Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Sức khoẻ & Làm đẹp

Cách ngồi thiền hiệu quả 100% không phải ai cũng biết 
Cách ngồi thiền hiệu quả 100% không phải ai cũng biết  Cách ngồi thiền hiệu quả chắc là từ khóa được nhiều người tìm kiếm nhất, bởi khi mới nhập thiền, không ít người khó đạt được cảnh giới về tâm hồn và thể chất. Nhằm giúp bạn đạt được hiệu quả 100% khi ngồi thiền, Unica sẽ chia sẻ cho bạn các cách ngồi thiền đúng chuẩn trong bài viết dưới đây.  1. Lựa chọn không gian ngồi thiền  Điều đầu tiên trong cách ngồi thiền hiệu quả mà bạn cần quan tâm đó chính là lựa chọn không gian ngồi thiền. Bạn có thể thấy nhiều người có thể ngồi thiền ở bất cứ đâu: trên giường, sàn nhà, trên ghế, bờ biển thậm chí là trên đá… Và bạn cũng vậy, bạn có thể ngồi thiền bất cứ đâu, miễn sao tại không gian đó, vị trí đó bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu, không bị vướng bận về tâm hồn.  >>> Xem ngay: 10 Cách giảm Stress trong 30 giây giúp bạn thư giãn hiệu quả Bạn nên lựa chọn không gian ngồi thiền yên tĩnh và mang lại cho bạn sự thoải mái Điều quan trọng trong không gian ngồi thiền của bạn đó chính là sự tĩnh lặng. Sẽ rất mất tập trung và bị rối loạn suy nghĩ nếu bạn liên tục bị tác động bởi tiếng ồn hoặc các tác nhân bên ngoài khác. Chỉ có sự yên tĩnh mới mang lại cho bạn sự tĩnh lặng trong tâm hồn, loại bỏ mọi ưu phiền và thư giãn tốt hơn.  2. Lựa chọn thời điểm ngồi thiền  Nhiều người thường nghĩ có thể ngồi thời thiền vào bất cứ thời điểm nào, suy nghĩ này không sai nhưng nó có thật sự hiệu quả hay không thì vẫn còn là câu hỏi lớn. Theo những người có kinh nghiệm về thiền chia sẻ, có 2 thời điểm mang lại hiệu quả nhất mà bạn nên áp dụng đó chính là vào buổi sáng sớm và đêm khuya (trước khi đi ngủ).  Đây được xem là cách ngồi thiền hiệu quả nhất, bởi vào sáng sớm sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn để bắt đầu một ngày mới, còn vào buổi tối là thời điểm bạn cần thư giãn để đi vào giấc ngủ được ngon hơn. Bạn có thể thiền vào hai buổi này hoặc một trong hai buổi cũng đều mang lại kết quả vô cùng tuyệt vời.  3. Chọn tư thế ngồi thiền thoải mái  Một sai lầm của những mới bắt đầu ngồi thiền đó chính là cố gắng ngồi tư thế hoa sen (tư thế ngồi khó nhất) vì nghĩ rằng tư thế này sẽ giúp mình ngồi được lâu và không bị đau lưng. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm bởi với những người mới bắt đầu ngồi thiền, việc ngồi một tư thế quá khó sẽ khiến bạn không thoải mái, gây đau và chắc chắn thiền không hiệu quả.  Bạn nên ngồi tư thế thiền thoải mái nhất  Do đó, lời khuyên dành cho bạn là nên bắt đầu với tư thế thoải mái nhất, có thể ngồi bình thường, miễn sao lưng bạn luôn thẳng. Sau khi đã quen dần với thiền thì bạn có thể ngồi với những tư thế khó hơn như: hoa sen, kiết già. 4. Thời gian ngồi thiền  Trong cách ngồi thiền hiệu quả, những người giàu kinh nghiệm cũng đề cập đến khoảng thời gian ngồi thiền. Theo đó, tùy vào mức độ làm quen với thiền mà mỗi người sẽ có mức độ khác nhau. Cụ thể, những người mới ngồi thiền không nên ngồi lâu vì có thể làm cho cơ thể bị mỏi và đau, từ đó thiền không mang lại bất cứ tác dụng nào.  Người mới bắt đầu ngồi thiền chỉ nên ngồi khoảng 10 phút, khi đã quen hơn với thiền thì có thể tăng tốc độ lên 15 - 20 và 30 phút. Và dù bạn có ngồi thiền quen, lâu đi chăng nữa thì cũng chỉ nên ngồi 30 phút mỗi ngày, không nên quá lâu, vì đây là khoảng thời gian bạn đi vào “cực thiền” và có thể dừng lại.  5. Đừng suy nghĩ gì trong quá trình thiền  Điều quan trọng nhất trong thiền đó chính là sự tĩnh tâm và ý thức, do đó, khi thiền bạn hãy cố gắng không suy nghĩ gì, hãy loại bỏ toàn bộ những suy nghĩ tiêu cực khiến bạn mệt mỏi, căng thẳng trong một ngày dài.  >>> Xem ngay: Pháp môn thiền tông và những điều cần biết Hãy để tâm thật tĩnh lặng trong quá trình ngồi thiền Thay vào đó, hãy để tâm bạn thật trống rỗng, nhẹ nhàng, tâm trí dường như được thanh lọc để đi vào thiền dễ hơn. Ban đầu mới học Thiền thì điều này rất khó đối với bạn, bởi việc ngừng suy nghĩ là điều không thể. Tuy nhiên, chỉ cần bạn kiên trì và thực hành thiền trong một khoảng thời gian, nhất định bạn sẽ đạt đến “cảnh giới” này.  6. Tập trung vào hơi thở khi thiền Tập trung vào hơi thở là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của vệc ngồi thiền. Trong quá trình thiền, bạn cần một hít một hơi thật sâu, sau đó thở ra từ từ và lặp lại đều đặn. Tuy nhiên, bạn đừng cố ép bản thân thở theo một công thức nào đó, chỉ cần tập trung và kiểm soát nhịp thở theo một cách tự nhiên nhất.  7. Chọn bài tập thiền phù hợp với bản thân Một trong những cách ngồi thiền hiệu quả là lựa chọn các bài tập thiền phù hợp với thể trạng, nhu cầu của bản thân. Đối với những người mới bắt đầu học thiền hoặc đã học thiền từ rất lâu sẽ có những bài tập thiền ở các mức độ khác nhau để cơ thể được thoải mái, thư giãn nhất khi ngồi thiền, giúp cho các bài tập thiền được diễn ra trong thời gian lâu hơn. Bạn có thể bắt đầu ngồi thiền trên một tấm nệm hoặc một chiếc ghế, đồng thời kết hợp với việc kiểm soát hơi thở đi vào và đi ra. Sau đó hãy rèn luyện sự tự kiềm chế và giữ nguyên tư thế ngồi ban đầu cho đến khi kết thúc buổi tập thiền.  Thiền là cách quản trị cảm xúc cực kỳ tốt dành cho mọi lứa tuổi. Trong quá trình thiền, bạn có thể tự khám phá ra những năng lực ẩn sâu bên trong của mình. Tuy nhiên, học thiền cần rất nhiều nỗ lực và sự kiên trì. Chính bởi vậy, bạn nên tham gia khóa học Thiền online của Unica để được chuyên gia tư vấn và chia sẻ các kiến thức hữu ích giúp bạn thực hành Thiền tốt nhất. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:2330,theme:course] [course_id:850,theme:course] [course_id:958,theme:course] 8. Luôn giữ thẳng lưng khi ngồi thiền Dù bạn tập thiền ở bất cứ tư thế nào thì việc giữ cho cột sống thẳng là yếu tố vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, ngồi thẳng lưng không có nghĩa là bạn cố ép bản thân mình vào một tư thế bí bách, gò bó mà phải giữ cho lưng thẳng ở trạng thái thoải mái, tự nhiên, mềm dẻo nhất. Bởi việc ngồi thẳng lưng không chỉ tốt cho xương khớp, hạn chế tình trạng vẹo cột sống mà có còn tốt cho hô hấp và tăng lưu lượng di chuyển năng lượng trong cơ thể diễn ra một cách dễ dàng.  Qua bài viết mà Unica chia sẻ, chắc chắn bạn đã nắm được cách ngồi thiền hiệu quả 100%. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có được sức khỏe an lành cùng một tinh thần an yên. 
18/11/2019
6938 Lượt xem
10 Lưu ý khi ngồi thiền về tâm lý bạn cần “khắc cốt ghi tâm”
10 Lưu ý khi ngồi thiền về tâm lý bạn cần “khắc cốt ghi tâm” Việc ngồi thiền mang lại rất nhiều lợi ích to lớn cho sức khỏe của con người. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách ngồi thiền làm sao để đạt được kết quả viên mãn. Đặc biệt là những lưu ý khi ngồi thiền về mặt tâm lý. Bây giờ, mời bạn cùng Unica đi tìm hiểu những lưu ý điều chỉnh tâm lý này là như thế nào nhé! 1. Đừng mong đợi điều gì Một trong những lưu ý khi ngồi thiền đó là không nên quá mong đợi đạt được đến một cảnh giới nào đó. Bạn hãy gạt bỏ suy nghĩ khi ngồi thiền xong bạn sẽ được trí tuệ, vui vẻ, mà hãy trải nghiệm thiền như những gì vốn có và kết quả bạn chỉ có thể cảm nhận được khi bạn thật sự hành thiền. Bởi đơn giản, học Thiền sẽ giúp bạn “quẳng gánh lo đi mà vui sống”. >>> Xem ngay: Tọa thiền là gì? Phương pháp tọa thiền hiệu quả Một trong những lưu ý khi ngồi thiền đó là không nên quá mong đợi vào kết quả Nếu bạn không thật sự gạt bỏ những định kiến, ý kiến cá nhân thì bạn sẽ không bao giờ đón nhận được một kết quả viên mãn. Do đó, bạn hãy ngồi thiền với một tâm thế thoải mái nhất, gạt bỏ hết những ý kiến, suy tưởng, hình ảnh của bản thân vào bất kỳ điều gì. 2. Quay lưng lại với thế giới Việc ngồi thiền đòi hỏi phải có sự tập trung cao độ, bỏ mặc mọi thứ đang diễn ra xung quanh, chỉ tập trung cho việc ngồi một nơi yên tĩnh và tĩnh tâm. Chính vì vậy, bạn hãy quay lưng lại với thế giới bên ngoài và chỉ quan tâm đến thế giới bên trong của mình. Hãy cố gắng đừng để những thứ bên ngoài làm tác động đến bạn và làm bạn bận lòng. Nếu bạn không thể vứt bỏ chúng thì làm sao bạn có thể giúp tâm mình lắng đọng lại được, đúng không nào! 3. Không căng thẳng và gượng ép bản thân Thiền giúp cho chúng ta giải tỏa căng thẳng chứ không phải tạo ra căng thẳng, hơn nữa việc ngồi thiền đâu có yêu cầu chúng ta phải thực hiện theo một rập khuôn có sẵn. Vậy, tại sao bạn không để cho tâm mình tĩnh lặng như mặt hồ, hãy xóa bỏ mọi suy nghĩ, mọi vọng tưởng đang hiện hữu trong tâm trí. Đồng thời, bạn hãy thư giãn, không nên ép bản thân phải làm gắng gượng ngồi thiền khi cảm thấy không thoải mái. Trong những lần ngồi thiền, vọng tưởng có thể không dẹp được hết đi, tuy nhiên, bạn không nên vì lý do này gây áp lực cho bản thân. Bởi, bạn đang tiến bộ nhưng bạn không nhận ra điều đó mà thôi. Việc cố gắng ngồi và tập trung sẽ giúp cho tâm trí của bạn vững vàng hơn qua từng ngày. Nếu bạn ngồi thiền đều đặn thì chắc chắn bạn sẽ nhận ra những thay đổi trong cuộc sống. Nhờ vậy mà bạn sẽ cảm nhận được sự yên tĩnh ngọt ngào và hạnh phúc đang “nở hoa” bên trong con người mình. Đây chính là lưu ý khi ngồi thiền về mặt tâm lý mà bạn không nên bỏ qua. Bạn hãy thư giãn, không nên ép bản thân phải làm gắng gượng 4. Lưu ý khi ngồi thiền đó là tôn trọng bản thân Trong mỗi chúng ta không ai là hoàn hảo cả, do đó khi ngồi thiền mà chưa đạt được những điều mà bạn mong muốn, thì bạn cũng không nên tự trách bản thân mình. Hãy để cho bản thân có thêm thời gian và cơ hội và thư giãn, hài lòng với những gì mà mình đã đạt được. 5. Không nên vội vàng Ngồi thiền sẽ giúp cho chúng ta an yên, sống trọn vẹn trong thời điểm đó. Nên khi ngồi thiền mà bạn càng hấp tấp thì bạn càng dễ dàng đánh mất chánh niệm của mình. Việc bạn cần làm là thoải mái, chậm rãi đi vào thiền, gạt bỏ hết mọi thứ đang diễn ra bên ngoài và không nên để tâm vướng bận vào bất cứ chuyện gì. Đồng thời, đừng để cho tâm lý vội vàng chiếm lĩnh dòng suy nghĩ của bạn để đạt được kết quả đã đề ra ngay nhé! Mọi điều thực sự có giá trị thì cần phải có thời gian để phát triển. Vậy tại sao bạn lại không dành cho bản thân thêm thời gian! Thiền là cách quản trị cảm xúc cực kỳ tốt dành cho mọi lứa tuổi. Trong quá trình thiền, bạn có thể tự khám phá ra những năng lực ẩn sâu bên trong của mình. Tuy nhiên, học thiền cần rất nhiều nỗ lực và sự kiên trì. Chính bởi vậy, bạn nên tham gia khóa học Thiền online của Unica để được chuyên gia tư vấn và chia sẻ các kiến thức hữu ích giúp bạn thực hành Thiền tốt nhất. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:2330,theme:course] [course_id:850,theme:course] [course_id:958,theme:course] 6. Thử thách chính là cơ hội Khi ngồi thiền, bạn thường phải đối mặt với mọi trạng thái, cảm xúc cũng như mọi suy nghĩ hiện hữu trong đầu. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng về vấn đề này, mà hãy đón nhận nó như là một cơ hội để nhận ra những thiếu sót của bản thân và chỉnh sửa nó. Trong những ngày đầu tiên, bạn sẽ không thể gạt bỏ hết đi được, nhưng mỗi lần bạn ngồi thiền là mỗi lần bạn chiến đấu với nó để đánh bại nó.  Việc này sẽ giúp cho tâm trí và tinh thần của bạn bền bỉ và có thêm sức mạnh hơn. Và nếu không có nó thì làm sao bạn có cơ hội để khám phá sức mạnh ẩn chứa trong con người mình bấy lâu nay. Do đó, đừng nản chí sau mỗi lần thất bại, mà hãy kiên nhẫn, kiên cường, quyết tâm để thành công bạn nhé! >>> Xem ngay: 3 Bài thực hành thiền định cho người mới học thiền Để đạt được kết quả như mong đợi, bạn cần phải biến thách thức thành cơ hội 7. Quan sát mọi thứ đang diễn ra Quan sát mọi việc đang diễn ra chính là một trong những lưu ý khi ngồi thiền mà bạn cần “khắc cốt ghi tâm”. Khi có bất kỳ một hình ảnh nào nổi lên trong đầu thì bạn hãy quan sát nó. Cho dù nó là hình ảnh đẹp hay xấu hiện lên trong bạn thì bạn vẫn phải đón nhận nó một cách bình thản và để nó trôi đi tự nhiên, chỉ cần bạn quan sát và không để bị nó cuốn theo. 8. Khám phá bản thân Bạn hãy tự lắng nghe bản thân, tự trải nghiệm và khám phá những điều mới mẻ bên trong khi ngồi thiền. Hãy tìm ra những cách riêng để diệt trừ những vọng tưởng và đạt được sự an yên. Bởi sẽ không một ai hiểu hay giúp đỡ được tốt hơn chính bản thân bạn. 9. Sử dụng giọng nói của bạn Niệm kinh trong suốt quá trình thiền định giúp cải thiện kết quả thiền định một cách đáng kể. "Om" và "aum" là hai bài niệm được sử dụng phổ biến trong luyện tập Yoga và thiền định. Viện niệm kinh đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp bạn quản lý, cân bằng hơi thở và tạo cảm giác bình yên, thư thái cho tâm hồn. 10. Kết thúc nhẹ nhàng Để kết thúc một buổi thiền, bạn không nên đừng dậy một cách đột ngột bởi nó có thể làm ảnh hưởng đến kết quả của toàn bộ quá trình thiền. Hãy từ từ mở mắt, dành một phút quan sát mọi thứ diễn ra xung quanh và để tâm để cảm xúc, suy nghĩ và toàn bộ cơ thể mình. Như vậy, UNICA đã chia sẻ cho các bạn những lưu ý khi ngồi thiền về tâm lý. Mong rằng, qua bài viết này các bạn sẽ bổ sung được nhiều điều bổ ích để đạt được lợi ích tối đa nhất.
18/11/2019
3904 Lượt xem
Thiền dưỡng sinh chữa bệnh giúp bạn
Thiền dưỡng sinh chữa bệnh giúp bạn "cải tử hoàn sinh" Thiền dưỡng sinh là phương pháp ngồi thiền được rất nhiều lớn tuổi lựa chọn vì những động tác tập luyện vô cùng đơn giản, nhưng hiệu quả nó mang lại thì lại rất tuyệt vời. Trong bài viết này, UNICA sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin chi tiết và đầy đủ nhất về cách học Thiền dưỡng sinh. Các bạn cùng Unica tham khảo ngay nhé! Thiền tác động tới cơ thể như thế nào? Có rất nhiều tác nhân gây bệnh cho con người, trong đó phải kể đến các yếu tố như: sự biến đổi của môi trường, hóa chất, vi khuẩn, thức ăn độc hại. Nhưng theo nghiên cứu, những tác nhân này chỉ chiếm 10% nguyên nhân, còn 90% còn lại là do chính từ bên trong cơ thể chúng ta.  Trong cơ thể người, tế bào là thành phần tạo nên các mô và tạo thành cơ thể hoàn chỉnh. Cũng như giống như tấm pin năng lượng, tế bào luôn đòi hỏi được nạp đầy và được căn bằng năng lượng điện áp trên màng tế bào của nó. Khi nguồn năng lượng bị thiếu hụt, tế bào sẽ bị mất cân bằng điện áp và gây ra sự xáo trộn trong hoạt động. Lúc này, cơ thể cần được bổ sung thêm năng lượng để tái tạo cho các hoạt động khác của mình. Nếu không được đáp ứng đầy đủ năng lượng trong một thời gian dài, các tế bào mất cân bằng điện tích làm tổn thương đến mô, cuối cùng dần dần gây bệnh cho một bộ phận nào đó trên cơ thể. Đây chính là điểm cốt yếu mà thiền đưa vào vận dụng trong phương pháp tập luyện. Khi ngồi thiền, thu năng lượng giúp cơ thể tự điều chỉnh tái lập sự quân bình cho điện áp màng tế bào thì cơ phận được cân bằng, cơ thể sẽ dần từ yếu bệnh sẽ khỏe mạnh trở lại. Thiền dưỡng sinh là gì? Thiền dưỡng sinh là một phương pháp luyện tập trong thiền, là một cách học dưỡng sinh kỳ diệu. Học thiền dưỡng sinh mang lại cho người học một thư thái buông xả hết sự mệt mỏi cũng như căng thẳng trong cuộc sống, cải tạo sức khỏe, giúp bạn kích thích nhanh việc đào thải các tế bào già yếu ra khỏi cơ thể. Việc ngồi thiền dưỡng sinh này phù hợp với tất cả mọi người nhưng được nhiều người lớn tuổi lựa chọn nhất bởi vì các động tác học khá đơn giản. Thiền dưỡng sinh mang lại cho người học một tinh thần thoải nhất Khi ngồi thiền dưỡng sinh, bạn cần điều chỉnh tư thế ngồi cho ngay thẳng, lưng thẳng, không được cong hay gù. Ngoài ra, bạn cũng cần phải điều chỉnh hơi thế, điều chỉnh tâm sinh lý không được lo lắng quá nhiều về tương lai, không được luyến tiếc về việc trong quá khứ, tâm người thiền cần phải vô tư, vô lo, hòa mình trong cực lạc. Khi ngồi thiền dưỡng sinh, có 5 lĩnh vực chính bạn cần quan tâm trong quá trình thiền đó là dưỡng sinh thân thể, dưỡng sinh tâm ký, tri năng, dưỡng sinh của xã hội và tâm linh. Ví dụ, khi bạn muốn ngồi thiền dưỡng sinh tâm linh, bạn cần có sự im lặng để tâm linh mở rộng, để đạt tới cảnh giới của sự “cực lạc”. >> Những lưu ý khi ngồi thiền về tâm lý bạn cần “khắc cốt ghi tâm” Thiền dưỡng sinh chữa bệnh Như chúng ta đã biết, thiền có rất nhiều lợi ích to lớn đối với cuộc sống của người. Hơn những thế, đã có rất nhiều người giảm được bệnh bệnh huyết tán nhờ năng lượng ngồi thiền dưỡng sinh đến kỳ diệu. Một câu chuyện có thật được đăng trên báo Phụ nữ về bố con anh Động ở thị trấn Quốc Oai sau 10 năm chống chọi căn bệnh huyết tán quái ác. Quặn lòng nhìn hai con trai càng lớn, càng ốm yếu do mắc bệnh huyết tán, phải điều trị suốt đời bằng thuốc và không có được cuộc sống như những đứa trẻ bình thường, anh Động đã quyết định tìm đến thiền dưỡng sinh như một tia hy vọng để mang lại cuộc sống hạnh phúc cho 2 đứa trẻ tội nghiệp. Thiền dưỡng sinh giúp người ngồi chữa được một số bệnh. Ảnh minh họa Như một phép màu, chỉ sau vài buổi học dưỡng sinh, anh nhận thấy sắc mặt của 2 đứa con đã sáng hồng trở lại. Hai con anh đã ăn được nhiều lên, về nhà ngủ ngon hơn, không khó chịu, tinh thần của hai đứa trẻ đã vui tươi trở lại. Sau một thời gian luyện tập phương pháp thiền dưỡng sinh chữa bệnh này, anh Động thấy 2 con đã vui tươi như những đứa trẻ khác, da dẻ ngày càng hồng hào, cử chỉ và lời nói nhanh nhẹn hơn. Đến ngày đưa con đi khám định kỳ tại Viện huyết học truyền máu Trung Ương, vợ chồng vỡ òa hạnh phúc khi được nhận trong tay kết quả 2 đứa con anh đã có những phản ứng tăng khả năng tạo hồng cầu, đồng thời tỷ lệ hồng cầu bị vỡ giảm đi đáng kể. Điều này càng chứng tỏ rằng, việc luyện tập thường xuyên thiền dưỡng sinh đã mang lại kết quả rất lớn cho trong việc chữa bệnh ở mọi độ tuổi. Thiền là cách quản trị cảm xúc cực kỳ tốt dành cho mọi lứa tuổi. Trong quá trình thiền, bạn có thể tự khám phá ra những năng lực ẩn sâu bên trong của mình. Tuy nhiên, học thiền cần rất nhiều nỗ lực và sự kiên trì. Chính bởi vậy, bạn nên tham gia khóa học Thiền online của Unica để được chuyên gia tư vấn và chia sẻ các kiến thức hữu ích giúp bạn thực hành Thiền tốt nhất. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:2330,theme:course] [course_id:850,theme:course] [course_id:958,theme:course] Một số lưu ý khi thiền dưỡng sinh đúng cách Tuy rằng, thiền dưỡng sinh là phương pháp tập luyện đơn giản, với những động tác khá cơ bản nhưng không phải ai ngồi thiền dưỡng sinh đều luyện tập đều đúng cách. Để đạt được hiệu quả cao, người luyện tập cần chú ý những vấn đề sau: - Luôn chú ý lắng nghe cơ thể, khi bạn cảm thấy cơ thể đau nhức, tê cứng do ngồi quá nhiều thì hãy dừng lại và thả lỏng cơ thể bằng việc đi lại.  - Vì thiền dưỡng sinh là luyện tập đều đặn hằng ngày, bài bản và thư giãn nên bạn không cần quá áp đặt thời gian luyện tập nên nó để đạt được hiệu quả nhanh. Luyện tập thiền dưỡng sinh hàng ngày giúp cải thiện một sức khỏe tốt - Bạn cần phải đặt cho mình một niềm tin, một tinh thần quyết tâm luyện tập để tạo ra năng lượng trong quá trình luyện tập, giúp đào thải các chất độc hại ra cơ thể cũng như cải tạo các tế bào mới. - Đối với những lớn tuổi, có thể luyện tập ngồi thiền dưỡng sinh vào buổi sáng để mang lại cho cơ thể một sức khỏe tốt, giúp tĩnh tâm, giảm căng thẳng và cơ thể thư giãn, giúp ăn ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, vì lớn tuổi, xương khớp của “các cụ” không được như giới trẻ nên mọi người chỉ nên ngồi thiền hít thở nhẹ nhàng để thanh lọc cơ thể, dưỡng sinh giúp chuyển hóa về khí huyết để tạo ra cân bằng âm dương, điều hòa khí huyết trong toàn cơ thể. Để có một sức khỏe tốt cũng như một tinh thần an yên, tất cả người dân Việt Nam chúng ta nên chăm chỉ luyện tập ngồi thiền dưỡng sinh hằng ngày để nuôi dưỡng một nguồn năng lượng tích cực trong cơ thể. Trên Unica hiện nay đang có rất nhiều khóa học thiền online cùng các chuyên gia đang chờ bạn khám phá để nâng cao sức khỏe cho mình. >> Cách hít thở khi ngồi thiền như thế nào là đúng chuẩn nhất? >> 3 tư thế ngồi thiền đúng cách mà ai cũng nên biết
18/11/2019
5561 Lượt xem
Ngồi thiền có tốt không? Câu trả lời chính xác, đầy đủ nhất
Ngồi thiền có tốt không? Câu trả lời chính xác, đầy đủ nhất Ngày nay, thiền được coi là một bộ môn thể dục được khá nhiều lựa chọn bởi vì nó mang lại nhiều lợi ích cho người ngồi thiền. Tuy nhiên, nhiều người mới bắt đầu thường đặt câu hỏi rằng ngồi thiền có tốt có không? Trong bài viết này, UNICA sẽ đi giải đáp thắc mắc về lợi ích của việc ngồi thiền tới tất cả mọi người. Các bạn cùng tham khảo nhé! 1. Lợi ích của việc ngồi thiền Mọi người hãy tham khảo 7 lợi ích của việc ngồi thiền cho sức khỏe đã được chứng minh để tự rút ra cho mình câu trả lời cho câu hỏi ngồi thiền có tốt không nhé! Ngồi thiền giúp bạn cải thiện não bộ và trí nhớ Lợi ích của việc ngồi thiền đã được chứng minh có thể giúp cho những người hay lo âu, áp lực, sợ hãi có thể có lại được sự bình yên trong tâm hồn. Hơn nữa, với những bạn trẻ đang gặp áp lực trong thi cử, hay quen chỉ cần dành 5 phút trong ngày để thiền là có thể cải thiện một trí tuệ minh mẫn và có một sức khỏe tốt. >>> Xem ngay: Thay đổi cuộc sống chỉ với 5 phút ngồi thiền thư giãn Luyện tập thiền thường xuyên giúp bạn cải thiện rất tốt về não bộ Theo tạp chí Frontiers in Human Neuroscience khảo sát, việc ngồi thiền có thể làm thay đổi hình dạng của bề mặt não bộ, giúp tạo ra nhiều nếp nhăn và mở rộng vùng chất xám. Khảo sát đó cũng được các nhà nghiên cứu của đại học California ở Los Angeles thực nghiệm trên 50 sinh viên ngồi thiền thông qua 50 máy phân tích mối liên hệ giữa thiền và vỏ não.  Kết quả cho thấy, nếp gấp của vỏ não có thể phản ánh một sự tích hợp của quá trình nhận thức khi ngồi thiền, giúp cho nếp gấp của vỏ não gia tăng, cải thiện khả năng của bộ não trong quá trình tiếp nhận thông tin và giúp người thiền có thể ghi nhớ thông tin nhanh hơn người bình thường. Ngoài ra, nếu ngồi thiền thường xuyên, bạn có thể điều chỉnh được được sóng bộ não tốt hơn những người không thiền. Những người tập thiền, sẽ giúp làm tăng hiệu suất làm việc nhanh hơn những người không ngồi thiền. Giảm stress Nếu bạn là người luôn phải chạy theo các deadline, luôn bị công việc đè nặng và cuộc sống gia đình bận rộn dẫn đến stress, lo âu thì hãy dành ra 10 phút ngồi thiền để mang lại lợi ích cho hệ thần kinh. Do não bộ kết nối đến trung tâm hệ thần kinh, nếu bạn sợ hãi, lo lắng thì trong quá trình ngồi thiền định các kết nối này sẽ được ngắt đi. Hơn nữa, việc ngồi thiền còn giúp bạn thả lỏng cơ thể để làm giảm cảm giác về sự lo lắng, lo âu, sợ hãi. Ngồi thiền sẽ tránh được bệnh tim mạch Tạp chí Circulation công bố một nghiên cứu rất quan trọng liên quan đến các bệnh về tim mạch năm 2012. Trong nghiên cứu được thực hiện trên 201 người bị bệnh tim mạch. Nhóm người được chia ra làm 2 lựa chọn. Một là lựa chọn tham gia lớp học về sức khỏe để thúc đẩy chế độ ăn uống và tập thể dục. Một nhóm còn lại sẽ được hướng dẫn về ngồi thiền.  Thiền giúp bạn hạn chế mắc các bệnh về tim mạch rất hiệu quả Nghiên cứu này được diễn ra trong 5 năm và các nhà nghiên cứu nhận được một kết quả khá bất ngờ rằng, những người chọn lớp thiền đã giảm được 48% các rủi ro tổng thể của một cơn đau tim, đột quỵ và tử vong. Giúp hạ huyết áp và tăng hệ miễn dịch Tại đại học Harvard cho thấy, thiền còn giúp làm giảm huyết áp bằng cách làm cho cơ thể hạn chế đáp ứng các kích thích căng thẳng. Hơn nữa, những người học thiền còn có tăng cường được khả năng miễn dịch trong quá trình hồi phục các bệnh ung thư. Nếu bạn thường xuyên thư giãn bằng thiền,có thể làm giảm nguy cơ tái phát ung thư vú rất lớn. Với những người già, luyện tập thiền thường xuyên giúp thúc đẩy quá trình đào thải các tế bào già cỗi, đem lại một sức đề kháng mạnh khỏe và giết chết tế bào gây bệnh. Cải thiện chất lượng giấc ngủ Mất ngủ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như mệt mỏi, căng thẳng, bệnh tật và những áp lực trong cuộc sống. Một nghiên cứu đã so sánh các chương trình thiền dựa trên chánh niệm và những người thường xuyên thiền định sẽ ngủ được lâu hơn và ngon giấc hơn, đồng thời cải thiện mức độ trầm trọng của chứng mất ngủ. Thiền định giúp bạn giải phóng, thư giãn cơ thể, hạn chế được những lo âu, căng thẳng và đưa bạn vào trạng thái yên bình, tịnh tâm khiến bạn ngủ ngon và ngủ giấc sâu hơn. Lợi ích của Thiền có thể kể đến là cải thiện sức khỏe, trẻ hóa làn da, tăng tuổi thọ, giảm căng thẳng và mệt mỏi. Thông qua khóa học Thiền online này, bạn sẽ biết cách thiền ăn, thiền ngủ, thiền hành,... Chuyên gia của chúng tôi sẽ chia sẻ những bí kíp hữu ích nhất để giúp bạn có thể thực hành Thiền một cách miên mật và hiệu quả. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:640,theme:course] [course_id:2416,theme:course] [course_id:342,theme:course] Nâng cao nhận thức về bản thân Ngồi thiền là khoảng thời gian tập trung giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân mình và nhìn nhận về mọi thứ diễn ra xung quanh theo chiều hướng tích cực hơn.  Các nghiên cứu đã chưng minh, luyện tập thái cực quyền giúp cải thiện hiệu quả bản thân, là một thuật ngữ dùng để mô tả niềm tin của một người vào năng lực bản thân của họ hoặc khả năng tự vượt qua thử thách.  Thiền kiểm soát tốt cơn đau Tập thiền có tác dụng kiểm soát cơn đau vô cùng hiệu quả, đặc biệt là đối với phụ nữ. Tập thiền thường xuyên giúp mở rộng vùng xương chậu, xao dịu tĩnh mạch chân, nhờ đó mà là giảm các chứng đau bụng do kinh nguyệt, rong kinh diễn ra hàng tháng. 2. Làm thế nào để đạt hiệu quả cao khi luyện tập thiền? Với 4 nghiên cứu đã được chỉ ra lợi ích của việc ngồi thiền, mỗi người chúng ta đã tự trả lời được câu hỏi ngồi thiền có tốt không đúng không? Tuy nhiên đã đạt được ích lợi to lớn như vậy, bạn cần phải luyện tập thường xuyên, đều đặn mỗi ngày. Hằng ngày, bạn chỉ cần dành ra ít nhất 5 phút mỗi ngày để luyện tập. Lâu dần, khi bạn đã rèn luyện được cho mình một thói quen, thì bạn cần kéo dài thời gian thiền của mình lên từ 15 đến 30 phút. Tập thiền 5 phút mỗi ngày để có một sức tốt và tránh được nhiều bệnh về tim Với những người bận rộn, bạn có thể tranh thủ ngồi thiền vào buổi tối hoặc tranh thủ thiền định chỉ với vài phút để cảm nhận sự tuyệt vời mà ngồi thiền mang lại.  Với những thông tin mà UNICA chia sẻ trong bài viết ngồi thiền có tốt không ở trên, các bạn còn chần chờ gì nữa mà không tập thiền ngay bây giờ để bảo vệ sức khỏe cho bản thân nhé!
18/11/2019
3106 Lượt xem
Giải đáp thắc mắc: Có nên nghe nhạc thiền? 
Giải đáp thắc mắc: Có nên nghe nhạc thiền?  Có nên nghe nhạc thiền? Là thắc mắc chung của nhiều người khi mới bắt đầu tham gia và tìm hiểu trong quá trình học Thiền online. Để có được câu trả lời chính xác nhất, nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bản thân, bạn hãy tham khảo thêm các kiến thức hữu ích mà Unica chia sẻ trong bài viết dưới đây.  1. Một số loại nhạc Thiền phổ biến - Nhạc cổ điển Ấn Độ: Đây là dòng nhạc truyền thống của đất nước Ấn Độ. Kể từ khi ra đời, dòng nhạc này đã thu hút sự quan tâm đông đảo của nhiều người. Ngày nay, nhạc cổ điển Ấn Độ đã lan rộng ra các nước Phương Tây, Châu Âu và được sử dụng trong quá trình thiền.  - Âm thanh của sự tự nhiên: Những âm thanh từ bạn có thể dễ dàng tìm thấy và cảm thụ trong quá trình thiền như tiếng lá cây rung rinh, tiếng thác nước chảy, tiếng chim hót. Những âm thanh gần gũi này sẽ giúp cho viêc thiền định trở nên thư giãn. - Nhạc hòa tấu: Nhạc hòa tấu bao gồm Violon, chuông, Guitar cổ diển với giai điện nhẹ nhàng, du dương. - Nhạc phúc âm:  Nhạc phúc âm là dòng nhạc dành cho người đi theo đạo. Thế nhưng dù không theo đạo, bạn cũng vẫn có thể nghe các bài thánh ca thiền định. Âm nhạc của những bài thánh ca này sẽ giúp truyền cảm hứng để bạn tập thiền tốt hơn.  2. Lợi ích của việc nghe nhạc thiền  Bạn hãy tham khảo thêm những lợi ích tuyệt vời mà nhạc thiền mang lại, để từ đó biết được có nên nghe nhạc thiền hay không. Cụ thể, việc nghe nhạc thiền sẽ mang lại những lợi ích sau:  >>> Xem ngay: Cách ngồi thiền niệm phật “chuẩn từng milimet” Nhạc thiền mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của bạn Nhạc thiền giúp tĩnh tâm Lợi ích đầu tiên mà nhạc thiền mang lại đó chính là giúp bạn tĩnh tâm hơn. Nhờ sự du dương mà nhạc thiền tác động trực tiếp đến sóng não, từ đó giúp bạn thư giãn và giảm mệt mỏi, nhờ vậy cảm xúc cũng được điều chỉnh theo hướng tích cực hơn.  Nhạc thiền giúp ngủ ngon Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trong cuộc sống, giúp bạn có một cuộc sống lành mạnh, khỏe mạnh và cân bằng. Đảm bảo ngủ đủ giấc và nâng cao chất lượng giấc ngủ cho phép bạn làm việc và học tập tốt hơn. Các nghiên cứu khoa học về sức khỏe đã chỉ ra rằng, việc nghe nhạc thiền sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn và luôn cảm thấy tự tại. Cũng chính vì vậy mà giảm thiểu tình trạng lão hóa, giúp bạn luôn tươi trẻ và khỏe mạnh.  Nhạc thiền giúp tăng cường trí tuệ Sở dĩ có điều này bởi nhạc thiền sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn trong mọi sự việc, tự mình tìm cách giải quyết sao cho phù hợp nhất. Qua đó, trí tuệ của bạn cũng được tăng cường một cách tốt hơn. Sự thư giãn đầu óc trong quá trình thiền cũng sẽ giúp bạn tăng cường sự sáng tạo, phát triển tư duy, ý tưởng.  Đẩy lùi nhiều bệnh nguy hiểm Những người bị mắc các bệnh như: huyết áp cao, tim, đau đầu… thì thiền chính là liệu pháp điều trị bệnh tuyệt vời nhất. Sở dĩ có được điều này là nhờ sự thư giãn trong quá trình nghe nhạc, giúp tâm được tĩnh lặng và mức độ bệnh tật cũng giảm đi rất nhiều.  Đăng ký khoá học Thiền online ngay để nhận ưu đãi cực kỳ hấp dẫn. Khóa học sẽ giúp bạn có được thói quen tập Thiền hàng ngày đơn giản và hiệu quả, làm chủ cảm xúc, thấu hiểu bản thân và mọi người xung quanh. Đặc biệt, bạn có thể chữa lành tổn thương bên trong nhờ ứng dụng tập thiền. [course_id:178,theme:course] [course_id:576,theme:course] [course_id:2036,theme:course] Nhạc thiền giúp loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực Nếu bạn thường xuyên xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực thì nhạc thiền chính là sự lựa chọn hoàn hảo để loại bỏ điều này, đồng thời hình thành những suy nghĩ mang tính tích cực.  Nhạc thiền giúp giảm stress và cân bằng cuộc sống Nếu bạn thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng, lo lắng thì nhạc thiền chính là liệu pháp để loại bỏ tình trạng này. Bởi nhạc thiền có tác dụng giảm stress, cân bằng cuộc sống được tốt hơn.  Nhạc thiền giúp cải thiện sự tập trung Nghe một số bản nhạc trong khi thiền định sẽ giúp bạn cải thiện mức độ tập trung. Nếu bạn đang là sinh viên đại học, sự tập trung giúp bạn có thể học tốt hơn. Nếu bạn là người có cuộc sống bận rộn trong công việc và cuộc sống, sự tập trung sẽ giúp cho bạn hoàn thành công việc tốt hơn trong một khoảng thời gian ngắn.  3. Có nên nghe nhạc thiền?  Qua những lợi ích mà nhạc thiền mang lại thì câu trả lời cho thắc mắc này đó chính là bạn nên nhạc thiền. Việc này không chỉ giúp cho bạn cải thiện sức khỏe mà tâm cũng được an yên hơn.  >>> Xem ngay: Bốn cấp độ của tứ thiền mà bạn nên biết Bạn nên nghe nhạc thiền mỗi ngày để cải thiện sức khỏe và vấn đề tâm lý Đặc biệt, đối với những người thường xuyên thực hành thiền tại nhà hoặc trong những không gian khác thì không thể thiếu nhạc thiền. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc nghe nhạc thiền khoảng 15 - 30 phút mỗi ngày sẽ giúp sức khỏe và tinh thần của bạn được cải thiện hơn rất nhiều.  Có thể, thời gian đầu làm quen với nhạc thiền sẽ khiến bạn buồn ngủ và không thể tập trung vào việc mà mình đang làm. Tuy nhiên, nếu kiên trì tập luyện, chắc chắn chỉ sau một thời gian ngắn, bạn có thể cảm nhận được sự thanh tịnh, an yên mà nhạc thiền mang lại.  4. Những lưu ý khi nghe nhạc thiền  Có nên nghe nhạc thiền và nghe nhạc thiền như thế nào để đạt hiệu quả cao chính là thắc mắc chung của những người mới bắt đầu học về thiền. Thực tế, để phát huy tính lợi ích mà nhạc thiền mang lại thì bạn cần nắm vững một số lưu ý sau đây:  - Không gian nghe nhạc thiền phải thực sự tĩnh lặng, tránh tiếng ồn lớn hoặc những tác động khác. Có như vậy, bạn mới thực sự cảm nhận được được nhạc thiền một cách trọn vẹn.  - Chọn thời điểm nghe nhạc thiền phù hợp, theo lời khuyên thì buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ là 2 thời điểm nghe nhạc thiền phù hợp nhất. Buổi sáng sẽ giúp bạn tỉnh táo, hình thành suy nghĩ tích cực, còn buổi tối sẽ giúp bạn ngủ ngon và thư giãn hơn.  - Khi mới làm quen với nhạc thiền, chỉ nên nghe khoảng 10 - 15 phút, sau đó tăng dần lên khoảng 30 phút mỗi ngày.  - Không nên nghe nhạc thiền quá lâu bởi có thể khiến bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi, không muốn làm việc.  - Có nhiều thể loại nhạc thiền khác nhau, điều quan trọng là chọn được loại nhạc thiền phù hợp, cảm thấy thư giãn và dễ chịu trong quá trình nghe.  Bạn nên nắm vững một số lưu ý khi nghe nhạc thiền để đạt được kết quả tốt nhất Qua những kiến thức mà bài viết chia sẻ, chắc chắn bạn đã có câu trả lời chính xác cho thắc mắc có nên nghe nhạc thiền. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có được một cơ thể khỏe mạnh cùng một tinh thần an yên. Ngoài bộ môn thiền bạn còn có thể tham khảo thêm việc học yoga tại nhà cùng chuyên gia hàng đầu tại Unica. Vừa giúp bạn giải toả căng thẳng, thư giãn đầu óc vừa giữ gìn vóc dáng "siêu chuẩn như người mẫu" và vô cùng mềm mại.
18/11/2019
8839 Lượt xem
Tọa thiền là gì? Phương pháp tọa thiền hiệu quả
Tọa thiền là gì? Phương pháp tọa thiền hiệu quả Cuộc sống hiện đại, khiến cho con người ta cảm thấy mệt mỏi, tâm không thanh thản, luôn phiền não bất ổn. Do đó, nhiều người tìm đến tọa thiền để tìm lại sự an yên, an lạc cho bản thân. Trong bài viết này, UNICA sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin xoay xung quanh phương pháp tọa thiền sao cho đạt được hiệu quả cao. Tọa thiền là gì? Dụng cụ để tọa thiền Tọa thiền được hiểu đơn giản là ngồi thiền, là phương pháp tự đưa con người ta đến giác ngộ. Hiểu đơn giản, “thiền” có nghĩa là “trầm lắng”, “tọa” có nghĩa là ngồi, tọa thiền được hiểu là ngồi trong sự trầm lắng. Mới đầu tọa thiền, nó đòi hỏi con người ta phải tập trung tâm trí lên đối tượng hoặc quan sát một khái niệm trừu tượng nào đó. Sau đó, thiền giả phải giải thoát ra được sự vướng mắc tư tưởng, hình ảnh, khái niệm. Bởi vì, mục đích của tọa thiền là tiến đến một trình trạng vô niệm, tỉnh giác. >>> Xem ngay: 5 tác dụng “tuyệt đỉnh” của thiền bạn không nên bỏ lỡ? Tọa thiền theo phương pháp Phật giáo. Ảnh minh họa Nếu bạn muốn tọa thiền đạt hiệu quả bạn nên chuẩn bị dụng cụ kỹ lưỡng bao gồm: - Bạn cần chuẩn bị một bồ đoàn hình tròn, có đường kính khoảng 20cm, bề cao khoảng 20cm, dồn gòn, khi ngồi xuống chỉ còn một tấc 10 cm. - Một tọa cụ vuông 8 tấc để trải dưới, bồ đoàn để lên trên. - Một chiếc khăn hoặc gối nhỏ dùng để chêm bên lòng bàn chân cho trũng. Sau khi đã chuẩn bị dụng cụ đầy đủ, mọi người tiến hành lựa chọn tọa thiền. Lợi ích của Thiền có thể kể đến là cải thiện sức khỏe, trẻ hóa làn da, tăng tuổi thọ, giảm căng thẳng và mệt mỏi. Thông qua khóa học Thiền online này, bạn sẽ biết cách thiền ăn, thiền ngủ, thiền hành,... Chuyên gia của chúng tôi sẽ chia sẻ những bí kíp hữu ích nhất để giúp bạn có thể thực hành Thiền một cách miên mật và hiệu quả. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:640,theme:course] [course_id:2416,theme:course] [course_id:342,theme:course] Phương pháp tọa thiền Có 3 giai đoạn để tọa thiền đạt hiệu quả cao đó là nhập, trụ và xuất. Giai đoạn nhập thiền Bạn cần lưu ý trước khi nhập thiền phải chọn cho mình một không gian thật yên tĩnh, quần áo cần ăn mặc thật thoải mái và nên bắt đầu thiền vào buổi sáng. Sau khi chuẩn bị kỹ lưỡng dụng cụ, bạn cần trải tọa ra, đặt các bồ đoàn lên trên tọa cụ. Bạn từ từ ngồi lên bồ đoàn, xương cùng đứng giữa bồ đoàn và nghiêng qua nghiêng lại cho an ổn mới kéo chân ngồi xuống. Lựa chọn một không gian yên tĩnh trước khi tọa thiền Trong giai đoạn tọa thiền này, có 2 tư thế bạn lựa chọn là kiết già và bán già. - Nếu bạn lựa chọn ngồi bán già: Tư thế ngồi thẳng lưng, kéo chân trái gác lên đùi phải và ngược lại. - Tư thế ngồi kiết già: Hai chân khóa vào nhau, chân phải của bạn cần đặt lên đùi trái rồi đêm bàn chân trái đặt lên đùi phải. Kéo sát chân vào trong lòng để  ngồi được lâu hơn. Tay trái để lên lòng bàn tay phải hoặc tay phải đặt lên lòng bàn tay trái. Hai bàn tay của bạn đặt lên hai lòng bàn chân và những ngón tay chồng lên nhau. Tuy nhiên, trong 2 tư thế trên, các thiền giả khuyên bạn nên lựa chọn tư thế kiết già để tọa thiền là tốt nhất. Dù bạn có lựa chọn tư thế nào đi nữa thì chỉ cần nhớ quan trọng nhất của tọa thiền là tâm tọa. Khi nhập thiền, lưng bạn phải thẳng, đừng quá ưỡn lưng quá cong hay vẹo, đầu hơi cúi theo chiều chóp mũi, gương mặt thả lỏng, nhẹ nhàng hít thở thật sâu để hơi thở được lưu thông. Sau đó, bạn há miệng thở không khí ra, lặp lại cách thở đó 3 lần, rồi bạn mím môi lại, môi và răng vừa khít, lưỡi để lên trên và chỉ được thở bằng mũi. Giai đoạn trụ Trong giai đoạn này, 3 phương pháp bạn lựa chọn là sổ tức quán, tùy tức và tri vọng. - Phương pháp sổ tức quán: Phương pháp này có nghĩ là quan sát hơi thở ra vào từ một đến mười. Có 2 cách để quán sổ tức là nhặt và khoan. + Nhặt: Bạn đếm một khi hút hơi vào cơ thể, đếm hai khi thở hơi ra ngoài. Bạn lần lượt nhặt hơi cho đến khi đếm đến mười rồi quay trở lại từ một. + Khoan: Bạn sẽ hít vào thở ra là một nhịp số 1, lần lượt cứ hít vào thở ra cho đến khi đếm đến số mười. Cứ lặp lại cho đến khi hết thời gian tọa thiền. - Phương pháp tùy tức: Đây là cách theo dõi hơi thở. Bạn hít hơi thở đến đâu là thở ra đến đó nhưng bạn phải nắm được rõ việc mình thở. - Phương pháp tri vọng: Bạn sẽ theo dõi hơi thở ra, buông hơi thở để tâm an tịnh. Nếu trong lúc thực hiện bạn có mơ màng ngủ quên thì hãy mở mắt ra chấn chỉnh lại tư thế. Giai đoạn xả thiền Khi xả thiền là kết thúc giai đoạn phải tọa thiền, bạn cần đọc thuộc bài nguyện hồi hướng:   "Nguyện đem công đức này    Hướng về khắp tất cả    Ðệ tử và chúng sanh    Ðều trọn thành Phật đạo". Sau khi kết thúc bài đọc tọa thiền, bạn chỉ cần dùng mũi hít một hơi thật sâu rồi dùng miệng thở ra ba hơi liên tục từ nhẹ đến mạnh để cho máu huyết lưu thông toàn cơ thể, mọi phiền não, bệnh hoạn, lo lắng, mệt mỏi được tan biến. >>> Xem ngay: 10 Lưu ý khi ngồi thiền về tâm lý bạn cần “khắc cốt ghi tâm” Bạn cần hít thở thật sâu trước khi kết thúc quá trình tọa thiền. Ảnh minh họa Tiếp đến, bạn cần làm bả vai mỗi bên lên xuống 5 lần, đầu cúi xuống ngước lên 5 cái. Hai bàn tay co duỗi 5 lần, cả cơ thể 7 lần cử động. Tiếp tục, bạn sẽ xoa mặt, lỗ tai, đầu, cổ từ 20 đến 30 lần. Lòng bàn tay phải đặt lên ngực, lưng bàn tay xoa lên lưng, xoa 3 điểm thượng tiêu, trung, hạ 5 lần rồi dùng bàn tay xoa mạnh lên xuống đùi, bàn chân, lòng bàn chân, thân rướn về đằng trước rồi mới được dời khỏi người khỏi bồ đoàn. Lưu ý trước khi tọa thiền Khi tọa thiền, điều quan trọng là làm thể nào để tâm không còn đi lang thang nữa, tức là tâm tọa. Để làm được điều này, người thiền cần chú ý một số điểm như sau: - Cần lựa chọn không gian tọa thiền ở nơi yên tĩnh, thoáng mát, tránh tiếng ồn để tăng sự tập trung trong khi thiền.  - Trong khi tạo thiền, cần giữ tâm trung lập, không phân biệt chấp chước và giảm từ từ các ý nghĩ trong đầu. - Tọa thiền nên bắt đầu vào buổi sáng khi thức dậy là tốt nhất bởi lúc này cơ thể thực sự thư giãn, chưa bị vướng bận và áp lực bởi quá nhiều yếu tố xung quanh công việc và cuộc sống.  - Chọn tư thế tọa thiện phù hợp để thời gian ngồi thời được lâu nhất. Bạn có thể tham khảo các tư thế như: ngồi thiền Miến Điện, ngồi thiền bán kết già, ngồi thiền toàn kiết già, tư thế ngồi Seiza. - Lựa chọn trang phục thiền mềm mại, rộng rãi và không bó sát để cơ thể được thoải mái nhất khi ngồi thiền.  - Trước khi tọa thiền cần ăn uống có chừng mực để cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng, không bị khó chịu vì quá no trong khi tập thiền.  - Tập trung vào luồng suy nghĩ, hạn chế giao tiếp với thế sự trong khi ngồi thiền.  Tọa thiền là phương pháp tu được áp dụng cho tất cả mọi người vì đức Phật không phân biệt người học thiền, nó mang lại cho thiền giả một tâm hồn thanh tịnh, biết cách đối nhân xử thế, phòng chống được bệnh tật...
15/11/2019
2700 Lượt xem
Thiền quán - Tìm đến an lạc bình an và thanh lọc tâm hồn
Thiền quán - Tìm đến an lạc bình an và thanh lọc tâm hồn Nhân loại chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên phát triển của khoa học, công nghệ, kinh tế. Nhìn một tổng thể, cuộc sống của con người được cải thiện và nâng cao rất nhiều, nhưng đời sống tinh thần lại mệt mỏi, rơi vào khủng hoảng kéo dài. Trong bài viết này, UNICA sẽ đề cập đến những thông tin về thiền quán giúp con người có thể vận dụng nó vào việc kiểm soát cảm xúc, thanh lọc tâm hồn và sống cuộc sống thanh thản, bình an. Thiền là gì? Trước khi hiểu được thiền quán là gì, chúng ta nên có hiểu biết về nguồn gốc ra đời của thiền. Thiền là một lĩnh vực rất đa dạng và phong phú, nó bao gồm rất nhiều trường phái thiền như: Thiền Như Lai, Thiền Tổ sư… Thiền có nhiều phương pháp thực hành khác nhau, mỗi một trường phái đều có một cách ngồi thiền riêng nhưng đều chung một đặc điểm là phải trải quá trình tĩnh tâm, thanh lọc tâm hồn đến thiền định. Thiền quán là một phương pháp thiền nhìn vào nội tâm của con người Thiền bao gồm thiền chỉ và thiền quán, nó giúp người hành giả đạt được cuộc sống an lành trong thực tại. Trong các bài kinh, Đức Phật đã dạy cho chúng sinh các phương cách điều phục thân tâm, thành tự chánh trí, đạt lối sống an lành và giải thoát. Phương pháp đó gọi là pháp thực hành thiền quán. Thiền Quán là gì Thiền quán là phương pháp hành trì quán chiếu nội tâm. Có nghĩa là, người thiền cần nhìn sâu vào nội tâm của mình để hiểu được rõ tâm mình mong muốn gì, thông qua đó sẽ thấy được tầm quan trọng khi chúng ta đối xử với mọi người xung quanh. Trong khi thiền quán, phương pháp được xem là “xương sống” của việc hành thiền chính là quán chiếu “thân, thọ, tâm, pháp” để người thiền đạt được sự bình an, hạnh phúc trong hiện tại. Khi bạn mới học thực hành thiền quán, bạn sẽ dần hiểu được về thân, tâm, cách điều khiển được tâm của bản thân, nhận ra được các cảm giác đau khổ, vui sướng đâu là thật, đâu là giả. Thiền Quán có mấy loại Thiền quan được chia làm hai loại: - Đối trị quán: Quán giới phân biệt đối trị chấp ngã, Như quán bất tịnh đối trị tham dục, quán sổ tức đối trị loạn động, quán từ bi đối trị giận hơn. - Chánh quán: Quán các pháp không tướng đều do nhân duyên sanh, vì nhân duyên sanh nên thể tánh các pháp là Không, tức là thật tướng. Nhờ thấy rõ các đối tượng quán đều không nên chủ thể quán tự nhiên thanh tịnh. Điểm đặc biệt của thiền quán là không hạn chế đối tượng mà hướng tâm vào những trạng thái để luôn hài hòa giữa tâm và thâm ghi nhận tất cả mọi vấn đề xảy ra xung quang cuộc sống. Nguyên tắc thực hành thiền quán là thẩm sát trong chánh niệm, chủ thể quán chiếu với đối tượng quán chiếu hợp nhất. Nghĩa là không còn ranh giới giữa chủ thể và tối tượng.  Lợi ích của Thiền có thể kể đến là cải thiện sức khỏe, trẻ hóa làn da, tăng tuổi thọ, giảm căng thẳng và mệt mỏi. Thông qua khóa học Thiền online này, bạn sẽ biết cách thiền ăn, thiền ngủ, thiền hành,... Chuyên gia của chúng tôi sẽ chia sẻ những bí kíp hữu ích nhất để giúp bạn có thể thực hành Thiền một cách miên mật và hiệu quả. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:640,theme:course] [course_id:2416,theme:course] [course_id:342,theme:course] Tầm quan trọng của thiền quán - Thiền quán có vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi con người, nó giúp bản thân người hành thiền cảm thấy thanh tịnh, thấy được cuộc sống bình an phía trước. Không những vậy, nó tạo nên những thay đổi tích cực cho bản thân người thiền về nhận thức trí não đến cách đối nhân xử thế.  Khi thiền quán, người tập sẽ để tâm ghi nhận hành động nhưng vẫn không mất đi sự tỉnh thức. Vì thế, sau khi đã hiểu và thực hành thiền quán thành thạo, bạn sẽ đạt đến mức độ chứng ngộ cao cấp, sẽ khiến tâm con người ta không còn bị sao lãng bởi phiền não. >>> Xem ngay: Tại sao bạn nên tham gia khóa học “170 tư thế Yoga và Thiền”? Ngồi thiền quán sẽ giúp cho bạn cảm thấy an lạc và bình yên - Khi ngồi thiền quán, bạn sẽ được áp dụng việc đối trị những trạng thái tâm tiêu cực của con người, được ví như một người thầy thuốc. Hiểu đơn giản, bạn cần khám bệnh trước, sau đó mới được bác sĩ kê toa thuốc. Toa thuốc của mỗi người là khác nhau, không theo một khuôn mẫu nào cả bởi vì bệnh của mỗi người là khác nhau. - Nếu bạn là một người ham của cải vật chất, phải đổi mọi thứ để kiếm được vàng bạc mà đến mất ăn, lo lắng đến đổ bệnh thì hãy ngồi thiền quán để tư duy sâu về những hệ lụy của người giàu. Bạn sẽ được giảng cho nghe tại sao người giàu lại ăn, ngủ không quan và không được hạnh phúc thật sự. Sau nhiều lần thiền quán như vậy, bạn sẽ thấy rõ sự ham muốn tiền bạc của mình dần dần được chuyển hóa. Lâu dần, khi thấy những thứ phù du đó, tâm của bạn sẽ không bị dao động, không còn bị thu hút đến việc suy nghĩ đánh đổi mọi thứ như trước nữa. - Nếu bạn là một người không thể kiểm soát được cảm xúc, hay cáu giận, quát mắng mọi người thì thiền quán sẽ giúp bạn quán chiếu được gương mặt phúc hậu của Đức Phật, cho bạn nhìn thấy hậu quả nghiêm trọng như thế nào. Sau đó, thiền quán sẽ giúp bạn dần dần sửa đổi được tính tình trở nên dịu nhẹ, cảm xúc được cân bằng, biết cách xử lý tình huống khi cơn nóng giận đạt lên đỉnh điểm. Chỉ cần bạn chăm chỉ luyện tập, sau một thời gian ngắn, bạn sẽ thấy lòng nóng giận của mình đã được cải thiện rõ rệt, dần đi đến hiền hòa. >>> Xem ngay: Cách ngồi thiền Kiết già đúng chuẩn dành cho người mới Ngồi thiền quán giúp bạn kiềm chế được cảm xúc tức giận, nóng nảy trong cuộc sống - Thiền quán còn giúp cho những người hay gặp thất bại, cảm thấy cuộc đời bế tắc, chán nản sẽ tìm được sự an lạc trong tâm. Bởi vì, sau một thời gian ngồi thiền quán, bạn sẽ tìm được nguyên nhân tại sao bản thân lại hay thất bại trong công việc, do bạn không có ý tiến thủ, không chịu nỗ lực vươn lên trong cuộc sống lại còn tạo áp lực tiêu cực cho bản thân. Ngồi thiền và suy ngẫm, bạn sẽ tìm được nguyên nhân và cố gắng làm lại nó từ đầu. Thực hành thiền quán là một phương pháp quan trọng giúp người thiền đạt được sự thanh thản trong nội tâm, tâm trong sạch, tinh thần nhẹ nhàng và nó được xem như là một phong cách sống đầy nghệ thuật.
15/11/2019
4159 Lượt xem
Những điều cần biết về thiền chánh niệm để tạo sự an lành
Những điều cần biết về thiền chánh niệm để tạo sự an lành Thiền chánh niệm là một cách tuyệt vời để tạo sự tập trung, giảm căng thẳng, tăng sự sáng tạo. Tuy nhiên, người vẫn không biết rõ cách thiền chánh niệm như thế nào để đạt hiệu quả cáo. Trong bài viết này, UNICA sẽ chia sẻ cho bạn những điều cần biết về thiền chánh niệm để tạo được an lành trong tâm hồn. Thiền chánh niệm là gì? Chánh niệm là sự tỉnh giác, là sự chú tâm đến những gì đang xảy ra trong giây phút hiện tại, một cách vô tư, không phê phán hay so sánh bất cứ điều gì với nhau. >>> Xem ngay: Thông tin quan trọng về thiền Vipassana bạn nên biết Thiền chánh niệm là loại bỏ những suy tiêu cực ở thời điểm hiện tại Nhà khoa học Jon Kabat - Zinn cho biết, thiền chánh niệm có từ Phật Tích Ca khoảng 2.600 năm trước. Sau này, thiền chánh niệm được xem là một trong những tặng phẩm vĩ đại nhất mà Ngài Cồ Đàm đã để lại cho nhân loại. Và sau ngàn năm kể từ lúc đức Phật nhập Niết Bàn, các Tổ sư Phật giáo dạy chúng ni luôn luôn chánh niệm trong mỗi phút giây. Thiền chánh niệm có giống như thiền không? Có rất nhiều sự nhầm lẫn trong khái niệm Thiền chánh niệm bởi nó liên quan đến kỹ thuật Thiền trong tôn giáo. Thiền chánh niệm nói đến việc thực hành nói chung, mô tả một nhóm các công việc cần thực hiện để giúp cân bằng cảm xúc, tập trung tâm trí. Khi nói đến thiền định, người ta nghĩa đến nhiều phương pháp khác nhau như: thiền siêu việt, thiền chiêm nghiệm, thiền thư giãn. Mỗi tôn giáo có một hình thức thiền định riêng phù hợp với mục đích và tĩn ngưỡng của họ. Với những người mới bắt đầu học thiền, việc chọn một hình thức ngồi thiền phù hợp là yếu tố vô cùng cần thiết. Nếu bạn cảm thấy rằng hình thức đo phông phù hợp với bạn thì bạn nên thử hình thức khác. Có rất nhiều kỹ thuật khác nhau khi bạn muốn thực hiện thiền chánh niệm, nhưng nhìn chung chusngd dều bao gồm các kỹ thuật chính như: nhận thức cơ thể, tâm trí và cảm xúc, kỹ thuật thư giãn, kỹ thuật thở, hình ảnh trong tâm trí. Những kỹ thuật này có thể giúp bạn làm dịu tâm trí để bạn trở thành người quan sát khách quan hơn về bản thân và thế giới xung quanhg.  Lợi ích của Thiền có thể kể đến là cải thiện sức khỏe, trẻ hóa làn da, tăng tuổi thọ, giảm căng thẳng và mệt mỏi. Thông qua khóa học Thiền online này, bạn sẽ biết cách thiền ăn, thiền ngủ, thiền hành,... Chuyên gia của chúng tôi sẽ chia sẻ những bí kíp hữu ích nhất để giúp bạn có thể thực hành Thiền một cách miên mật và hiệu quả. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:640,theme:course] [course_id:2416,theme:course] [course_id:342,theme:course] Cách ngồi thiền chánh niệm Để ngồi thiền chánh niệm đạt hiệu quả cao, bạn hãy chọn một địa điểm thật tĩnh lặng, không bị làm phiền và quan trọng là bạn cảm thấy thật thoải mái. Khi bắt đầu học thiền, bạn cần thật tịnh tâm và bắt đầu thoát khỏi tất cả những điều đang diễn ra xung quanh cuộc sống của mình. Đặc biệt, nếu bạn đang cảm thấy căng thẳng hoặc sợ hãi, khi ngồi thiền chánh niệm bạn sẽ thấy cảm xúc của mình đang xúc động. Nhưng đừng lo lắng, vì nó chỉ là những điều rất bình thường. Tiếp theo, bạn hãy hít thở thật sâu, mang theo nhận thức của mình vào trong từng chuyển động nhịp nhàng của hơi thở. Hãy chú ý, hít từng hơi thở thật sâu và theo nhịp điệu. Khi bạn làm điều đó trong thiền chánh niệm, bạn sẽ cảm thấy hơi thở của mình đang di chuyển trong từng mạch máu, lấp đầy phổi rồi thoát ra cổ họng và miệng. Ngoài ra, khi thiền chánh niệm sẽ hãy hạn chế suy nghĩ của mình trong đầu, bạn phải nhắc nhở bản thân của mình kiểm soát những suy nghĩ và hành động không có. Hãy tạo cho mình những suy nghĩ tích cực, dẹp bỏ những suy nghĩ tiêu cực và thư giãn thật tốt. >>> Xem ngay: Thay đổi cuộc sống chỉ với 5 phút ngồi thiền thư giãn Khi ngồi thiền chánh niệm hạn chế xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực. Ảnh minh họa  Bạn hãy quan sát thật kỹ những thứ mình nhìn thấy nhưng không được đánh giá hay bình luận bất cứ thứ gì về nó. Tuy nhiên, sẽ có nhiều người không tránh khỏi việc não bộ xuất hiện những suy nghĩ tự đánh giá. Tất nhiên, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình thiền chánh niệm của bạn. Hãy tập luyện thư giãn khuôn mặt để giảm tải những căng thẳng, đạt cảnh giới cao khi chánh niệm. Bạn có thể luyện tập được thói quen đó ngay cả khi đi xe buýt, đi bộ, làm việc, học bài. Cuối cùng khi bạn thiền chánh niệm, hãy nhớ tập trung vào hiện tại. Đây là những mục đích chính của bài tập thiền chánh niệm, nó giúp bạn tập trung được vào hiện tại. Khi thiền thành công, bạn sẽ dễ dàng để tâm trí và cảm xúc của mình hướng về tương lai hoặc quá khứ những cơ thể của bạn vẫn luôn ở hiện tại.  Lưu ý, trong quá trình thiền chánh niệm, nếu bạn thấy tâm trí của mình lơ đễnh thì hãy quay lại việc hít thở sâu và cố gắng kiềm chế cảm xúc ở hiện tại. Lợi ích của thiền chánh niệm Như đã biết, chánh niệm là sự tập trung cụ thể vào từng đối tượng, mà bản thân người thiền không được phép phê phán bất cứ điều gì trong quá trình ngồi thiền. Thiền chánh niệm mang lại cho cuộc sống con người rất nhiều lợi ích, bao gồm: - Giúp người thiền giảm được những suy nghĩ, những xúc động tiêu cực và hạn chế các triệu chứng trầm cảm. Giúp bạn có thể gia tăng khả năng ghi nhớ, chịu áp lực giỏi trong lúc làm việc, nâng cao được khả năng tập trung, không bị phân tán bởi các yếu tố bên ngoài tác động. - Thiền chánh niệm còn giúp bạn làm giảm đi sự căng thẳng, lo âu. Nó mang lại cho người thiền sự nhận thức về cuộc sống một cách tích cực. - Ngoài ra, thiền chánh niệm còn giúp bản thân con người ta trở nên điềm tĩnh, không nóng giận, không thái quá. Khi luyện được thói quen thiền chánh niệm sẽ giúp bạn có một bộ não thông minh và ghi nhớ lâu hơn - Lợi ích nổi bật của thiền chánh niệm là giúp người thiền gia tăng được sự thông minh, đức hạnh. Biết cách cân bằng cảm xúc, điều chỉnh sự sợ hãi. Bởi vì nó làm thay đổi não bộ, gia tăng vùng chất xám, cải thiện tính mất tập trung khi học tập. Hơn thế nữa, thiền chánh niệm còn giúp bạn đẩy lùi được bệnh tật, tăng sự miễn dịch cho cơ thể. - Đối với những người béo phì, tập thiền chánh niệm trong chánh niệm, ăn cơm chánh niệm giúp họ giảm cân vì tạo được tâm lý thích những thức ăn chay lành mạnh. - Nếu cho tù nhân thực hành thiền chánh niệm hàng ngày, sẽ giúp cho họ gia tăng sự vui vẻ, bớt lo âu, sợ hãi, nhanh chóng phục hồi cuộc sống và tái hòa hợp với môi trường, giảm hận thù và có thái độ cải tạo tốt. Thiền chánh niệm được ví như một loại thuốc độc đáo chữa bách bệnh trong thiên hạ mà không tốn một đồng bạc nào cả. UNICA hy vọng rằng, bài viết này sẽ mang lại nhiều thông tin bổ ích cho mọi người khi bắt đầu tập sự thiền chánh niệm. Chúc các bạn thành công!
15/11/2019
3075 Lượt xem
Tất tần tật thông tin cách thiền nằm bạn nên biết
Tất tần tật thông tin cách thiền nằm bạn nên biết Bạn có biết rằng, việc áp dụng cách thiền nằm trước khi đi ngủ là phương pháp tốt nhất để có được một giấc ngủ tuyệt vời. Bởi, khi nằm thiền, cơ thể bạn sẽ được nhập tâm vào trạng thái thư giãn và thoải mái nhất, để sáng hôm sau chào ngày mới với đầy sự lạc quan và sự tích cực. Hãy cùng UNICA đi tìm hiểu về cách học Thiền này trong bài viết dưới đây nhé! 1. Cách thiền nằm với tư thế xác chết - Đầu tiên, bạn hãy tìm một bề mặt phẳng, dài và rộng có thể là nằm trên giường, dưới đất hoặc trên ghế dài. Việc này sẽ giúp cho bạn  có cảm giác đang nằm giữa đại dương. Nếu bạn cảm thấy đau thì hãy trải một tấm chăn mỏng lên sàn nhé! - Bây giờ, hãy nằm xuống và giữ cho xương sống của bạn được thẳng và song song với cạnh giường. Thả lỏng chân, hơi mở rộng ra ngoài và thư giãn. Hai tay bạn cũng thả lỏng, đặt thẳng cách hông một ít và ngửa lòng bàn tay lên trời, giữ cho hai bên cơ thể được cân đối. >>> Xem ngay: Khi ngồi thiền nên nghĩ gì để đạt được hiệu quả tốt nhất? Với cách thiền nằm, chân thả lỏng và hơi mở rộng ra ngoài  - Tiếp theo, bạn mở mắt và nhìn thẳng lên trên, nhưng đừng nhìn chằm chằm vào bất cứ thứ gì ở trên trần nhà. Bạn có thể nhắm mắt lại nếu nằm thiền để chuẩn bị cho giấc ngủ. - Lúc này, hãy đặt lưỡi vào vòm miệng ngay phía sau hàm răng trên. - Sau đó, uốn cong hoặc co chân thật mạnh, rồi nhấc hai bàn chân lên khoảng 5cm so với mặt sàn. Tiếp đến, bạn thả 2 chân xuống và giữ nguyên vị trí này khi chân tiếp đất. Bạn thư giãn 2 chân và không tác động lực gì lên nó nữa. - Khi áp dụng cách thiền nằm kiểu xác chết, bạn hãy nhấc lưng lên một chút và điều chỉnh sao cho bạn thấy thoải mái nhất, rồi hạ xuống và giữ nguyên.  - Cuối cùng, bạn lắc đầu từ trái sang phải giống như bạn đang từ chối một vấn đề nào đó. Đăng ký khoá học Thiền online ngay để nhận ưu đãi cực kỳ hấp dẫn. Khóa học sẽ giúp bạn có được thói quen tập Thiền hàng ngày đơn giản và hiệu quả, làm chủ cảm xúc, thấu hiểu bản thân và mọi người xung quanh. Đặc biệt, bạn có thể chữa lành tổn thương bên trong nhờ ứng dụng tập thiền. [course_id:178,theme:course] [course_id:576,theme:course] [course_id:2036,theme:course] 2. Phương pháp hít thở Phương pháp hít thở sẽ giúp thải độc và làm sạch tâm trí và cơ thể. Bạn hít vào bằng mũi sao cho không khí đầy lồng ngực, hãy giữ hơi thở cho đến khi bạn cảm thấy hơi khó chịu do thiếu khí. Sau đó, thở ra bằng miệng, bạn lặp lại 3 lần rồi bắt đầu với phương pháp thở cơ bản của thiền Tông như sau: - Bạn hít vào một cách nhẹ nhàng và chậm bằng mũi, sao cho không khí đầy bụng. Thời gian hít vào trung bình khoảng 2 - 3 giây. Khi bụng gần đầy khoảng 80% thì ngưng khoảng 2 - 3 giây. - Tiếp theo, thở ra chậm bằng mũi và cơ bụng, thời gian trung bình thở ra khoảng 3 - 4 giây. Bạn hít vào một cách nhẹ nhàng và chậm bằng mũi - Hãy tưởng tượng rằng mỗi lần bạn hít vào là đang hít toàn bộ khí và năng lượng cuộc sống của vũ trụ vào đan điền. Khí đang ngập tràn trong cơ thể, lấp đầy tế bào và xâm nhập vào tủy xương, từng tế bào trong cơ thể được hòa quyện vào khí giúp chữa lành và trẻ hóa cơ thể. - Một trong những ưu điểm nổi bật nhất của cách thiền nằm đó là bạn không cần dùng bất kỳ cơ nào để duy trì tư thế này. Do đó, mà bạn tập trung dễ dàng hơn vào từng bộ phận của cơ thể.  3. Quy tắc suy nghĩ khi thiền nằm Với hướng dẫn thiền nằm này, bạn hãy tập trung suy nghĩ về những cảm giác từ bên trong và bên ngoài cơ thể. Bạn hãy cảm nhận nguồn năng lượng đi vào cơ thể, cảm nhận từ đôi mắt tuyệt vời đến thế nào khi đã giúp bạn nhìn thấy thế giới vô vàn màu sắc, cảm nhận đôi tai đã giúp bạn lắng nghe những âm thanh tuyệt vời của tạo hóa.  Và đừng quên cảm nhận miệng đã giúp bạn trải nghiệm những mùi vị của hương vị món ăn, cảm nhận mũi đã giúp bạn cảm nhận hương thơm của những bông hoa đang tỏa hương khoe sắc rực rỡ. 4. Thiền nằm chuẩn bị cho giấc ngủ Nếu bạn muốn áp dụng phương pháp thiền nằm để có được giấc ngủ ngon thì hãy tập trung vào những cảm nhận như hướng dẫn ở trên. Hãy thư giãn các cơ bao gồm cả khuôn mặt, sau đó tĩnh lặng cảm nhận, thực hiện lặp đi lặp lại cho đến khi bạn chìm vào giấc ngủ. >>> Xem ngay: 2 Bài tập thiền buông thư không phải ai cũng biết Bạn hãy thư giãn các cơ bao gồm cả khuôn mặt 6. Thiền nằm phục hồi cảm xúc Nếu bạn thấy thấy tâm trạng đang tồi tệ, căng thẳng, lo lắng thì cách thiền nằm chính là sự lựa chọn không thể tuyệt vời hơn. Khi bạn cảm thấy giận dữ hoặc ngại ngùng, thì hãy hoạt động một chút trước khi thiền. Có rất nhiều cách hoạt động nhẹ nhàng mà bạn có thể lựa chọn như: quét nhà, chạy bộ, tập thể dục các hoạt động này sẽ giúp đốt cháy hết năng lượng dư thừa bên trong cơ thể. 7. Thiền nằm phục hồi thể chất Thiền nằm là một phương pháp lý tưởng khi bạn bị bệnh hoặc không thể đi lại, đặc biệt là khi bạn cảm thấy thất vọng, muốn hồi phục nhanh và hiệu quả hơn để có thể trở lại làm việc. Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về các thông tin liên quan đến cách thiền nằm vô cùng hiệu quả. Chúng tôi hy vọng những kiến thức trên sẽ thật sự hữu ích để giúp các bạn nâng cao sức khỏe và thư giãn sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi và căng thằng. 
15/11/2019
8951 Lượt xem
Nên ngồi thiền ở đâu để đạt cảnh giới “Kinh thi Phật quả”?
Nên ngồi thiền ở đâu để đạt cảnh giới “Kinh thi Phật quả”? Ngày này, ngồi thiền được là một môn học rèn luyện tính kiên nhẫn, kỷ luật, khả năng tập trung, nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật và cân bằng lại cuộc sống. Một trong những thắc mắc hay gặp nhất của những người mới làm quen với tập thiền là nên ngồi thiền ở đâu để đạt hiệu quả? Trong bài viết này, UNICA xin giới thiệu cho bạn một số không gian ngồi thiền để đạt cảnh giới “Kinh thi Phật quả”. Chọn không gian ngồi thiền sạch sẽ, yên tĩnh, thoáng mát Nên ngồi thiền ở đâu để đạt tới mức độ thâm sâu nhất định trong cảnh giới thiền định đó là vấn đề mà rất nhiều ngồi thiền thắc mắc. Đối với những nhà thiền sư lâu năm, họ có thể ngồi thiền ở bất cứ nơi nào mà không bị ành hưởng khi thiền. Còn với những người mới làm quen, bạn nên chọn ngồi thiền trong không gian sạch sẽ, yên tĩnh, không có khói bụi, ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe. Với không gian thiền như thế, bạn sẽ cảm thấy tập trung, an toàn và thoải mái để đi vào trạng thái thiền định. >>> Xem ngay: Thiền dưỡng sinh chữa bệnh giúp bạn "cải tử hoàn sinh" Chọn không gian yên tĩnh để ngồi thiền đạt hiệu quả cao Không gian bạn chọn càng tĩnh lặng càng tốt. Bạn không cần phải chọn cho mình một căn phòng cách âm hoàn toàn. Đặc biệt, bạn nên tránh xa những âm thanh trò chuyện hay những tiếng nhạc ồn ào bởi vì tâm người ngồi thiền có khung hướng bị cuốn hút vào những tạp âm và không thể thiền được lâu. Thiền tại chùa  Nơi ngồi thiền hiệu quả là nơi tổng hợp được những yếu tố của đất trời, của trường năng lượng. Với những “người trần mắt thịt” thì việc cảm nhận được nơi nào có trường năng lượng tốt là điều rất khó. Tuy nhiên, bạn có thể nhìn biểu hiện, tính chất của nó tác động nên các vật xung quanh như: Cây cối xanh tốt, con người khỏe mạnh, không khí trong lành. Vậy nên ngồi thiền ở đâu để đạt hiệu quả nhất? Câu trả lời chính là thiền tại đền chùa. Không gian chùa tĩnh mịch, không khí trong lành, cây cối tươi xanh, sân chùa rộng, tiếng mõ kêu, tiếng chổi quét lá đa vào buổi sáng se lạnh khiến cho tâm người thiền cảm thấy thanh thản.  Đặc biệt, thiền tại chùa khác hoàn toàn với ngồi thiền ở những nơi khác. Bởi vì,  tại chùa bạn sẽ được nghe giảng đạo pháp, được các thầy giải thích về thiền rất dễ hiểu. Hoặc đơn giản, bạn ngồi thiền theo lời dẫn của thành và tiếng nhạc thiền, tâm bạn cảm thấy ấm, bạn sẽ dần dần thấy mình như đang tọa lạc “chốn Phật tử”, dưới ánh sáng quang minh của Phật Tổ. >>> Xem ngay: Cách luyện thiền ngủ từ A - Z Ngồi thiền tại chùa giúp cơ thể bạn hấp trường năng lượng rất tốt Thiền tại nhà hoặc văn phòng Khi bạn thiền tại nhà, bạn có thể tạo ra cho mình một không gian thiền sạch sẽ, thư thái, tĩnh lặng để đạt hiệu quả thiền cao như một căn phòng tối với một ngọn nến nhỏ, một nén hương trầm thoang thoảng mùi hương. Ngoài những mùi hương thơm dịu nhẹ khiến cơ thể bạn dễ an yên, dễ đi vào thiền định thì đốt hương trầm còn có tác dụng thanh tẩy không gian, tiêu trừ những năng lượng xấu, hình thành một không gian trường năng lượng tốt. Hoặc đơn giản ngồi thiền trước một chiếc cửa sổ để đón nhận ánh sáng mặt trời.  Khi ngồi thiền tại nhà, bạn nên lặp lại vị trí ngồi thiền đó có nghĩa là chỗ đó chỉ dành cho ngồi thiền và không làm một việc gì khác. Lâu dần, bạn sẽ tạo được cho mình sự liên kết về chỗ ngồi, bạn sẽ thấy sự tĩnh lặng của thiền và nhanh chóng đi vào trạng thái “Kinh thi Phật quả”. Thiền là cách quản trị cảm xúc cực kỳ tốt dành cho mọi lứa tuổi. Trong quá trình thiền, bạn có thể tự khám phá ra những năng lực ẩn sâu bên trong của mình. Tuy nhiên, học thiền cần rất nhiều nỗ lực và sự kiên trì. Chính bởi vậy, bạn nên tham gia khóa học Thiền online của Unica để được chuyên gia tư vấn và chia sẻ các kiến thức hữu ích giúp bạn thực hành Thiền tốt nhất. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:2330,theme:course] [course_id:850,theme:course] [course_id:958,theme:course] Ngồi thiền tại bãi biển Như chúng ta đã biết, ngồi thiền là một trạng thái đối lập giữa ngủ và thức. Nó được coi trạng thái ức chế đồng thời các tế bào thần kinh cảm giác và vận động từ vỏ não. Bạn có thể ngồi thiền tại những bãi biển, tư thế ngồi thiền hoa sen, mắt nhìn ra xa mặt biển trong xanh, tập trung tinh thần.  Thiền tại bãi biển giúp cho tinh thần thoải mái, hấp thụ được năng lượng trời đất Ưu điểm lớn nhất khi bạn ngồi thiền ở đây đó là bạn sẽ cảm nhận được trường năng lượng rất lớn, hòa mình vào đất trời, hấp thụ năng lượng mặt trời với một tinh thần thoải mái, não bộ được giải tỏa căng thẳng, giúp bạn nhanh chóng đi vào thiền định. Có thể nói rằng học Thiền giúp bạn giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường khả năng tập trung và cải thiện trí nhớ hiệu quả. Thông qua những thông tin mà UNICA đã chia sẻ ở bài viết trên, hy vọng bạn sẽ tự tìm được cho mình câu trả lời nên ngồi thiền ở đâu đạt hiệu quả thiền cao nhất.  Chúc các bạn thành công!
15/11/2019
5623 Lượt xem
Cách ngồi thiền niệm phật “chuẩn từng milimet”
Cách ngồi thiền niệm phật “chuẩn từng milimet” Cách ngồi thiền niệm phật sẽ giúp cho tâm hồn được bình an, tránh xa những muộn phiền của thế gian và tìm đến sự bình yên nơi cửa phật. Có thể nói rằng, ngồi thiền niệm phật tâm an nhưng không loạn. Trong khuôn khổ bài viết ngày hôm nay, UNICA xin giới thiệu cho các bạn phương pháp “thần kỳ” này, nhằm giúp cho những ai mới vừa tiếp cận ngồi thiền sẽ hiểu và đạt hiệu quả tốt nhất. Ngồi thiền niệm Phật là gì? Hiện nay, có rất nhiều người tìm đến bộ môn thiền niệm Phật tại nhà. Tuy nhiên, hiệu quả từ sự kết hợp này đạt được không cao. Bởi khi thực hiện cùng lúc, người hành thiền phải hiểu được giá trị của thiền niệm Phật. Có thể thấy, ngồi thiền niệm Phật tại nhà là một phương pháp thực hành tâm hồn, nó là sự kết hợp giữa hai hoạt động là ngồi thiền và niệm Phật. Ngồi thiền giúp con người giải tỏa những mệt mỏi, áp lực. Ngồi thiền hay hành thiền là một hoạt động tinh thần. Ngồi thiền giúp cho cho người ngồi thiền giải tỏa những áp lực, mệt mỏi , giải tỏa những cân bằng trong cuộc sống giúp cho tâm hồn được an nhiên và tự tại. Ngồi thiền niệm Phật tại nhà là hoạt động giúp con người vừa tu tâm vừa tu tánh. Bởi cả hai đều hướng con người tới những giá trị của cuộc sống. >>> Xem ngay: 2 Bài tập thiền buông thư không phải ai cũng biết Ngồi thiền kết hợp với niệm Phật Lợi ích khi vừa ngồi thiền niệm Phật tại nhà Việc ngồi thiền niệm Phật đúng cách tại nhà không những giúp cho con người rèn được tâm hồn, thể chất mà nó còn tạo ra những giá trị hữu ích trong cuộc sống. Nếu bạn có thói quen ngồi thiền niệm Phật tại nhà thì sẽ giúp cho đầu óc được giải tỏa, căng thẳng được xóa bỏ, giúp con người cảm nhận được những giá trị đích thực trong cuộc sống. Thông qua việc ngồi thiền niệm Phật, bạn sẽ điều chỉnh được những lối sống phù hợp, sống vội vã, sống thờ ơ. Hơn hết, việc ngồi thiền niệm Phật đúng cách sẽ mang lại cho con người sự tập trung, điều này sẽ giúp cho sự phát triển tư duy của bạn. Những lưu ý trước khi ngồi thiền niệm phật Đối với những người mới làm quen và muốn học Thiền thì đầu tiên bạn cần chú ý đến việc ăn uống trước khi ngồi thiền. Trước khi ngồi thiền bạn không nên ăn uống quá no. Bởi như vậy sẽ tạo cảm giác đầy bụng và khó chịu, khiến người tập thiền mất tập trung. Một lưu ý tiếp theo trước khi ngồi thiền niệm phật đó là cần tắm rửa sạch sẽ và lựa chọn trang phục phù hợp, thoải mái nhất. Đặc biệt, bạn nên nới đai lưng quần rộng ra để tạo sự dễ chịu và giúp cho quá trình hô hấp được dễ dàng hơn. Về tư thế ngồi thì bạn cần giữ thân luôn thẳng, tránh cong vẹo, trước và sau khi thiền hãy chọn cho mình cách ngồi mà bạn cảm thấy thoải mái nhất. Trước khi ngồi thiền bạn không nên ăn uống quá no   Cách ngồi thiền niệm phật Tư thế ngồi - Đối với tư thế ngồi toàn kiết già hay còn gọi là Kim Cang Tọa, bạn đặt chân trái lên đùi phải và chân phải lên đùi trái, rồi kéo 2 chân sát vào người. - Còn đối với tư thế ngồi bán kiết già, bạn đặt chân trái lên đùi phải hoặc đặt chân phải lên đùi trái, tùy bạn lựa chọn.  - Về cách đặt bàn tay thì bạn để ngửa, tay phải để trên tay trái một cách nhẹ nhàng, 2 ngón tay cái đan sát vào nhau. Hít thở Với cách ngồi thiền niệm phật, khi thân đã yên thì bạn cần chú ý đến hơi thở. Hít vào và thở ra hết sức nhẹ nhàng, bạn hít vào thật sâu và mang hết tất cả sự thanh khiết từ bên ngoài vào cơ thể. Tâm thật sự tịnh Một yếu tố quan trọng nhất khi ngồi thiền mà bạn cần phải lưu ý đó là tâm phải thật sự tịnh, không nên để những ý niệm xấu, những thứ xa hoa hay trụy lạc hiện hữu trong suy nghĩ. Bạn hãy để tâm trong lành, êm dịu như dòng nước . Xả thiền Khi xả thiền, bạn hãy làm ngược lại tất cả các bước trên. Đồng thời, luôn để tâm hướng về những điều tốt đẹp nhất. Sau đó, hãy thở một hơi thật dài để đẩy khí nóng ra khỏi cơ thể. Tiếp theo, tự thả lỏng người, duỗi tay, xoay đầu, thả lỏng mắt. Như vậy sẽ giúp cơ thể dễ chịu và thoải mái hơn. Đăng ký khoá học Thiền online ngay để nhận ưu đãi cực kỳ hấp dẫn. Khóa học sẽ giúp bạn có được thói quen tập Thiền hàng ngày đơn giản và hiệu quả, làm chủ cảm xúc, thấu hiểu bản thân và mọi người xung quanh. Đặc biệt, bạn có thể chữa lành tổn thương bên trong nhờ ứng dụng tập thiền. [course_id:178,theme:course] [course_id:576,theme:course] [course_id:2036,theme:course] Thời gian thiền Về thời gian thiền, bạn có thể tự chọn thời gian phù hợp với lịch sinh hoạt của mình và cảm thấy đó khoảng thời gian mà tâm hồn thoải mái nhất. Thời điểm thích hợp cho tập luyện thiền sẽ quyết định đến việc tâm trí có bị phân tâm và gò bó về công việc xung quanh hay không.  Trang phục khi ngồi thiền Khi ngồi Thiền, bạn nên lựa chọn những bộ trang phục kín đáo, tôn nghiêm để tâm hướng Phật. Đồng thời không nên chọn những trang phục bó sát gây khó chịu, gò bó và mất đi sự thoải mái khi ngồi Thiền.  Không gian yên tĩnh Một không gian yên tĩnh, thoáng đáng, sạch sẽ sẽ giúp bạn tập trung nhanh chóng và tĩnh tâm trong khi thiền. Hãy luôn giữ cho không gian ngồi thiền gọn gàng, có tính trang trọng để tâm luôn hướng Phật nhé.  >>> Xem ngay: Giải đáp thắc mắc: Có nên nghe nhạc thiền? Cách ngồi thiền niệm phật không quá phức tạp Làm sao để “đánh bay” căng thẳng Để giúp cách ngồi thiền niệm phật phát huy hiệu quả tối đa thì bạn cần phải cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông. Có lẽ trong số chúng ta ai cũng đã trải qua cảm giác căng thẳng, áp lực về công việc, gia đình và các mối quan hệ. Đã bao giờ bạn cho rằng loại cảm xúc tiêu cực này sẽ nhanh chóng tan theo làn khói hay chưa? Để làm được điều này không hề đơn giản, vì nếu không có một tâm lý vững chắc và một bản lĩnh đối diện với stress thì nó có thể tái phát vào bất cứ thời điểm nào.  Như vậy, trong bài viết trên UNICA đã chia sẻ cho các bạn cách ngồi thiền niệm phật và bí quyết đẩy lùi stress. Hy vọng rằng với bài viết mà chúng tôi chia sẻ sẽ cung cấp cho các bạn nhiều thông tin quý báu trước khi ngồi thiền.
15/11/2019
8317 Lượt xem
Luyện tập thiền khí công như thế nào để sống khỏe, vui vẻ?
Luyện tập thiền khí công như thế nào để sống khỏe, vui vẻ? Sự kết hợp hài hòa giữ thu thiền Phật giáo với dưỡng sinh Trung Quốc làm cho thiền của đạo Phật ngày càng có công dụng dưỡng sinh và bảo vệ sức khỏe. Nghe đến đây, chắc hẳn rất nhiều bạn đang đi tìm phương pháp luyện thiền khí công đúng không nào! Bạn không cần tìm kiếm đâu xa vì trong bài viết dưới đây, Unica sẽ đề cập đến vấn đề này. Thiền khí công là gì?  Thiền khí công là một trong những phương pháp chữa bệnh cổ xưa của người Trung Quốc. Khí công thiền kết hợp giữa việc thiền định, vận động nhẹ nhàng kết hợp với điều hòa, kiểm soát hơi thở để tăng cường sức khỏe thể chất, tinh thần cho người tập.  Thiền khí công bao gồm hai loại:  - Khí công chủ động: Các bài tập khí công này liên quan đến việc cơ thể chuyển động có chủ định nhằm kiểm soát hơi thở để tăng cường năng lượng dương. Việc phối hợp giữa các chuyển động nhẹ nhàng sẽ giúp giải phóng các khu vực tắc nghẽn trong cơ thể nhằm tăng cường tính linh hoạt cho cơ bắp.  - Khí công thụ động: Với hình thức này, cơ thể không vận động bên ngoài mà tập trung vào tu luyện tâm trí để tu dưỡng tinh thần của năng lượng khí. Khác với khí công chủ động là sử dụng những chuyển động nhẹ nhàng, khí công thụ động liên quan đến kiểm soát hơi thở và sự tĩnh lặng, tập trung trong tâm hồn.  Lợi ích của phương pháp luyện thiền khí công - Khí công tập trung vào các chuyển động nhẹ nhàng giúp cải thiện khả năng nhận thức của bản thân, từ đó tăng khả năng thăng bằng, sự linh hoạt cho cơ thể.  - Luyện khí công bao gồm cả thiền đinh, giúp bạn giảm căng thẳng, lo lắng, tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần.  - Việc điều hòa nhịp thở trong khí công giúp tăng lưu lượng máu, cải thiện sức mạnh thể chất tổng thể và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.  - Luyện tập khí công thường xuyên giúp bạn cải thiện sự tập trung, giảm mức độ căng thẳng và giảm chứng rối loạn lo âu trong công việc và cuộc sống.  Hô hấp để rèn luyện và điều chỉnh hơi thở Như chúng ta đã biết, hô hấp là cơ sở để duy trì sinh mệnh con người. Do đó, các tổ sư ngày xưa đã đưa ra phương pháp “Thai tức pháp”. Đây là phép hô hấp để rèn luyện và điều chỉnh hơi thở. >>> Xem ngay: Cách ngồi thiền tịnh tâm bạn đã biết chưa? Hô hấp chính là cơ sở để duy trì sinh mệnh con người Theo tương truyền, cách luyện tập này là do Bồ Đề Đạt Ma truyền lại. “Thai tức” bao gồm 2 loại là Bế tức và Điều tức. Trong đó, Bế tức là rèn luyện ngưng thở để tạo năng lực kéo dài hơi thở, hơn nữa còn có thể ngưng thở với thời gian lâu hơn. Còn Điều tức có nghĩa là điều hòa hơi thở thông qua phương pháp luyện khí ra vào, mục đích là đưa cơ thể chúng ta về trạng thái tĩnh lặng nhất.  Cả 2 loại này đều có công dụng tích tụ nguyên khí trong cơ thể. Từ đó, giúp nâng cao sức khỏe và tuổi thọ. Bạn có thể tập Bể tức mỗi ngày vào giờ Tý (23 giờ - 1 giờ sáng) đến giờ Ngọ (11 giờ - 30 giờ trưa). Trong lúc tập luyện thiền khí công, bạn có thể ngồi hoặc nằm, nhắm mắt và không nghĩ về bất cứ điều gì. Mặt khác, bạn nên luyện tập 2 lần/ngày, 1 lần vào buổi sáng và 1 lần trước khi đi ngủ. Đối với những ai mới tập luyện thì có thể dùng mũi hít chậm vào rồi ngưng thở đếm thầm từ 1 đến 10 hoặc hơn cho đến lúc không nín thở được nữa thì từ từ thở toàn bộ khí ra ngoài. Khi hít vào hoặc thở ra, bạn đều phải chú ý đến các yếu tố lâu, dài, nhẹ, êm, và không tiếng. Sau một thời gian luyện tập bạn có thể đạt đến cảnh giới lông hồng trước mũi vẫn không động. Đối với Điều tức pháp, thời gian luyện công cũng như trên. Bạn ngồi xếp bằng, 2 lòng bàn tay chồng lên nhau và ngửa lên trên, còn 2 ngón tay giao nhau, đưa xuống bụng dưới, trừ tạp niệm, lưỡi cuốn lên vòm miệng. Trước khi bắt đầu luyện thiền khí công, bạn hô hấp tự nhiên và đếm thầm từ 1 đến 10, lặp đi lặp lại như vậy nhiều lần. Khi đã thấy trạng thái thoải mái nhất, không còn vướng bận gì đến mọi thứ đang diễn ra xung quanh thì bạn đổi sang cách thở bụng, hô hấp sâu, nhẹ, dài và đều. Điều này sẽ giúp bạn nhập tĩnh ở mức độ cao, hơi thở dần dần rất chậm. Sau khi luyện bạn không nên cử động mạnh. Trước tiên hãy xoa mặt, chà tai rồi dần dần mở mắt, sau đó đứng dậy. >>> Xem ngay: Top 5 khóa học thiền tại nhà chất lượng nhất trên Unica Trước khi luyện thiền khí công, bạn hô hấp tự nhiên và đếm thầm từ 1 đến 10 Bạn không nên cố gắng gượng mà phải thuần tự tu luyện khi luyện bế khí và điều khí. Những trường hợp không nên luyện tập các phương pháp trên đó là: người có bệnh thần kinh phân liệt, ung thư gan giai đoạn giữa, người có bệnh huyết mạch nghiêm trọng. Thiền là cách quản trị cảm xúc cực kỳ tốt dành cho mọi lứa tuổi. Trong quá trình thiền, bạn có thể tự khám phá ra những năng lực ẩn sâu bên trong của mình. Tuy nhiên, học thiền cần rất nhiều nỗ lực và sự kiên trì. Chính bởi vậy, bạn nên tham gia khóa học Thiền online của Unica để được chuyên gia tư vấn và chia sẻ các kiến thức hữu ích giúp bạn thực hành Thiền tốt nhất. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:2330,theme:course] [course_id:850,theme:course] [course_id:958,theme:course] Luyện thiền khí công bài trừ tạp niệm Để luyện tập, bạn cần ngồi trong tư thế thoải mái, ngay ngắn, hai tay đặt trước bụng, thả lỏng toàn thân. Đầu tiên, bạn dùng lưỡi đảo quanh khoang miệng mấy lần, sau đó thở nhẹ khí qua miệng và dùng mũi nạp thanh khí vào từ 3 - 5 lần không để phát ra thanh âm. Để luyện tập, bạn cần ngồi trong tư thế thoải mái, ngay ngắn, hai tay đặt trước bụng Nếu bạn thấy trong miệng sinh ra nước miếng thì nuốt, hai hàm răng khép vào nhau, lưỡi cong lên vòm miệng, mắt hơi nhắm. Bây giờ, hãy đếm thầm hơi thở từ 1 - 100 rồi lặp lại khiến cho ý niệm tập trung, hơi thở nhẹ nhàng, dần dần đạt đến cảnh giới “tâm tức tương y”, có nghĩa là tâm và hơi thở nương vào nhau. Bạn cần phải kiên trì luyện thiền khí công từ 1 tiếng đồng hồ trở lên, lúc chuẩn bị kết thúc tập luyện thì từ từ thả lỏng tay chân, mở hai mắt và xoa mặt, cũng như tứ chi. Đây là liệu pháp có thể áp dụng để điều trị các chứng hư nhược, các bệnh mạn tính như: mất ngủ, nội phân tiết thất điều, suy nhược thần kinh… Còn đối với những không có bệnh thì cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một số lưu ý khi thiền khí công Lựa chọn không gian thiền. Không gian thiền đóng vai trò vô cùng quan trọng đến kết quả thiền. Bạn có thể ngồi thiền bất cứ đâu, miễn là một không gian yên tĩnh mà ở đó bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu, không bị tác động bởi những âm thanh bên ngoài. Bạn có thể tìm một không gian thích hợp như: sàn nhà, trên ghế, trên thảm, bờ biển hoặc trên đá. Một không gian tĩnh lặng sẽ giúp bạn loại bỏ mọi ưu tư, muộn phiền trong tâm hồn.  Thời điểm ngồi thiền. 2 thời điểm ngồi thiền mang lại hiệu quả nhất là buổi sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ. Buổi sáng là thời gian bắt đầu ngày mới khi cơ thể bạn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Còn buổi tối là thời điểm thích hợp để bạn có thể thư giãn, giải tỏa stress sau một ngày làm việc căng thẳng và mệt mỏi.  Chọn không gian yên tĩnh, sạch sẽ để thiền khí công Chọn tư thế ngồi thiền thoải mái. Để thời gian ngồi thiền được diễn ra lâu nhất và hiệu quả nhất thì việc lựa chọn tư thế ngồi thiền là vô cùng quan trọng. Bạn có thể chọn cho mình một tư thế thoải mái nhất, có thể ngồi bình thường hoặc khoanh chân, miễn sao lưng bạn luôn thẳng. Những người mới tập thiền cần lưu ý không nên chọn tư thế ngồi qua khó bởi nó sẽ khiến bạn bị đau, mỏi lưng và ảnh hưởng đến kết quả thiền.  Thời gian ngồi thiền. Người mới bắt đầu học Thiền chỉ nên ngồi khoảng 10 phút, khi đã quen hơn với thiền thì có thể tăng tốc độ lên 15 - 20 và 30 phút. Và dù bạn có ngồi thiền quen, lâu đi chăng nữa thì cũng chỉ nên ngồi 30 phút mỗi ngày, không nên quá lâu, vì đây là khoảng thời gian bạn đi vào “cực thiền” và có thể dừng lại.   Như vậy, UNICA đã chia sẻ cho bạn phương pháp luyện thiền khí công hiệu quả ngay tại nhà. Đây là những phương pháp mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Để luyện tập thành công bạn cần phải kiên trì luyện tập, không nên nóng vội. Chúc các bạn có thật nhiều sức khỏe! Unica gợi ý cho bạn: Khóa học "Khí Công Dịch Cân Kinh - Thiền" XEM TRỌN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY
15/11/2019
6500 Lượt xem