lý tài chính cá nhân thì trong bất cứ trường hợp nào bạn cũng sẽ có sẵn một số tiền để chủ động hơn trong tương lai, luôn an tâm hơn trong cuộc sống.

  • Đạt được mục tiêu tài chính của bản thân: Việc nắm quy tắc quản lý tài chính, lập kế hoạch đầu tư thông minh sẽ giúp vốn của bạn tăng lên theo thời gian. Điều này giúp cuộc sống của bạn sẽ luôn ổn định, đạt được những mục tiêu tài chính mà bản thân đã đề ra.

Quy tắc quản lý tài chính cá nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng

Quy tắc quản lý tài chính cá nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng

Những sai lầm trong quy tắc quản lý tài chính cá nhân ai cũng từng mắc phải?

Quản lý tài chính cá nhân không hề đơn giản, nó là cả một hành trình dài và đầy thử thách. Trên hành trình này, ai cũng có thể mắc phải những sai lầm, dẫn đến hậu quả không mong muốn. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến mà bạn nên tránh:

Không theo dõi tình hình thu chi

Nếu không theo dõi thu chi của bản thân hàng ngày, hàng tháng, bạn chắc chắn sẽ tiêu tiền không có kế hoạch, nhiều khi tiêu xong thấy hết tiền còn không biết mình đã tiêu những gì, tiêu cho mục đích nào. Việc theo dõi thu chi của bản thân đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó có tư cách như một bức tranh tổng quát giúp xác định mức thu nhập hiện tại cũng như thể hiện lên mức chi tiêu của bản thân. Từ đó, có kế hoạch chi tiêu hợp lý giúp tiết kiệm tiền phục vụ cho những dự định quan trọng trong tương lai.

Nợ xấu, mua sắm bằng thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng là thẻ tiêu trước trả sau, người dùng chỉ cần lấy thẻ tín dụng ra quẹt mỗi lần mua sắm là xong. Việc thấy tiền không rời đi từ túi của mình tạo cảm giác mua sắm không hề tốn nên tiêu càng lúc càng nhiều. Lợi dụng tính tiện lợi và hấp dẫn của thẻ tín dụng, nhiều người đã tiêu xài, mua sắm “quá tay” gây ra nợ xấu mà chính họ cũng không hề hay biết. Hiện nay có rất nhiều người, đặc biệt là người trẻ lâm vào cảnh nợ thẻ tín dụng. 

Đối với trường hợp này, một trong những nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả đó là bạn cần lập cho mình một bản sao kê hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Từ bảng sao kê này, bạn sẽ biết mình đang tiêu nhiều tiền vào mục những nào và cân nhắc xem mục nào cần hạn chế.

Chỉ dựa vào một nguồn thu nhập duy nhất

Không phải ai cũng có hai nguồn thu nhập, tuy nhiên việc chỉ dựa vào một nguồn thu nhập duy nhất sẽ mang lại rất nhiều rủi ro. Trong trường hợp nguồn thu nhập chính gặp vấn đề thì bạn sẽ thấy rất hoang mang và suy sụp vì không còn tiền để chi tiêu cho cuộc sống.

Nếu chỉ có một nguồn thu nhập bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”

Nếu chỉ có một nguồn thu nhập bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”

Nếu bạn chỉ có một nguồn thu nhập duy nhất, bạn rất dễ rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” vì không còn khoản thu nhập nào dự phòng. Vì vậy, một quy tắc quản lý tài chính cá nhân mà chắc có lẽ ai cũng biết đó là nên tạo cho mình nhiều nguồn thu nhập để luôn ở trong trạng thái chủ động trước mọi hoàn cảnh.

Tiêu xài có không có kế hoạch

Tiêu xài lung tung, hoang phí là sai lầm phổ biến nhất mà rất nhiều người mắc phải. Khi không có kế hoạch cho việc chi tiêu, cứ có là dùng, cứ thích là mua thì dù có nhiều tiền đến đâu thì bạn cũng sẽ hết, ngân sách cá nhân càng ngày càng thâm hụt. Vì vậy, để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, bạn cần có kế hoạch chi tiết cho mình. Hãy lên những danh mục chi tiêu trong tháng, bao gồm: những khoản bắt buộc và những khoản dự phòng.

5 Quy tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Dưới đây là 5 quy tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả bạn nhất định phải nắm rõ để làm chủ tài chính cá nhân, tránh mất mát và thâm hụt vào những mục đích không chính đáng.

Quy tắc 1: Tiếp nhận thông tin cơ hội

Trong thời đại bùng nổ thông tin, việc tiếp cận với vô vàn nguồn tin về các cơ hội đầu tư đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Từ mạng xã hội, báo chí, cho đến các diễn đàn đầu tư, tất cả đều đưa ra những lời mời gọi hấp dẫn, hứa hẹn lợi nhuận "khủng". Tuy nhiên, không phải thông tin nào cũng đáng tin cậy. Thực tế đáng buồn là nhiều người thường bị cuốn vào vòng xoáy thông tin, dễ dàng tin theo những lời quảng cáo "có cánh" mà không tìm hiểu kỹ. Họ đầu tư dựa trên cảm tính, chạy theo đám đông, hoặc tin vào những "chuyên gia" tự xưng trên mạng xã hội. Hậu quả là họ mất tiền, thậm chí là trắng tay chỉ sau một đêm. Làm sao để không trở thành nạn nhân của những thông tin sai lệch và lừa đảo? Cụ thế bao gồm 3 ý sau:

5 quy tắc quản lý tài chính cá nhân ai cũng nên biết

  • Phải biết cách chắt lọc và lựa chọn nguồn thông tin một cách thông minh và tỉnh táo. Hãy theo dõi các trang tin tức tài chính nổi tiếng và uy tín hay các tạp chí kinh tế trong nước có tên tuổi. Bên cạnh đó, việc đọc các bài phân tích, bình luận của các chuyên gia tài chính nổi tiếng cũng là một cách để bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về thị trường. Các chuyên gia này thường có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn sâu rộng, giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất của các cơ hội đầu tư, cũng như những rủi ro tiềm ẩn.

  • Học hỏi từ cộng đồng cũng là một cách hiệu quả để tiếp cận thông tin chính xác. Tham gia các cộng đồng đầu tư trên các diễn đàn, nhóm Facebook uy tín sẽ giúp bạn học hỏi kinh nghiệm và thông tin từ những nhà đầu tư khác. Tuy nhiên, hãy luôn tỉnh táo và có chính kiến riêng, đừng mù quáng tin theo đám đông.

  • Đừng ngại đầu tư thời gian và tiền bạc vào việc học tập và phát triển kiến thức tài chính của mình. Đọc sách, tham gia các khóa học về tài chính, hoặc tìm đến các chuyên gia tư vấn sẽ giúp bạn có một nền tảng kiến thức vững chắc. Từ đó đưa ra những quyết định đầu tư sáng suốt hơn. Tuy nhiên, trong quá trình tìm kiếm thông tin hãy luôn cảnh giác với những thông tin lừa đảo. Những lời hứa hẹn lợi nhuận "trên trời" mà không cần nhiều công sức, thông tin không rõ nguồn gốc, hay những "chuyên gia" tự xưng đều là những dấu hiệu cảnh báo mà bạn cần phải lưu ý.

Tóm lại: Thông tin chính xác và đáng tin cậy là nền tảng của mọi quyết định tài chính đúng đắn. Bằng cách áp dụng những hướng dẫn trên, bạn có thể tự tin hơn trong việc lựa chọn thông tin và đưa ra quyết định đầu tư thông minh, hiệu quả. Hãy nhớ rằng, kiến thức là tài sản vô giá, và việc đầu tư vào kiến thức chính là khoản đầu tư có lợi nhuận cao nhất.

Quy tắc 2: Kiểm chứng thông tin

Sau khi đã thu thập được thông tin về một cơ hội đầu tư tiềm năng, đừng vội vàng tin tưởng ngay. Hãy luôn nhớ rằng, "trăm nghe không bằng một thấy". Việc kiểm chứng thông tin một cách kỹ lưỡng là bước không thể thiếu để bạn đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn và tránh được những rủi ro không đáng có. Để kiểm chứng thông tin cần thực hiểm đủ 3 điều sau:

  • Hãy đa dạng hóa nguồn tin. Đừng chỉ dựa vào một nguồn thông tin duy nhất mà hãy tìm hiểu và so sánh, phân tích thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này giúp bạn có cái nhìn toàn diện và khách quan nhất. Ví dụ, nếu bạn đọc được một thông tin về cơ hội đầu tư trên một trang web, hãy tìm kiếm thông tin đó trên các trang web khác, các bài báo uy tín, hoặc tham khảo ý kiến của các chuyên gia.

  • Nếu bạn không phải là chuyên gia trong lĩnh vực đó, đừng ngần ngại tìm đến những người có kiến thức chuyên môn để được tư vấn. Họ có thể giúp bạn đánh giá tính khả thi của cơ hội đầu tư, phân tích các rủi ro tiềm ẩn, và đưa ra lời khuyên phù hợp với tình hình tài chính của bạn.

  • Ngoài ra, hãy tìm hiểu về quá khứ của người chia sẻ thông tin, xem họ đã từng có những kết quả đầu tư như thế nào. Nếu họ đã từng thành công trong quá khứ, thì thông tin họ cung cấp có thể đáng tin cậy hơn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng quá khứ không phải là bảo chứng cho tương lai, và bạn vẫn cần phải tự mình đánh giá và đưa ra quyết định.

Lưu ý: Có nhiều nguồn mà bạn có thể sử dụng để kiểm chứng thông tin như: Các bài viết trên báo chí uy tín; Trên trang web chính thức của công ty hoặc tổ chức liên quan; Các diễn đàn đầu tư; Các chuyên gia tài chính… Hãy tận dụng tất cả các nguồn này để có được những thông tin chính xác và đáng tin cậy nhất.

Quy tắc 3: Kiểm tra pháp lý

Pháp luật đóng vai trò như một lá chắn vững chắc, bảo vệ quyền lợi của bạn trong các giao dịch tài chính. Việc hiểu rõ và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến đầu tư sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro pháp lý không đáng có, tạo nên một nền tảng vững chắc cho mọi quyết định đầu tư của bạn. Gợi ý 4 điều cần làm để kiểm tra tính pháp lý:

  • Hãy tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật liên quan trước khi quyết định tham gia bất kỳ giao dịch nào. Đặc biệt là những quy định về loại hình đầu tư mà bạn quan tâm. Ví dụ, nếu bạn muốn đầu tư vào thị trường chứng khoán, hãy tìm hiểu về Luật Chứng khoán, các quy định về giao dịch chứng khoán, quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư... Nếu bạn muốn đầu tư vào bất động sản, hãy tìm hiểu về Luật Đất đai, Luật Kinh doanh Bất động sản, các quy định về mua bán, chuyển nhượng bất động sản...

  • Đảm bảo rằng cơ hội đầu tư bạn đang xem xét được pháp luật công nhận và bảo vệ. Đừng bao giờ đầu tư vào một dự án mà không hiểu rõ về tính pháp lý của nó. Hãy kiểm tra giấy phép kinh doanh của dự án, xác minh xem dự án đó đã được cấp phép hoạt động bởi cơ quan có thẩm quyền hay chưa. Ví dụ, nếu bạn muốn đầu tư vào một dự án bất động sản, hãy kiểm tra xem dự án đó đã được cấp phép xây dựng chưa, chủ đầu tư có đủ điều kiện pháp lý để thực hiện dự án không.

  • Đừng ngần ngại hỏi rõ cơ quan nào đang quản lý và kiểm soát cơ hội đầu tư đó nếu bạn không chắc chắn về tính pháp lý của một cơ hội đầu tư. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của luật sư để được tư vấn và hỗ trợ.

  • Chủ động tìm hiểu và tuân thủ pháp luật, bạn sẽ tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro pháp lý tiềm ẩn, đảm bảo quyền lợi của mình trong mọi giao dịch tài chính, và xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự thành công trong đầu tư.

Quy Tắc 4: Phân tích lợi nhuận và rủi ro

Trong thế giới đầu tư, không có gì là chắc chắn. Mỗi cơ hội đầu tư đều đi kèm với những lợi nhuận và rủi ro. Lợi nhuận càng cao, rủi ro càng lớn và ngược lại. Đây là một quy luật bất biến mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng cần phải hiểu rõ. Áp dụng ngay 3 điều được đúc rút và vận dụng:

  • Tính toán lợi nhuận kỳ vọng: Sử dụng các công cụ phân tích tài chính để ước tính lợi nhuận mà bạn có thể đạt được. Ví dụ, nếu bạn đầu tư vào cổ phiếu, hãy tính toán lợi nhuận kỳ vọng dựa trên các chỉ số tài chính của công ty, triển vọng ngành nghề, tình hình kinh tế vĩ mô...

  • Đánh giá rủi ro: Xác định các rủi ro tiềm ẩn của dự án, từ rủi ro thị trường, rủi ro pháp lý đến rủi ro hoạt động. Ví dụ, nếu bạn đầu tư vào bất động sản, hãy xem xét các rủi ro như biến động giá bất động sản, rủi ro pháp lý liên quan đến quyền sở hữu đất đai, rủi ro về tiến độ xây dựng...

  • Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro: Đặt ra các biện pháp phòng ngừa và ứng phó với rủi ro. Ví dụ, bạn có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư, mua bảo hiểm, đặt lệnh cắt lỗ...

Việc lập một kế hoạch đầu tư chi tiết, bao gồm cả phân tích lợi nhuận và rủi ro một cách cẩn thận, không chỉ giúp bạn tối ưu hóa lợi nhuận mà còn giảm thiểu rủi ro. Kế hoạch này sẽ là kim chỉ nam cho mọi quyết định đầu tư của bạn, giúp bạn đi đúng hướng và đạt được mục tiêu tài chính đã đề ra.

Quy Tắc 5: Đưa ra quyết định xuống tiền

Sau khi đã trang bị cho mình kiến thức vững vàng về thị trường, thông tin đầu tư và đánh giá kỹ lưỡng về tính pháp lý, lợi nhuận cũng như rủi ro, đã đến lúc bạn đưa ra quyết định quan trọng nhất: xuống tiền. Tuy nhiên, đừng để cảm xúc hay đám đông lôi kéo bạn vào những quyết định nóng vội. Hãy luôn tỉnh táo và có một kế hoạch đầu tư rõ ràng.

Thứ nhất, khi xuống tiền là không nên "bỏ tất cả trứng vào một giỏ". Hãy phân bổ vốn đầu tư của bạn vào nhiều kênh khác nhau để giảm thiểu rủi ro. Ví dụ, bạn có thể đầu tư một phần vào cổ phiếu, một phần vào bất động sản... Bằng cách này, nếu một kênh đầu tư không hiệu quả, bạn vẫn còn những kênh khác để bù đắp.

Thứ hai, hãy chia nhỏ vốn đầu tư và thực hiện xuống tiền theo từng giai đoạn.

  • Giai đoạn ngắn hạn (dưới 1 năm): Giai đoạn này phù hợp với những khoản đầu tư có tính thanh khoản cao và rủi ro thấp như gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi. Đây là những kênh đầu tư an toàn, giúp bạn bảo toàn vốn và có một khoản thu nhập ổn định trong thời gian ngắn.

  • Giai đoạn trung hạn (1-5 năm): Khi đã có một nền tảng tài chính ổn định, bạn có thể xem xét các kênh đầu tư có mức độ rủi ro cao hơn nhưng tiềm năng sinh lời cũng lớn hơn như cổ phiếu của các công ty có tiềm năng tăng trưởng.

  • Giai đoạn dài hạn (trên 5 năm): Đây là giai đoạn phù hợp để bạn đầu tư vào các kênh có tiềm năng sinh lời cao như bất động sản hoặc các quỹ đầu tư chuyên nghiệp. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, những kênh đầu tư này thường đi kèm với rủi ro cao hơn, vì vậy bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định.

Cuối cùng, hãy luôn đầu tư theo khả năng tài chính của mình. Đừng để bị cuốn vào những cơ hội đầu tư hấp dẫn mà vượt quá khả năng chi trả của bản thân. Hãy xác định rõ số vốn bạn có thể đầu tư và chọn những kênh đầu tư phù hợp.

Khóa học quản lý tài chính cá nhân hiệu quả 

Để biết cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, bạn hãy tham gia khoá học quản lý tài chính cá nhân cùng với chuyên gia Trần Khánh Tư. Chuyên gia Trần Khánh Tư là một diễn giả, nhà đào tạo và là chuyên gia cố vấn tài chính, cố vấn chiến lược kinh doanh. Anh có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính cá nhân và đã giúp đỡ hàng ngàn người đạt được mục tiêu tài chính của họ.

Khóa học “Làm chủ tài chính cá nhân A - Z tạo dòng tiền bền vững” của Trần Khánh Tư là một chương trình đào tạo chuyên sâu về cách quản lý tài chính cá nhân một cách. Khoá học giúp bạn:

  • Hiểu rõ các nguyên tắc cơ bản của quản lý tài chính cá nhân

  • Lập kế hoạch tài chính dài hạn và quản lý chi tiêu hiệu quả

  • Tăng cường tiết kiệm và đầu tư

  • Cách theo dõi và kiểm soát dòng tiền.

  • Hiểu rõ các sản phẩm tài chính như bảo hiểm, quỹ đầu tư, và chứng khoán

Khóa học không chỉ cung cấp lý thuyết mà còn đi sâu vào các bài tập thực hành và tình huống thực tế, giúp bạn áp dụng những gì đã học vào cuộc sống hàng ngày. Bằng cách tham gia khóa học, bạn sẽ xây dựng được một nền tảng tài chính vững chắc, từ đó có thể tự tin quản lý tài sản và đạt được sự ổn định tài chính trong tương lai.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến quy tắc quản lý tài chính cá nhân. Với 5 quy tắc quản lý tài chính cá nhân và gợi ý khoá học quản lý tài chính cá nhân trên đây, chắc chắn bạn đã có thêm những kiến thức quý báu và tự tin hơn trong việc quản lý tài chính cá nhân của mình. Hãy nhớ rằng, thành công trong đầu tư không phải là đích đến, mà là một hành trình dài hơi. Nó đòi hỏi sự kiên nhẫn và không ngừng học hỏi. Đừng để bị cuốn theo những lời mời gọi hấp dẫn mà quên đi những quy tắc cơ bản. Bằng cách áp dụng năm quy tắc quản lý tiền và học theo khoá học này, bạn sẽ đưa ra những quyết định tài chính thông minh và bảo vệ tài sản của mình một cách tốt nhất.

[Tổng số: 0 Trung bình: 0]

Tags:
Tác giả
Trần Khánh Tư CEO Unica, CHỦ TỊCH Unica Club
Anh Trần Khánh Tư - Chuyên gia cố vấn tài chính và cố vấn chiến lược kinh doanh với hơn 10 năm kinh nghiệm.  Anh giữ vai trò cố vấn chiến lược kinh doanh, cho các doanh nghiệp bất đ...