Ngày nay có thể nói chứng khoán là lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm và tham gia đầu tư. Để có thể đầu tư mang lại thành công và hiệu quả thì bạn cần phải nắm được các thông tin có trên thị trường. Vậy chỉ số chứng khoán là gì và cách tính nó như thế nào thì hãy cùng Unica tìm hiểu thêm ở bài viết này nhé!
Tổng quan về chỉ số chứng khoán
Chỉ số chứng khoán bao gồm: chỉ số chứng khoán và chỉ số giá chứng khoán. Hai khái niệm này được định nghĩa cụ thể như sau:
Chỉ số chứng khoán là gì?
Chỉ số chứng khoán là một công cụ dùng để đo lường một phần của thị trường chứng khoán. Đây cũng là một trong những phương pháp để theo dõi các hoạt động của một nhóm tài sản theo cách chuẩn hóa vì chỉ số phản ánh thị trường chứng khoán, lĩnh vực, phân khúc địa lý cụ thể hay bất kỳ khu vực nào khác trên thị trường.
Các tiêu chuẩn này đang ngày được phát triển một cách minh bạch và các phương pháp được xây dựng rõ ràng. Ngoài ra cũng có các chỉ số đề cập đến thị trường trái phiếu, hàng hóa và lãi suất.
Chỉ số giá chứng khoán là gì?
Chỉ số giá chứng khoán trong tiếng Anh có tên gọi là Price Index. Chỉ số giá là chỉ số chủ yếu dùng để đo lường sự biến động của giá chứng khoán trên thị trường.
Các thị trường chứng khoán này thường đều sẽ được công bố chỉ số giá trị của thị trường.
Tổng quan về chỉ số chứng khoán
Phân loại các chỉ số chứng khoán
Hiện nay có rất nhiều cách thức phân loại chỉ số chứng khoán. Có thể dựa vào loại chứng khoán mà chỉ số đó theo dõi, chỉ số chứng khoán sẽ được phân loại cụ thể là:
- Chỉ số giá cổ phiếu
- Chỉ số giá của trái phiếu
- Chỉ số giá các sản phẩm phái sinh
- Chỉ số giá kết hợp giữa cổ phiếu và trái phiếu
Trong mỗi loại chỉ số trên lại có thể phân loại theo các phương thức khác nhau. Ví dụ như: chỉ số giá cổ phiếu sẽ bao gồm các chỉ số về giá cổ phiếu niêm yết, chỉ số giá cổ phiếu OTC, chỉ số giá cổ phiếu do nhà nước nắm giữ và chỉ số giá cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn...
Thêm nữa trong chỉ số giá cổ phiếu niêm yết còn có các chỉ số tổng hợp, các loại chỉ số phân loại ngành, chỉ số phân loại theo vốn hóa thị trường, chỉ số phân loại theo sàn giao dịch hay chỉ số phân loại theo mức độ thanh toán và chỉ số phân loại theo lợi nhuận của công ty...
Cách tính chỉ số chứng khoán
Hiện tại thị trường chứng khoán có nhiều cách tính chỉ số khác nhau, tuy nhiên cách phổ biến nhất đó là những cách tính dựa theo:
-
Trọng số trên vốn hoá thị trường
-
Trọng số về giá
-
Trọng số bằng nhau
-
Các trọng số cơ bản
Ví dụ với chỉ số VN - Index. Công thức tính chỉ số VN-Index theo trọng số vốn hóa của thị trường là:
VN - Index sẽ = 100 x (Tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết hiện tại / Tổng giá trị của các cổ phiếu niêm yết tại cơ sở)
Hay:
Trong đó:
-
i = 1, 2, 3,...n
-
P1i: Chính là giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất (hay giá thị trường hiện hành của cổ phiếu i)
-
Q1i: Số lượng cổ phiếu i đã được niêm yết hiện hành
-
P0i: Đây là giá đóng cửa của cổ phiếu i vào ngày giao dịch đầu tiên (hoặc hiểu là giá thị trường vào ngày gốc của cổ phiếu i)
-
Q0i: Là số lượng cổ phiếu i được niêm yết tại thời điểm gốc. Ở Việt Nam, thời điểm gốc sẽ được lấy là 100 điểm, còn một vài nước khác như: Anh, Mỹ lấy gốc là 1000
-
Giá đóng cửa cổ phiếu i sẽ được quy định: Giá thực hiện giao dịch trong ngày khớp lệnh cuối cùng của cổ phiếu này. Biên độ dao động của giá đóng cửa thường được xác định tùy theo từng thời điểm cụ thể, trong khoảng là 5 – 10%.
Mỗi một cách tính khác nhau sẽ mang lại những lợi ích và lợi nhuận cũng như giá trị cổ phiếu khác nhau. Thông thường thị trường sẽ chọn cách tính chỉ số chứng khoán theo hình thức trọng số vốn hóa trên thị trường. Do đó bạn cần nắm chắc được cách tính chỉ số chứng khoán này.
Trở thành chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán bằng cách đăng ký học video ngay. Khoá học cung cấp cho bạn những kiến thức, kỹ năng và lưu ý cần thiết để thực hiện giao dịch chứng khoán thành công. Và chia sẻ cho bạn các công thức, kỹ thuật đầu tư chứng khoán tuyệt vời.
Vai trò của chỉ số chứng khoán là gì?
Các chỉ số chứng khoán có thể nói là có tầm quan trọng, ảnh hưởng lớn đối với thị trường tài chính toàn cầu. Đầu tiên thì chúng sẽ giúp cho các nhà đầu tư đánh giá kết quả của thị trường chứng khoán - hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng. Nhờ đó mà các nhà đầu tư có thể xác định được tâm lý thị trường và so sánh các thị trường chứng khoán khác nhau.
Các chỉ số này cũng đóng vai trò là điểm chuẩn vốn chủ sở hữu vì các quỹ thường được quản lý tích cực và sử dụng chúng để so sánh hiệu quả hoạt động của các quỹ với nhau. Các chỉ số chứng khoán thường được gắn với các thuật ngữ "giao dịch theo chỉ số" hay "đầu tư theo chỉ số".
Vai trò của chỉ số chứng khoán là gì?
Đánh giá những điều chỉnh trong các danh mục đầu tư
Với một danh mục đầu tư, để đạt được hiệu quả tối đa, các nhà đầu tư cần thường xuyên đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư của mình, thêm vào những loại chứng khoán được đánh giá tốt và phù hợp với định hướng đầu tư cũng như loại bỏ những chứng khoán bị đánh giá là không còn tốt hoặc không còn phù hợp.
Sau những lần thay đổi thành phần của danh mục như vậy, nhà đầu tư cần căn cứ vào các chỉ số chứng khoán của các chứng khoán trong danh mục để đánh giá lại hiệu quả của việc điều chỉnh của mình, và làm cơ sở để đưa ra những quyết định tiếp theo.
Đo tỷ lệ hoàn vốn trên thị trường
Đây là một ứng dụng cơ bản và quan trọng của chỉ số chứng khoán. Thông thường, nhà đầu tư luôn muốn so sánh mức độ sinh lời (hoàn vốn) các danh mục đầu tư của mình với thị trường nói chung để đánh giá hiệu quả đầu tư của mình.
Khi đó nhà đầu tư thường phải sử dụng chỉ số chứng khoán thị trường (tại Việt Nam là VN - Index và HNX - Index) để đại diện cho chỉ số của cổ phiếu trên toàn thị trường.
Dự báo những biến động của thị trường trong tương lai
Thông qua việc phân tích thống kê, hồi quy và tương quan...nhà đầu tư có thể dựa vào số liệu trong quá khứ của các chỉ số chứng khoán này để dự đoán sự biến động trong tương lai của thị trường.
Các chỉ số chứng khoán thị trường có thể được sử dụng để dự đoán sự biến động chung trên toàn thị trường, trong khi đó thì các chỉ số chứng khoán của các nhóm ngành lại có thể cung cấp những thông tin dự đoán sự chuyển dịch luồng vốn đầu tư giữa các nhóm ngành trên thị trường với nhau...
Tính toán rủi ro hệ thống của tài sản
Nhiều nhà đầu tư cho rằng việc đa dạng hóa các danh mục đầu tư có thể giảm thiểu được rủi ro phi hệ thống, lúc này có thể coi là chỉ còn rủi ro hệ thống tác động đến danh mục.
Tìm hiểu các chỉ số chứng khoán Việt Nam
Tại thị trường Việt Nam, có ba chỉ số chứng khoán hàng đầu được nhiều nhà đầu tư tập trung vào phát triển đó là: VN30, VN100 và HNX30. Chúng đều là những chỉ số chứng khoán được nhiều chuyên gia khuyến khích nghiên cứu và tìm hiểu sau khi bạn đã nắm rõ cách chơi chứng khoán một cách chính xác nhất.
VN30
Đây là chỉ số mới trên thị trường của Top 30 các doanh nghiệp có số lượng cổ phiếu được niêm yết trên HOSE. Những doanh nghiệp này có chỉ số vốn hoá trên thị trường và mức thanh khoản cao nhất. Hiện nay VN30 chiếm đến 80% tổng giá trị vốn hoá thị trường của VN - index.
VN100
Còn đây chính là chỉ số của 100 cổ phiếu có giá trị lớn nhất trên thị trường chứng khoán. Thường sẽ bao gồm luôn cả chỉ số VN30. Ngày cơ sở của VN100 là 24/02/2014 và nó thuộc chỉ số giá. Phương pháp tính sẽ là giá trị vốn hoá thị trường có điều chỉnh theo tỷ lệ nhất định.
HNX30
Cuối cùng HNX30 là chỉ số thuộc Top 30 cổ phiếu được lựa chọn dựa trên tính thanh khoản của cổ phiếu đó. Ngày cơ sở của HNX30 là 03/01/2012, điểm cơ sở của nó là 100. Ngày hoạt động đầu tiên là 09/07/2012. Ngoài ra phương pháp tính giá trị HNX30 sẽ là vốn hoá thị trường có sự điều chỉnh tỷ lệ tự do chuyển nhượng giữa các bên với nhau.
Tổng kết
Tất cả những thông tin trên được Unica tổng hợp và chia sẻ đến mọi người để giúp các bạn có thêm những kiến thức về chỉ số chứng khoán là gì cũng như cách tính nó một cách chính xác nhất. Hy vọng rằng mọi người có thể nắm bắt chỉ số này và vận dụng nó trong đầu tư thật tốt.