Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Sức khoẻ & Làm đẹp

8 Bài tập Yoga giảm cân trước khi ngủ bạn nên thử ngay 
8 Bài tập Yoga giảm cân trước khi ngủ bạn nên thử ngay  Nhiều người cho rằng, trước khi ngủ thì không nên vận động vì nó khiến giấc ngủ bị chập chờn, không sâu giấc. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu về sức khỏe đã chỉ ra rằng, áp dụng các bài tập Yoga sẽ giúp giảm cân và ngủ ngon hơn. Vậy, các bài tập Yoga giảm cân trước khi ngủ là gì, hãy tham khảo thêm bài viết học Yoga tại nhà dưới đây để có câu trả lời chính xác.  Tại sao nên tập Yoga trước khi ngủ - Tập Yoga trước khi ngủ giúp cho cơ thể được thư giãn, nhờ vậy mà bạn sẽ ngủ ngon giấc và sâu giấc hơn. - Yoga có tác dụng tuyệt vời trong việc loại bỏ những mệt mỏi, căng thẳng, Stress sau một ngày làm việc vất vả. Vì thế, bạn có thể luyện tập Yoga vào các buổi tối để làm tiêu tan đi những năng lượng tiêu cực. Nhờ vậy cơ thể bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn rất nhiều. - Luyện tập Yoga trước khi ngủ giúp bạn đẩy hạnh quá trình trao đổi chất trong cơ thể, nhờ vậy mà cơ thể bạn sẽ cảm thấy khỏe mạnh hơn, từ đó tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. - Yoga có tác dụng tuyệt vời trong việc giảm cân, vì thế bạn nên lựa chọn những bài tập Yoga nhẹ nhàng tập trung vào phần bụng, đùi, hông để có thể sở hữu cho mình vóc dáng thon gọn cùng với những đường cong quyến rũ.  - Tập Yoga buổi tối có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa da, nhờ vậy giúp da luôn khỏe mạnh, tràn đầy sức sống và trẻ hóa như tuổi đôi mươi. Bài tập Yoga giảm cân trước khi ngủ  1. Bài tập vặn mình Vặn mình là bài tập Yoga đơn giản nhưng mang lại hiệu quả giảm cân cao mà bạn có thể áp dụng trước khi đi ngủ. Đối với bài tập Yoga này, bạn hãy thực hiện như sau:  - Nằm thẳng trên thảm tập hoặc trên giường. Tiếp theo, bạn thu 2 chân lại đồng thời xoay cả chân và người sang bên trái, giữ nguyên tư thế này trong vài giây.  - Sau đó, xoay chân và người sang bên phải và giữ nguyên trong vài giây.  - Đối với động tác này, bạn hãy thực hiện đều đặn trong vòng 15 phút. Chắc chắn, sau một thời gian bạn sẽ thấy vòng 2 của mình thon gọn hơn. Đây cũng là bài tập giúp bạn ngủ ngon hơn.  >>> Xem ngay: 5 Bài tập Yoga chữa mất ngủ giúp bạn ngủ ngon giấc hơn Bài tập vặn mình sẽ giúp bạn có vòng eo săn chắc và thon gọn hơn 2. Bài tập kết hợp bụng và chân  Nếu bạn đang tìm bài tập Yoga giảm cân trước khi ngủ hiệu quả nhất thì không nên bỏ qua bài tập kết hợp giữa bụng và chân. Cụ thể, bạn hãy thực hiện như sau:  - Bạn nằm ngửa, hai tay đặt song song với thân người. Lúc này hãy hít một hơi thật sâu, đồng thời đá chân trái, chân phải lên trên, bạn hãy cố gắng để 2 chân cách nhau một góc 45 độ.  - Thực hiện đều đặn trong 15 phút. Chỉ sau vài phút tập đầu tiên, bạn sẽ thấy cơ thể rất nóng, đặc biệt là vùng bụng. Nếu thực hiện mỗi ngày, chắc chắn mỡ bụng và mỡ đùi sẽ được đốt cháy hoàn toàn.  3. Bài tập vận động thắt lưng Thực hiện bài tập vận động thắt lưng trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn có được một vóc dáng thon gọn cùng vòng eo săn chắc. Bạn hãy làm theo các động tác sau đây:  - Bạn ngồi duỗi hẳn chân ra sàn. Tiếp theo, gập chân phải lại và chống tay phải xuống sàn, tay trái lúc này giơ ngang so với vai. Thực hiện xong bạn trở về vị trí thăng bằng ban đầu.  - Lặp lại động tác với chân trái và tay trái. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn hãy cố gắng luyện tập hít thở thật sâu để cơ bụng được đốt cháy mạnh nhất. Với động tác này, bạn hãy cố gắng thực hiện đều đặn trong khoảng 15 phút.  Bạn nên thực hiện động tác vận động thắt lưng 15 phút mỗi ngày  4. Bài tập gập bụng, thẳng chân  Gập bụng, thẳng chân cũng là bài tập Yoga giảm cân trước khi ngủ mà bạn nên thử ngay. Động tác thực hiện như sau:  - Nằm ngửa người ra sàn, đưa chân lên sao cho tạo thành một góc 90 độ so với thân, tay bạn đặt lên phía sau đầu.  - Từ từ nhấc cả thân người lên cao sao cho chân chạm vào tay. Nếu mới bắt đầu tập thì bạn nên rướn hai tay vào giữa chân.  - Động tác này nên thực hiện trong khoảng 10 - 15 phút, tập luyện đều đặn sẽ mang lại cho bạn một cơ bụng như ý.  Giảm cân bằng Yoga là một phương pháp an toàn nhưng đòi hỏi thời gian dài. Bằng cách tham gia khóa học Yoga online của Unica, bạn sẽ được các chuyên gia hướng dẫn các tư thế yoga giảm eo giữ dáng. Đồng thời, bạn cũng sẽ biết các bài tập tạo form toàn thân, tuần hoàn khí huyết. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn nhất: [course_id:145,theme:course] [course_id:903,theme:course] [course_id:1057,theme:course] 5. Bài tập squat  Vài bài tập squat thì bạn chỉ cần thực hiện 5 phút mỗi ngày cũng mang lại kết quả giảm cân vô cùng ngạc nhiên. Cách thực hiện động tác này cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần đứng lên ngồi xuống nhiều lần kết hợp với vặn mình, nghiêng người. Động tác này sẽ giúp vòng 3 được săn chắc hơn, đồng thời vòng 2 cũng được đốt mỡ nhanh chóng. Bài tập squat thích hợp cho cả nam và nữ, và chỉ cần thực hiện 5 phút mỗi ngày nên rất thích hợp với những bạn không có nhiều thời gian.  Bài tập squat bạn chỉ cần thực hiện 5 phút mỗi ngày    6. Plank khuỷu tay Plank khuỷu tay là một trong các bài tập Yoga giúp bạn giảm cân trước khi ngủ, đặc biệt được sử dụng để giảm béo phần mỡ bụng. Cách thực hiện vô cùng đơn giản: - Toàn bộ cơ thể nằm ở tư thế chống đẩy, 2 khuỷu tay dùng đặt song song và chống là điểm tựa cho phần vai lưng, đồng thời 10 đầu ngón chân chúc xuống dưới mặt sàn - Thực hiện tư thế này trong vòng 40 giây và chia thành nhiều đợt tập khác nhau . Bài tập Plank khuỷu tay 7. Tư thế con thuyền Để thực hiện tư thế con thuyền, bạn thực hiện các động tác như sau: - Đặt toàn bộ cơ thể xuống mặt sàn ở tư thế nằm, sau đó nâng đồng thời phần vai và phần đùi lên để tạo thành hình chữ V 1 góc khoảng 45 độ. - Giữ cho hai tay thẳng và song song với nhau, 2 lòng bàn tay giữ lấy phần sau đầu gối của bắp chân. - Giữ nguyên vị trí trong khoảng 5 nhịp thở và kiên trì luyện tập nhiều lần.  >>> Xem ngay: 8 Bài tập Yoga tăng vòng 3 quyến rũ, căng tròn chỉ trong 1 tháng Bài tập tư thế con thuyền 8. Tư thế hổ mang Với bài tập này, bạn có thể giảm lượng mỡ dư thừa ở phần bụng và hạn chế được tình trạng đau lưng sau một ngày dài làm việc mệt mỏi.  Cách thực hiện như sau: - Nằm úp người xuống sao cho mặt hướng xuống sàn, sau đó dùng hai tay chống lên. - Tiếp tục đưa thẳng bụng hướng về phía trước, đồng thời căng ở phần lưng và giữ cho chân thẳng.  Bài tập tư thế rắn hổ mang Lưu ý khi tập Yoga trước khi ngủ  Khi thực hiện các bài tập Yoga giảm cân trước khi ngủ, bạn cần nắm những lưu ý sau đây để đảm bảo đạt được kết quả tốt nhất: - Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày. Bởi thời gian đầu, bạn có thể gặp vấn đề đau nhức do bị căng cơ. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn bỏ cuộc, bởi bạn có thể hoàn toàn thích nghi và giảm cân thành công nếu kiên trì thực hiện.  - Không cần thực hiện quá nhiều thời gian cho mỗi bài tập. Bạn chỉ cần tập 15 phút mỗi tối trước khi đi ngủ là được. Đây được xem là thời gian lý tưởng để bạn vừa có thể giảm cân, vừa có được giấc ngủ ngon.  - Nên kết hợp giữa các bài tập Yoga giảm cân với chế độ ăn uống phù hợp. Tránh trường hợp, bạn chăm chỉ luyện tập nhưng chế độ ăn uống không khoa học thì cũng không đạt được hiệu quả như mong muốn.  Trên đây là những bài tập trong khóa học yoga giảm cân trước khi ngủ vừa đơn giản, vừa hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Chắc chắn, sau khi kiên trì tập luyện, bạn sẽ có được vóc dáng đáng mơ ước.
02/01/2020
3109 Lượt xem
Phương pháp dạy trẻ tự kỷ nói chậm không khó như bạn nghĩ
Phương pháp dạy trẻ tự kỷ nói chậm không khó như bạn nghĩ Bạn mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày, muốn đứa trẻ ra đời có một cuộc sống thật tốt và khỏe mạnh. Nhưng không rõ nguyên nhân, bé nhà bạn mắc bệnh tự kỷ chậm nói,, khiến bạn bối rối và lo lắng không biết khắc phục như thế nào. Trong bài viết này, UNICA sẽ chia sẻ với bạn những phương pháp dạy trẻ tự kỷ nói chậm tại nhà cực hiệu quả. Dấu hiệu nhận biết sớm trẻ bị tự kỷ chậm nói Trước khi nắm được cách dạy trẻ tự kỷ nói chậm bạn cần tìm hiểu những triệu chứng bệnh của trẻ. Trẻ chậm nói, tự kỷ là một vấn để mà rất nhiều gia đình sợ hãi vì số lượng trẻ mắc bệnh ngày càng gia tăng, gây khó khăn và cản trở trẻ hòa nhập khi giao tiếp với thế giới bên ngoài. Một số dấu hiệu trẻ bị tự kỷ chậm nói bố mẹ cần nhận biết sớm để biết cách điều trị cho trẻ: Bố mẹ cần nhận biết các dấu hiệu của trẻ khi tự kỷ chậm nói - Trẻ từ 3 đến 4 tháng tuổi: Trẻ không gây ra tiếng động hoặc không khóc, ít giao tiếp bằng mắt với người khác và không cười. - Trẻ từ 4 đến 7 tháng: Trẻ khó ngồi, không có phản ứng với tiếng ồn, không cười, không mím môi, không chịu hoạt động. - Trẻ từ 1 đến 2 năm tuổi: Trẻ không thể đi bộ khi đã được năm rưỡi, không biết cách cầm nắm, chơi đùa các đồ chơi như những đứa trẻ bình thường. Không biết cách lặp lại hoặc bắt chước khẩu hình miệng của người lớn. - Trẻ từ 3 tuổi trở lên: Trẻ thể hiện mức độ nói rất ít, khó khăn khi nói, nói lắp, cảm xúc không ổn định. >> Trẻ chậm nói có kém thông minh? Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói Dạy trẻ tự kỷ nói chậm như thế nào? Nếu bạn đã sớm phát hiện ra những dấu hiệu chậm nói của trẻ, bạn cần có những phương pháp điều trị tại nhà khoa học cho trẻ như sau: Nói chuyện với bé thật nhiều Mặc dù trẻ gặp khó khăn khi giao tiếp, không có vốn từ ngữ và không phản ứng lại bố nhiều nhưng bạn nên nói chuyện với bé mỗi ngày. Trò chuyện với bé mọi lúc mọi nơi, đặc biệt với trẻ đang bắt đầu tập nói. Bạn cần cho trẻ nghe thật nhiều từ đơn giản như bố, mẹ, anh, chị, con gà,... để trẻ bắt đầu nhìn và nói theo. Bố mẹ cần nói chuyện thật nhiều với trẻ Với trẻ từ 3 tuổi trở lên, bạn hãy cố gắng nói chuyện với bé thật nhiều, chậm và rõ ràng từng câu một. Tuyệt đối bạn không được nói nhanh và nói những câu dài vì trẻ rất khó bắt chước theo. Bạn có thể kết hợp thêm cả hành động chân tay, biểu cảm khuôn mặt. Tạo cho trẻ một môi trường sống vui vẻ Bạn cần mang lại cho trẻ một không gian sống lành mạnh, bởi đây là cách nhanh nhất  để trẻ phát huy được khả năng nói của mình. Bạn có thể cho trẻ tham gia cuộc trò chuyện với gia đình, cho trẻ vui chơi cùng các bạn trong lớp, không được ngăn cản trẻ tiếp xúc với những điều mới lạ bên ngoài. Đây được xem là một cách dạy trẻ tự kỷ nói chậm tại nhà hiệu quả để trẻ trở nên mạnh dạn, nhanh nhẹn và có cơ hội phát triển hơn. Đọc cho trẻ nghe thật nhiều sách, báo, truyện Sách là của tâm hồn, là kho tri thức, là liều thuốc thần kỳ với trẻ bị tự kỷ chậm nói. Khi bạn đọc thật nhiều sách, truyện cho trẻ nghe sẽ giúp trẻ làm quen được với rất nhiều từ mới, vần điệu mới và cách phát âm. Bạn cần lưu ý nên chọn những quyển sách có hình ảnh và màu sắc tươi sáng, phù hợp với độ tuổi của trẻ để trẻ cảm thấy thích thú. Ngoài việc bạn kể chuyện cho trẻ nghe, bạn cũng nên cho trẻ nghe thật nhiều bài hát thiếu nhi sống động để trẻ ghi nhớ từ mới, giai điệu tươi vui của bài hát. Sử dụng hình ảnh trực quan Một trong những cách dạy trẻ tự kỷ chậm nói chuyện cực hiệu quả tại nhà là sử dụng hình ảnh trực quan. Khi bạn cầm bất cứ đồ vật, hành động gì thì hãy sử dụng những từ thật đơn giản để giúp trẻ ghi nhớ và phát âm. Bạn sẽ cần quan sát xem bé định trả lời và nói những gì để kịp thời giúp đỡ trẻ, động viên, khuyến khích trẻ tập nói. Cho trẻ tiếp xúc với nhiều người Bé nhà bạn đang mắc chứng tự kỷ chậm nói nên rất khó giao tiếp với mọi người xung quanh. Nhưng bố mẹ không được vì thế mà ngăn cản trẻ tiếp xúc với mọi người. Bạn cần cho trẻ vui chơi thật nhiều cùng với bạn bè, cho trẻ giao tiếp với người lớn để phát triển tư duy ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp. Bạn hãy cho trẻ tiếp xúc thật nhiều với thế giới bên ngoài Hạn chế xem tivi, điện thoại Một trong những tác nhân gây ra triệu chứng tự kỷ chậm nói của trẻ chính là bố mẹ cho trẻ tiếp xúc quá nhiều với máy tính, tivi, điện thoại. Vì những công nghệ này làm hạn chế khả năng giao tiếp của trẻ, khiến trẻ ít nói chuyện, không muốn giao tiếp với thế giới bên ngoài. Với những chia sẻ về phương pháp dạy trẻ tự kỷ nói chậm tại nhà hiệu quả mà UNICA đã chia sẻ, hy vọng bố mẹ sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích để giúp trẻ nhanh cải thiện trình trạng nói chậm và phát triển toàn diện. >> Dạy trẻ tự kỷ như thế nào để nhanh khỏi bệnh? >> Điểm mặt các phương pháp chữa nói ngọng thần tốc cho trẻ
23/12/2019
300 Lượt xem
Bỏ túi những lưu ý khi nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu
Bỏ túi những lưu ý khi nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu Theo tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị, nuôi con con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu sẽ giúp trẻ có sự khởi đầu, phát triển tốt nhất trong cuộc sống. Ngoài ra, sữa mẹ còn là một nguồn chất dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh, là thực phẩm hoàn hảo nhất của tự nhiên. Trong bài viết này, UNICA sẽ chia sẻ cho bạn những lưu ý cần nắm khi nuôi con bằng sữa mẹ trong giai đoạn 6 tháng đầu. Lưu ý khi nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu Thời gian Với những bạn lần đầu làm mẹ, chưa có kinh nghiêm thì việc nhận biết con đói lúc nào là rất khó. Chính vì vậy, số lần lý tưởng nên cho con ăn khoảng 8 đến 10 lần, mỗi lần ăn cách nhau từ 2 đến 3 tiếng. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý việc cho trẻ bú đêm rất quan trọng bởi vì số lượng hormone sản xuất vào thời gian này được tiết ra nhiều hơn, lượng sữa cũng được tăng lên. Ngoài ra, bạn cũng cần nắm thêm một kiến thức quan trọng về sữa mẹ. Sữa mẹ chiếm khoảng 90% là nước, bên cạnh đó khi cho trẻ bú cơ thể bạn sẽ giải phóng ra hormone oxytocin khiến bạn khát. Vì vậy, bạn hãy nhớ uống thật nhiều nước trước khi cho trẻ ăn. Tư thế cho trẻ bú Lưu ý này cũng rất quan trọng trong việc nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Khi bé bú mẹ, người mẹ cần được thoải mái và thư giãn thì lượng sữa mới tiết ra nhiều. Có rất nhiều tư thế mà bạn có thể lựa chọn như đặt một chiếc gối sau lưng và đặt trẻ vào lòng. Một số tư thế cho trẻ bú mà bạn có thể tham khảo Chế độ ăn uống của mẹ khi con bú Với những mẹ lần đầu cho con bú sữa, hãy “bỏ túi” ngay lưu ý này để cung cấp những dưỡng chất an toàn và đầy đủ cho trẻ. Không những thế bạn cần 2000 calo mỗi ngày nếu muốn cho trẻ phát triển bình thường bằng sữa mẹ. Bạn cần ăn các thực phẩm lành mạnh như bơ, sữa chua, bơ lạc, trứng, hạnh nhân, quả óc chó, táo… Không phải bạn sinh xong là có thể tùy tiện ăn uống những món mình thích. Bạn cần ăn uống chừng mực. Có một số thực phẩm mà các mẹ cần hạn chế khi sử dụng đó là cá kiếm, các thu, cà phê, socola nóng… Nếu bạn cố tính ăn những món này, đặc biệt trong thời tiết nóng ẩm thì sẽ làm cho trẻ bị dị ứng, quấy khóc và mệt mỏi.  Một số vấn đề mẹ gặp phải Bạn cần nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên, tuy nhiên, sau giai đoạn này bạn có thể cho trẻ ăn dặm ngoài với những món như cháo, chuối, sữa bột… nhưng không được ngừng bú đột ngột. Tuy nhiên, có một số mẹ gặp vấn đề trong quá trình cho bú, phải dừng lại bởi vì dùng thuốc kháng sinh, xạ trị hay không đủ sữa tiết ra cho trẻ. Tuy nhiên, trường hợp này rất ít xảy ra. Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ đối với trẻ Chúng ta đã biết, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng có nhiều mẹ không nắm được mức độ quan trọng khi nuôi con bằng sữa mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ Hình thành hệ miễn dịch So với trẻ ăn sữa ngoài, bú bình thì trẻ bú mẹ sẽ có một hệ miễn dịch ổn định và khỏe mạnh gấp nhiều lần trẻ bình thường. Sữa mẹ còn hạn chế tình trạng trẻ béo phì, quấy nhiều vào đêm do trong thành phần sữa mẹ có nucleotide gây cảm giác buồn ngủ cho bé.  Ngoài ra, sữa mẹ còn cung cấp một nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Các chất béo, protein, tinh bột trong sữa mẹ tăng lên để phục vụ nhu cầu của trẻ. Ngăn chặn hội chứng đột tử bất ngờ ở trẻ Với những trẻ dưới 1 tuổi, tỷ lệ mắc nguy cơ đột tử rất cao. Hiện nay, nhiều bác sĩ vẫn chưa có câu trả lời cho hội chứng này. Tuy nhiên, họ chỉ khuyến cáo rằng để hạn chế mắc bệnh mẹ cần cho trẻ bú thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh xuống rất cao. Chính vì vậy, nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu có thể bảo vệ sức khỏe và tính mạng của con. Bổ sung enzym cần thiết cho trẻ Hệ tiêu hóa của trẻ mới sinh chưa ổn định, enzyme tiêu hóa vẫn chưa được phát triển nên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu hóa của bé. Khi đó, sữa mẹ được coi là nguồn thức ăn lý tưởng cho hệ tiêu hóa đang phát triển của trẻ. Ngoài ra, sữa mẹ còn cung cấp thêm nhiều enzim giúp cho hoạt động tiêu hóa của bé được diễn ra tốt hơn. Giảm nguy cơ mắc bạch cầu và viêm tai giữa Nếu bạn chịu khó nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu sẽ giúp trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh bạch cầu ác tính xuống 20% so với trẻ nuôi thông thường. Ngoài ra, tăng cường phòng ngừa nguy cơ trẻ bị viêm tai giữa, nhiễm khuẩn. Nuôi con bằng sữa mẹ giúp cho trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa Hy vọng với những lưu ý khi nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu mà UNICA chia sẻ, các mẹ sẽ có thêm những kiến thức nuôi dạy con thông minh bổ ích giúp trẻ chăm sóc con một tốt nhất, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Chúc các mẹ luôn thành công!  
19/12/2019
327 Lượt xem
Cách thiền đúng chuẩn giúp bạn đạt hiệu quả 100%
Cách thiền đúng chuẩn giúp bạn đạt hiệu quả 100% Cách thiền đúng cách sẽ giúp bạn giảm bệnh tật và stress trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng ngồi thiền đúng chuẩn, đặc biệt với những ai mới tập thiền. Ngay bây giờ chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu cách ngồi thiền đúng chuẩn là như thế nào nhé! Tác hại khi áp dụng cách ngồi thiền không đúng  Ngồi thiền mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, không chỉ về mặt tinh thần mà còn góp phần nâng cao sức khỏe, giúp cơ thể phòng và chiến thắng bệnh tật. Tuy nhiên, nếu bạn áp dụng cách thiền sai sẽ mang lại rất nhiều tác hại khó lường. Tư thế chuẩn bị Nếu bạn chuẩn bị tư thế thiền không tốt thì không ngồi lâu sẽ bị tê chân, chóng mặt, đau lưng. Còn nếu cố gắng gượng ép bản thân ngồi những tư thế khó hoặc không phù hợp với thể trạng cũng như tuổi tác thì có thể dẫn đến đau đầu gối, hoa mắt chóng mặt, ứ máu, giãn tĩnh mạch chi >>> Xem ngay: Cách tập thiền tại nhà để giảm stress và cải thiện sức khỏe Nếu bạn áp dụng cách thiền sai sẽ mang lại rất nhiều tác hại khó lường Hơi thở Trong quá trình tập thiền, thở là một kỹ năng đặc biệt quan trọng. Việc thở 2 thì hoặc 4 thì và thời gian bao nhiêu một nhịp, bao nhiêu nhịp trong 1 phút đòi hỏi người tập thiền phải có cách thiền công phu. Nếu bạn thở sai sẽ tạo nên thói quen không tốt, làm cho cơ thể mệt mỏi và mất tập trung. Không thể tập trung Khi bạn không thể gạt bỏ được những chuyện xảy ra trong cuộc sống và những nỗi lo lắng trong quá trình thiền, thì chỉ khiến bạn ngồi thiền một cách đối phó, không mang lại hiệu quả. Cách thiền đúng cách dành cho người mới Điều chỉnh tư thế ngồi Tư thế ngồi thiền đúng chuẩn sẽ giúp bạn ngồi thiền được lâu hơn. Dưới đây là cách ngồi thiền tốt cho cơ thể mà bạn nên tham khảo: - Ngồi trên sàn hoặc thảm tập, giữ cho cột sống, lưng và cổ thẳng. - Hai chân đặt trên sàn để thẳng từ mắt cá chân lên đến đầu gối. Phần bắp chân và đùi sẽ tạo thành một góc 90 độ. - Thả lỏng hai tay và đặt trên đầu gối hoặc trên đùi.  Tập trung vào hơi thở Trong kỹ thuật thiền định, cách cơ bản và phổ biến và cũng là cách thích hợp nhất cho người mới bắt đầu là thiền thở. Khi thực hiện kỹ thuật này, bạn có thể tập trung vào một điểm nào đó trên bụng và cảm nhận, nhận thức được hơi thở của mình. Lặp lại 1 câu chú Thiền chú cũng là một hình thức thiền khá phổ biến. Hình thức này là thiền và lặp đi lặp lại 1 câu chú hoặc 1 danh hiệu Phật liên tục cho đến khi tâm trí rơi vào trạng thái tĩnh lặng thiền định sâu. Bạn có thể dùng những câu chú truyền thống hoặc những câu từ, âm thanh khiến bạn dễ nhớ và dễ đọc. Bạn chỉ cần lặp đi lặp lại câu chú này để tập trung thiền định. Khi đã nhập vào trạng thái định sâu, bạn không cần phải lặp lại câu chú này nữa. >>> Xem ngay: 5 tác dụng “tuyệt đỉnh” của thiền bạn không nên bỏ lỡ? Bạn có thể dùng những câu từ, âm thanh khiến bạn dễ nhớ và dễ đọc Tập trung vào một hình ảnh Cũng giống như cách đọc câu chú, bạn có thể dùng một hình ảnh đơn giản nào đó để tâm trí được tập trung. Đây là hình thức thiền mở mắt, nhiều ý kiến cho rằng cách thiền này dễ dàng tập trung hơn vì có một điểm nhìn nào đó để tập trung mà không bị lạc tâm trí như mỗi lần nhắm mắt. Thực hành tưởng tượng Một kỹ thuật thiền phổ biến khác cũng khá phổ biến đó là tưởng tượng, có nghĩa là bạn sẽ hình dung ra một nơi nào đó thanh bình trong tâm trí, cho đến khi đạt đến một trạng thái tĩnh hoàn toàn. Quét cơ thể Quét cơ thể là lần lượt tập trung vào từng phần của cơ thể và thư giãn nó. Đây là một kỹ thuật thiền khá đơn giản cho phép bạn thư giãn tâm trí trong lúc thư giãn cơ thể. Để thực hiện cách thiền đúng cách, bạn thực hiện như sau: - Nhắm mắt lại rồi chọn một điểm khởi đầu trên cơ thể, thường là ngón chân. Sau đó tập trung vào từng phần trên ngón chân căng thẳng và bắt đầu thư giãn nó, giải tỏa hết mọi căng thẳng. Tiếp theo, di chuyển lên cẳng chân và những vị trí xung quanh và lan tỏa khắp cơ thể. - Khi đã nới lỏng, giải tỏa hoàn toàn bản thân thì bạn có thể tận hưởng cảm giác của sự điềm tĩnh mà bạn đã đạt được. Trước khi kết thúc thiền định, bạn tập trung vào hơi thở một vài phút nhé! Tham gia các khóa học dạy thiền Online Những trường hợp thực hiện cách thiền sai thường là do không nắm được các bước cơ bản và không có người hướng dẫn nên không thể thực hiện cách ngồi thiền đúng. Thế nhưng, hiện nay việc tập thiền đã dễ dàng hơn nhờ những khóa học thiền online. Bạn không cần phải mất thời gian đến các trung tâm mà vẫn có giảng viên hướng dẫn ngay tại nhà. Lợi ích của Thiền có thể kể đến là cải thiện sức khỏe, trẻ hóa làn da, tăng tuổi thọ, giảm căng thẳng và mệt mỏi. Thông qua khóa học Thiền online này, bạn sẽ biết cách thiền ăn, thiền ngủ, thiền hành,... Chuyên gia của chúng tôi sẽ chia sẻ những bí kíp hữu ích nhất để giúp bạn có thể thực hành Thiền một cách miên mật và hiệu quả. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:640,theme:course] [course_id:2416,theme:course] [course_id:342,theme:course] Lưu ý khi thực hiện cách thiền đúng cách - Để việc thiền đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên lựa chọn không gian thiền yên tĩnh, không bị làm phiền bởi tiếng ồn xung quanh như: tiếng xe cộ, tiếng chuông điện thoại, tiếng mọi người trò chuyện... - Khi mới học thiền, bạn không nên ép bản thân vào những bài tập quá khó và ở mức độ nâng cao bởi nó sẽ khiến bạn cảm thấy khó khăn và nản chí khi học thiền vào những ngày tiếp thoe. - Tập trung vào hơi thở để cảm nhận và lắng nghe cơ thể mình. Đây cũng là một trong những phương pháp giúp bạn thư giãn và ngồi thiền được lâu hơn. - Loại bỏ những suy nghĩ ngổn ngang, bế tắc và tập trung vào tâm trí, hơi thở sẽ giúp bạn tập thiền tốt hơn. - Bạn có thể nghe nhạc thiền trong khi thiền hoặc các thể loại nhạc không lời nhẹ nhàng khác để thư giãn và giảm Stress trong khi thiền.  Như vậy, trong bài viết trên, UNICA đã chia sẻ cho các bạn cách thiền đúng cách. Qua bài viết này, mong rằng các bạn có thể thực hành thiền mỗi ngày để có một sức khỏe thật tốt. Chúc các bạn thành công!
20/11/2019
2635 Lượt xem
Pháp môn thiền tông và những điều cần biết
Pháp môn thiền tông và những điều cần biết Nếu bạn là những người tu thiền, luyện tập thiền để mong muốn đạt được đến những cảnh giới cao nhất, những giác ngộ của Phật pháp thì không thể bỏ qua pháp môn thiền tông. Tuy nhiên điều đáng tiếc nhất chính là thiền tông Việt Nam đã vắng bóng gần một thế kỷ, rất khó để tìm ra được một lối tu. Trong bài viết này, UNICA sẽ chia sẻ đến các bạn những điều cần biết về thiền tông để cho người ngồi thiền có nhiều thông tin, hiểu biết hơn. Thiền Tông là gì? Trong tiếng Phạn, chữ thiền mang ý nghĩa là thiền na, nghĩa là tỉnh lự. Thiền Tông có nghĩa là Thiền trong tông môn, hay còn có tên gọi khác là "Vô Thượng Thiền". Đây là pháp đi thẳng đến pháp môn vô thượng, tâm tâm tương ương, truyền ngoài giáo lý, không lập văn tự. Thiền Tông là pháp tu cao siêu mà người thường không thực hiện được, chỉ dành cho bậc thượng thượng căn, giới hạnh cực tinh nghiêm.  Thiền là cách quản trị cảm xúc cực kỳ tốt dành cho mọi lứa tuổi. Trong quá trình thiền, bạn có thể tự khám phá ra những năng lực ẩn sâu bên trong của mình. Tuy nhiên, học thiền cần rất nhiều nỗ lực và sự kiên trì. Chính bởi vậy, bạn nên tham gia khóa học Thiền online của Unica để được chuyên gia tư vấn và chia sẻ các kiến thức hữu ích giúp bạn thực hành Thiền tốt nhất. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:2330,theme:course] [course_id:850,theme:course] [course_id:958,theme:course] Nguồn gốc ra đời của thiền tông Khai tổ ra môn pháp thiền tông có từ thời đức Phật Thích Ca Mẫu Ni truyền đến Tổ Bồ - đề Đạt ma là qua 28 đời. Sau đó được mở rộng sang Trung Hoa rồi vào dòng thiền Nam tông thế kỷ 7. >>> Xem ngay: Cách ngồi thiền hiệu quả 100% không phải ai cũng biết Thiền tông là cốt lõi của Đạo Phật. Ảnh minh họa Khi tổ Bồ - đề Đạt - ma vượt biển sang Trung Hoa để khai sáng thiền tông, ngài đã có mang theo một bộ kinh Lăng - già và sau đó truyền lại cho Nhị tổ Huệ Khả. Chính vì lý do đó, thiền tông thường nhắc đến với kinh Kim cang và kinh Lăng - già. Thông qua đó, đã có rất nhiều bộ sách đã được viết ra và lưu truyền trong nhà thiền để giúp người học Thiền có thể nắm được tông chỉ và phương pháp tập. Tuy nhiên, phương pháp quan trọng trong tiền tông vẫn là tập trung vào sự tự tu tự chứng. Tinh thần thiền này được truyền mãi lan tận đến Việt Nam vào thế kỷ mười ba. Khi vua Trần Nhân Tông đi tu trên núi Yên Tử, lập ra một hệ phái tên Trúc Lâm Yên Tử. Trong đó, ngài có một bài phú “Cư trần lạc đạo” với nội dung nói ngắm cảnh mà tâm không dính mắc thì đó chính là thiền. Có nghĩa là, đối với cảnh mà tâm không dính mắc là chỗ kinh Kim cang bảo sáu căn đừng dính với sáu trần. Do tâm không dính mắc với sáu trần nên tâm an định. Như thế, thiền của thiền tông Việt Nam ra đời với cốt là không cho tâm dính mắc với 6 trần. Phương pháp tu hành của thiền tông là phải biết soi lại để nhìn thẳng nội tâm, biết cái gì hư dối buông xả, cái gì chân thật để nhận lại. Hơn nữa thiền tông còn là nguồn gốc của Đạo phật. Bởi vì trong kinh A - hàm, Đức phật dạy người tu thiền phải quán Tứ niệm xứ, để quán thân bất tịnh, quán thọ là khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã. Ngày nay, nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về pháp môn thiền tông, bạn có thể tìm đến chùa thiền tông Tân Diệu do Tỳ Kheo Ni Đức Thảo dựng lập vào ngày 15 - 10 - 1956. Khi còn là cư sĩ, bà đọc Kinh Kim Cang và Pháp Bảo Đàn và đạt được “Bí mật Thiền Tông” nên đã dựng lập ngôi chùa Tân Diệu để tu tập Thiền Tông có 5 phần chánh: - Tu tập chỉ du nhất pháp môn thiền tông của Đức Phật Đức Ca Mẫu Ni dạy, cũng như noi gương của Tam Tổ Trúc Lâm Yên Tử. - Giảm bớt sự mê tín của con người. - Xóa sạch dị đoan nơi loài người. - Giúp con người giác ngộ sự thật về cuộc sống, bớt hơn thua, tranh giành, chém giết lẫn nhau. - Học theo lời dạy của Đức Phật và Tổ sư Thiền Tông. >>> Xem ngay: Thông tin quan trọng về thiền Vipassana bạn nên biết Hình ảnh chùa Thiền Tông Việt Nam tại Nha Trang Thiền Tông Tân Diệu ngày nay, vẫn được duy trì và giữ nguyên phong cách của thiền tông của ngày trước, vẫn giữ đúng nghĩa lời dạy của Đức Phật và thực hiện tốt theo tôn chỉ và cương lĩnh của chùa như: - Tôn chỉ gồm 4 phần:  + Phần 1: Nói về ý nghĩa của 6 pháp môn tu của Đức phật dạy, để cho những người tu luyện được hiểu rõ. + Phần 2: Phân tích rõ 6 pháp môn tu và thành quả đạt được. + Phần 3: Nói rõ tại sao con người bị kiếp luân hồi. + Phần 4: Chỉ ra sự giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. - Với 4 cương lĩnh: + Giải thích cho bất cứ ai muốn tìm hiểu về giác ngộ. + Giải thích cho mọi người về giải thoát. + Giải thích cho tất cả ai muốn học thiền tông về mê tín. + Chùa thiền tông Tân Diệu tuyệt đối không chủ trương cúng lạy hay cầu xin. Thiền tông, thiền định, thiền hành hay bất kể loại thiền nào thì đều giúp bạn đối phó được những nguy cơ bằng phương pháp thư giãn và làm tâm bạn thanh tịnh. UNICA hy vọng rằng, với những chia sẻ về thiền tông, các bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích về một loại thiền mới và một nơi tu luyện hiệu quả.
20/11/2019
6077 Lượt xem
3 Giai đoạn tập thiền bạn nên biết để thực hành đúng cách?
3 Giai đoạn tập thiền bạn nên biết để thực hành đúng cách? Nếu bạn mới bước chân vào cửa thiền thì cần phải tìm hiểu và thực hành đúng các giai đoạn tập thiền, để có thể “lĩnh hội” hết những lợi ích kỳ diệu mà thiền mang lại. Bây giờ, hãy cùng UNICA đi tìm hiểu các giai đoạn này trong bài viết dưới đây nhé! Các giai đoạn tập thiền Giai đoạn nhập thiền Không gian ngồi thiền Trước khi tập thiền, bạn cần có một không gian lý tưởng để nhập thiền. Bạn chỉ cần tìm một nơi yên tĩnh, thoáng khí, sạch sẽ và yên tĩnh, không bị ai làm phiền. Bạn nên ngồi trong phòng không nên ngồi ngoài trời. Lý do vì không gian rộng lớn sẽ làm cho bạn khó lắng tâm và tập trung được. Hơn nữa, điều này còn có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. >>> Xem ngay: 4 bước sơ thiền quan trọng bạn cần ghi nhớ kỹ Trước khi tập thiền, bạn cần có một không gian lý tưởng để nhập thiền Công cụ hỗ trợ Nếu bạn mới học Thiền và chưa thể ngồi các tư thế bán già hay kiết già điêu luyện thì bạn có thể ngồi lên một cái gối nhỏ dày tầm 10 - 12 cm hoặc sử dụng bồ đoàn để việc vắt chân được dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, bạn cần chọn trang phục thoải mái, mát mẻ, không gây nóng vào mùa hè và đủ ấm vào mùa đông, cũng như có sự rộng rãi để việc ngồi thiền đạt được hiệu quả nhất. Lựa chọn tư thế ngồi thiền - Khi đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước giai đoạn nhập thiền, bạn sẽ tiến hành đi vào ngồi thiền với 1 trong 3 tư thế: xếp bằng, bán già và kiết già. - Nếu chọn tư thế ngồi xếp bằng thì bạn chỉ cần khoanh chân và giữ lưng thẳng, đồng thời thả lòng cơ mặt và tay. - Còn nếu lựa chọn tư thế bán già hoặc kiết già thì bạn hãy khởi động cho cơ chân giãn ra, các khớp háng, đầu gối, cổ chân linh hoạt thì mới có thể ngồi được. Khi chọn một trong 2 tư thế này, bạn phải kiên trì và luyện tập hàng ngày thì mới có thể ngồi được, đặc biệt là tư thế kiết già. Lợi ích của Thiền có thể kể đến là cải thiện sức khỏe, trẻ hóa làn da, tăng tuổi thọ, giảm căng thẳng và mệt mỏi. Thông qua khóa học Thiền online này, bạn sẽ biết cách thiền ăn, thiền ngủ, thiền hành,... Chuyên gia của chúng tôi sẽ chia sẻ những bí kíp hữu ích nhất để giúp bạn có thể thực hành Thiền một cách miên mật và hiệu quả. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:640,theme:course] [course_id:2416,theme:course] [course_id:342,theme:course] Giai đoạn trụ thiền Với những bạn mới tập thiền, nếu không có ý chí quyết tâm sẽ rất khó để tập trung. Cách để bạn định tâm dễ dàng và hiệu quả nhất đó là tập trung vào hơi thở. Bạn có thể tập trung vào việc đếm hơi thở, theo dõi và đếm thầm trong đầu từ 1 đến một con số mà bạn cảm thấy tập trung nhất là được. Sau khi hoàn thành định tâm, bạn không cần đếm nữa mà chỉ cần tập trung theo dõi hơi thở vào ra và cảm nhận sự bình lặng trong cơ thể. Nếu bạn theo dõi hơi thở vào ra tốt thì có thể bỏ theo dõi chúng và đứng ở ngoài để theo dõi chính tâm mình, hay còn được gọi là tri vọng. Lúc này, bạn sẽ thấy những vấn đề đang xảy ra trong tâm trí, đó chính là vọng tưởng.  Với những bạn mới tập thiền, nếu không có ý chí quyết tâm sẽ rất khó để tập trung Bạn nên cố gắng nhận thức được mình đang nghĩ gì, thấy gì trong đầu. Sau đó, hãy cố gắng cắt dòng suy nghĩ này và không nên nghĩ về nó nữa. Nếu thiền đúng cách và định được tâm, bạn sẽ nhận biết được nhịp đập của tim giảm xuống. Bây giờ, bạn sẽ cảm nhận được sự an lạc hạnh phúc ngay trong giờ phút ngồi thiền và cả sau khi xả thiền. Giai đoạn xả thiền Mục đích của việc xả thiền là để cơ thể hết tê mỏi và giúp cho khí huyết lưu thông. Đây cũng là giai đoạn cuối cùng khi tập thiền, bạn hãy thực hiện như sau; - Đầu tiên, bạn dùng 2 tay đưa từ từ lên đầu, hai lòng bàn tay đặt úp lên trên đỉnh đầu để hồi điền trở lại bản thể. - Tiếp theo, bạn vuốt từ đầu xuống theo vành tai, bạn vuốt trái tai xuống và thực hiện động tác này 3 lần. - Bây giờ, hãy chà xát 2 bàn tay cho ấm, dùng một bàn tay bóp và vuốt tay kia từ bả vai xuống cánh tay, đến cổ tay thì nắm và vuốt ra khỏi các đầu ngón tay. Sau đó, đổi tay và làm lại tương tự với cánh tay kia. Bạn cũng thực hiện động tác này 3 lần. >>> Xem ngay: Thiền dưỡng sinh chữa bệnh giúp bạn "cải tử hoàn sinh" Bạn xả thiền để cho khí huyết lưu thông - Tiếp đến, bạn cũng chà xát 2 bàn tay cho ấm, dùng 2 bàn tay bóp và vuốt hai chân, từ háng xuống đùi và bàn chân. Đối với chân còn lại bạn thực hiện tương tự như vậy 3 lần. - Cuối cùng, hãy chà mạnh 2 lòng bàn chân vào nhau 50 lần. Như vậy, bạn đã hoàn thành các giai đoạn tập thiền. Nếu trong những buổi tập đầu tiên, bạn cảm thấy chưa có hiệu quả thì có thể là do chân cứng chưa thể ngồi bán già hoặc kiết già. Trong quá trình tập, tâm trí còn đang “rong chơi” ở nơi khác, ngồi một lúc là mỏi lưng, đau chân. Nếu ở trong trường hợp này thì bạn tuyệt đối không được nóng vội mà hãy điều chỉnh và khắc phục dần dần. Có như thế bạn mới ngồi thiền thành công!
20/11/2019
4259 Lượt xem
Bí quyết ngồi thiền đúng cách bạn nên áp dụng ngay 
Bí quyết ngồi thiền đúng cách bạn nên áp dụng ngay  Thiền đúng cách mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Có thể nói, đây là một trong những cách điều trị tâm lý vừa tiết kiệm lại vừa hiệu quả. Thế nhưng, khi tập luyện tại nhà, nhiều người vẫn còn chưa biết cách ngồi thiền sao cho đúng để đạt được hiệu quả tối đa nhất. Trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ hướng dẫn cho bạn học cách ngồi thiền “chuẩn không cần chỉnh”. 1. Làm sao để ngồi thiền định đúng cách? Việc ngồi thiền đúng cách đòi hỏi bạn phải chuẩn bị cho mình một không gian yên tĩnh, mặc một bộ quần áo thoải mái và thực hiện vài động tác giãn cơ. Bạn hãy chuẩn bị thật tốt 3 yếu tố này rồi bắt đầu ngồi thiền theo cách sau: - Tay phải bạn đặt vào tay trái, lòng bàn tay hướng lên, nâng nhẹ 2 ngón cái và chạm vào nhau.  - Bắt chéo chân, chân trái đặt lên đùi phải, còn chân phải đặt lên đùi trái. - Vai hạ thấp và thả lỏng. >>> Xem ngay: Cách ngồi thiền Kiết già đúng chuẩn dành cho người mới Ngồi thiền đúng cách đòi hỏi bạn phải chuẩn bị cho mình một không gian yên tĩnh - Lưng phải thẳng nhưng không căng. - Mắt không mở hẳn nhưng cũng không nhắm hẳn. - Để lưng không bị cong bạn hãy ngồi trên các xương háng. - Khuỷu tay bạn hơi đưa ra để không khí có thể lưu thông. - Miệng ở trạng thái tự nhiên, để miệng không bị khô hãy cho lưỡi chạm vào hàm trên. - Đầu hướng về phía trước, cằm hơi thu vào. 2. Yếu tố ảnh hưởng đến việc ngồi thiền - Không gian ngồi thiền: Theo phong thủy, góc thiền của bạn nên quy về hướng Đông hoặc hướng Bắc là tốt nhất. Ngoài ra, bạn nên chọn không gian thiền thoáng mát, yên tĩnh, sạch sẽ để hạn chế những điều gây phân tán tư tưởng.  - Giờ thiền: Thời gian tốt nhất để ngồi thiền là vào buổi sáng từ khaonrg 4h-6h. Đây là khoảng thời gian yên tĩnh, tâm trí sáng suốt và không bị chi phối bởi những cảm xúc, áp lực bên ngoài. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn thời gian thiền vào buổi tối, miễn đó là khoảng thời gian tịnh tâm, thư giãn, không phải bận rộn với bất cứ công việc gì. - Thói quen: Thói quen thiền rất quan trọng bởi nó sẽ mang lại kết quả cho sức khỏe thể chất và tinh thần một cách rõ ràng.  - Tư thế ngồi: Trong khi thiền, bạn chú ý ngồi thẳng lưng, cổ thẳng nhưng không căng, chân bắt chéo thoải mái. Tư thế ngồi đúng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, không bị đau lưng và giúp nguồn năng lượng tâm linh không bị cản trở.  - Hít thở: Hít thở đúng cách sẽ giúp bạn ngồi thiền lâu hơn. Bạn nên rèn luyện việc hít thở bằng bụng bằng kỹ thuật hít vào bụng căng đầy ra, thở ra bụng xẹp xuống để tăng khả năng tập trung tốt hơn. Lợi ích của Thiền có thể kể đến là cải thiện sức khỏe, trẻ hóa làn da, tăng tuổi thọ, giảm căng thẳng và mệt mỏi. Thông qua khóa học Thiền online này, bạn sẽ biết cách thiền ăn, thiền ngủ, thiền hành,... Chuyên gia của chúng tôi sẽ chia sẻ những bí kíp hữu ích nhất để giúp bạn có thể thực hành Thiền một cách miên mật và hiệu quả. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:640,theme:course] [course_id:2416,theme:course] [course_id:342,theme:course] 3. Bí quyết ngồi thiền đúng cách Nghiêm túc với bản thân Bạn cần xây dựng thói quen ngồi thiền một cách chậm rãi và từ tốn. Hãy nghiêm túc với bản thân và cam kết ngồi thiền mỗi ngày từ 30 đến 60 ngày. Trong khoảng thời gian này, bạn chỉ cần tập trung vào việc ngồi thiền mà không cần tập bất kỳ một thói quen nào khác. Gắn việc ngồi thiền với một thói quen cũ Khi được gắn kết với một thói quen cũ, thói quen mới sẽ dễ dàng được tạo dựng hơn. Vậy, tại sao bạn không thêm việc ngồi thiền vào danh sách các thói quen buổi sáng như đi bộ, đánh răng? Hãy dành vài phút trước hoặc sau khi ăn sáng để thiền. Nếu mới bắt đầu tập thì bạn chỉ cần ngồi thiền từ 2 - 5 phút, sau đó tăng dần thời gian đến khi bạn cảm thấy thoải mái. Tạo động lực cho bản thân Nếu bạn không có động lực ngồi thiền đúng cách, bạn sẽ dễ dàng nản chí và từ bỏ thói quen. Khi xây dựng thói quen tốt con người thường bắt đầu với một nguồn năng lượng dồi dào, nhưng theo thời gian nguồn năng lượng này sẽ bị tiêu hao dần. Do đó, bạn có thể tự thưởng cho bản thân sau mỗi lần ngồi thiền. Hãy nuông chiều bản thân với những thứ mà bạn thích như: một ly nước ép trái cây, hoặc một món ăn ngon. >>> Xem ngay: 11 Tác dụng của thiền bạn nhất định không thể bỏ qua  Bạn hãy tự thưởng cho bản thân sau mỗi lần ngồi thiền Xem thiền là một phần không thể thiếu Chắc hẳn bạn đã ít nhất một lần nghĩ rằng thiền định là thói quen bổ sung cho cuộc sống thêm lành mạnh đúng không! Bây giờ bạn hãy xem thiền là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Điều này sẽ giúp cho việc ngồi thiền trở nên dễ dàng, tự nhiên và quen thuộc hơn. Ngồi thiền cùng một với một ai đó Bạn sẽ dễ dàng theo đuổi mục tiêu đã đặt ra hơn khi có tinh thần trách nhiệm. Bạn có thể tạo trách nhiệm cho bản thân bằng cách ngồi thiền cùng với một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè. Nhờ vậy, thói quen của bạn sẽ được duy trì tốt hơn.  Ngồi thiền đúng giúp giảm đau Bộ não của bạn có chất giảm đau tự nhiên được gọi là opioid, do đó khi dùng các loại thuốc giảm đau sẽ kích thích sự sản sinh hóa chất này trong não. Tuy nhiên việc này sẽ gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra cơn nghiện thuốc. Khi ngồi thiền định đúng cách, bạn sẽ thấy giảm đau hiệu quả mà không cần giải phóng chất này. Kiểm soát huyết áp Như chúng ta đã biết, bệnh cao huyết áp hoặc chứng lên máu là một căn bệnh có thể gây tử vong. Vì vậy, việc kiểm soát mức huyết áp là điều rất quan trọng để duy trì sức khỏe, cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh tim, các bệnh về tim mạch hoặc đột quỵ. Trong đó, ngồi thiền đúng cách là cách đơn giản và tốt nhất để kiểm soát huyết áp và phòng các bệnh nêu trên. Ngồi thiền đúng cách mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe Cải thiện trầm cảm Các nhà khoa học cho rằng, việc ngồi thiền định đúng cách có tác dụng làm giảm thiểu sự lo lắng và cải thiện chứng trầm cảm. Bạn không cần dùng đến thuốc mà vẫn có thể suy nghĩ tích cực hơn chỉ bằng việc ngồi thiền. Cải thiện cuộc sống Việc học ngồi thiền đúng sẽ mang lại cho bạn cảm nhận khác biệt về thế giới và giúp giải quyết những căng thẳng hàng ngày sau một ngày làm việc mệt mỏi. Việc kết nối bản thân với một điều gì đó to lớn hơn sẽ giúp bạn cảm thấy tích cực hơn. Các nhà khoa học đã cho rằng thiền định sẽ cải thiện cuộc sống của bạn. Chúng ta không thể phủ nhận rằng việc ngồi thiền đúng cách mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Mong rằng, với những chia sẻ trên, các bạn đã “bỏ túi” cho mình được bí quyết để ngồi thiền sao cho chuẩn nhất.
20/11/2019
2757 Lượt xem
Bạn đã tìm được lớp học thiền ở Hà Nội chất lượng chưa? 
Bạn đã tìm được lớp học thiền ở Hà Nội chất lượng chưa?  Giờ đây, việc thực hành thiền ngày càng trở nên dễ dàng hơn nhờ sự ra đời của các lớp học Thiền. Tuy nhiên để tìm được lớp học thiền chất lượng thì không phải ai cũng biết. Và nếu bạn chưa tìm được lớp học thiền ở Hà Nội chất lượng thì hãy tham khảo thêm bài viết dưới đây.  1. Ưu điểm, nhược điểm của các lớp học thiền  Trước khi nắm được danh sách những lớp học thiền ở Hà Nội chất lượng nhất thì người học cần nắm được những ưu điểm, nhược điểm của hình thức học này. Điều này sẽ giúp bạn biết cách cân nhắc xem có nên học thiền tại các lớp, trung tâm, bởi hình thức học này chỉ thực sự phù hợp với một số người.  Cụ thể, việc học thiền tại Hà Nội thông qua các lớp ở trung tâm sẽ mang lại những ưu điểm như sau:  - Bạn được hướng dẫn cách Thiền định từ cơ bản đến chuyên sâu từ những người đi trước giàu kỹ năng và kinh nghiệm.  - Được học theo nhóm nên tạo tính động lực và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình học, nhất là đối với những người mới bắt đầu làm quen với thiền.  - Duy trì được tính kiên trì trong quá trình học, đây là điều quan trọng nhất đối với việc học thiền.  >>> Xem ngay: Bốn cấp độ của tứ thiền mà bạn nên biết Việc học thiền ở trung tâm sẽ giúp bạn có thêm động lực và sự kiên trì Ngoài những ưu điểm nêu trên thì việc tham gia các lớp học thiền ở Hà Nội cũng có những nhược điểm nhất định, bao gồm:  - Cố định về thời gian, thời khóa biểu theo khung học nhất định, điều này sẽ thực sự không phù hợp với những người thường xuyên bận rộn với công việc.  - Việc học thiền theo hình thức gò bó sẽ không mang lại hiệu quả cao. - Chi phí cho các lớp thiền Hà Nội thực sự không rẻ.  Nếu cảm thấy việc học thiền tại các lớp, trung tâm bị vướng bận về mặt thời gian thì có thể tham gia các khóa thiền tại Hà Nội theo hình thức ngắn hạn. Nhưng chắc chắn việc học thiền theo hình thức này sẽ không mang lại kết quả như mong muốn.  2. Danh sách lớp học thiền ở Hà Nội  Hiện nay, có rất nhiều lớp học thiền tại Hà Nội mà bạn có thể đăng ký tham gia. Nhằm giúp bạn tìm được trung tâm học thiền chất lượng nhất, Unica đã tổng hợp danh sách sau đây, bạn có thể tham khảo và lựa chọn lớp học thiền phù hợp với bản thân. - Trung Tâm Dưỡng Sinh Thiền Việt ( Hà Nội) - Chùa Đình Quán: Địa chỉ Từ Liêm (Hà Nội) - Chùa Tứ Kỳ: Địa chỉ Từ Liêm (Hà Nội) - Thiền Viện Sùng Phú: Địa chỉ Long Biên (Hà Nội)  - Vô ưu trà quán: Địa chỉ 68E Trần Quang Diệu (Hà Nội) - đây là lớp hoàn toàn miễn phí - CLB Thiền: Địa chỉ Đại học Thăng Long (Hà Nội) Có một số lớp học thiền tại Hà Nội mà bạn có thể đăng ký tham gia 3. Top 3 địa chỉ học thiền uy tín nhất ở Hà Nội Thiền Việt - Thiền Dưỡng Sinh năng lượng của người Việt Thiền Việt là một trong những công trình của Master Lê Thái Binh - một trong những truyền nhân của phương pháp cổ Đông A nhà Trần. Lịch trình học của các khóa thiền Việt khá linh động, phú hợp với nhiều đối tượng và nhu cầu khác nhau. Với 12 cơ sở học thiền miễn phí trên khắp các tỉnh thành của cả nước, bạn có thể tiếp cận với phương pháp thiền vô cùng dễ dàng. Các cơ sở Thiền Việt trên cả nước bao gồm:  Cơ sở 1: Tầng 4, số 60 Ngọc Hà, Ba Đình Cơ sở 2: Thiền Việt Quán Gánh – Hà Nội Nhà văn hóa Quán Gánh – Thường Tín – Hà Nội Cơ sở 3: Chùa Cự Linh – Ngõ 216 đường Cổ Linh, Quận Long Biên Cơ sở 4: Chùa Liên Hoa, 11 Định Công Hạ, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội Cơ sở 5: 164 Khuất Duy Tiến, Khu biệt thự liền kề Licogi 13, Thanh Xuân, Hà Nội Cơ sở 6: Đình Võng Thị, 187 Trích Sài, Q. Tây Hồ, Hà Nội Cơ sở 7: Phòng Cộng đồng Park 7 – KĐT Times City – Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội Cơ sở 8: 72 Trần Đăng Ninh, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Cơ sở 9: Chùa Bảo Sài – đường Chương Mỹ – phường Phạm Ngũ Lão, Hải Dương Cơ sở 10: Chùa Hàng Kênh, địa chỉ: 55 Miếu Hai Xã, Dư Hàng, Lê Chân, Hải Phòng Cơ sở 11: Đền Cổ – Ngách 22/241 – Lạch Tray – Hải Phòng Cơ sở 12: HTC Education, 275/8 Lý Thường Kiệt, P.15, Q.11, TP. HCM Cơ sở 13: Chùa Giác Sanh – 103 Âu Cơ, Phường 14, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh. >>> Xem ngay: Cách ngồi thiền yoga đạt hiệu quả tối ưu cho người mới bắt đầu Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên Thiền Vipassana Thiền Vipassana có một dòng thiền nguyên thủy, xuất phát từ đất nước Ân Độ. Các khóa thiền Vipassana thường kéo dài từ 10 ngày cho đến một tháng. Trong suốt thời gian tham gia các khóa thiền này, bạn sẽ được sinh hoạt, ăn chạy và lưu trú tại trung tâm. Hiện tại có hai địa điểm bạn có thể theo học thiền Vipassana là thành phố Hồ Chí Minh (huyền Củ Chi) và Hà Nội (huyện Sóc Sơn). Thiền Viện Trúc Lâm Là thiền viện lâu đời nhất Việt Nam, thiền viện Trúc Lâm Yên Tử thường xuyên tổ chức các khóa tu mùa hè cho thanh thiếu niên. Bạn có thể tìm hiểu các khóa tu tại các thiền viện nổi tiếng như: Thiền viên Trúc Lâm Yên Tử, hay Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên… 4. Tham gia các khóa học thiền online  Bạn là người thường xuyên bận rộn và muốn tìm đến thiền như một phương pháp tĩnh tâm và thư giãn hiệu quả? Nhưng bạn lại không có thời gian tham gia các lớp học thiền ở Hà Nội theo khung thời khóa biểu cố định? Vậy, hãy để các khóa học thiền online giúp bạn giải quyết vấn đề này.  Với tính chất học trực tuyến, bạn có thể học mọi lúc, mọi nơi, học bất cứ lúc nào mà bạn có thể thời gian, chỉ cần thiết bị của bạn được kết nối với Internet. Trong bài viết này, Unica sẽ giới thiệu cho bạn 2 khóa học thiền online chất lượng nhất như sau:  Khóa học “Thiền và quản trị cảm xúc cho người hiện đại” Khóa học "Thiền và quản trị cảm xúc cho người hiện đại" được thực hiện bởi giảng viên Đỗ Thị Mai - là người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh việc thiền và quản trị cảm xúc cho con người. Đến với khóa học này, bạn sẽ được giảng viên chia sẻ những kỹ năng cần thiết để có được một sức khỏe tốt, cảm xúc an yên và tăng sự tập trung thông qua phương pháp thiền.  Khóa học sẽ giúp bạn nhập môn và thực hành thiền hiệu quả Cụ thể, giảng viên sẽ hướng dẫn cho bạn các bước cụ thể trong thiền như: Cách nhập môn thiền; cách thở thiền, kiểm soát cảm xúc và cơn giận; các cách thực hành thiền cho người hiện đại như: thiền ngồi, thiền hành, thiền điện thoại, thiền buông thư, thiền với âm “ôm”và thiền trong thức tỉnh. Kết thúc khóa học, nếu bạn chăm chỉ thực hiện thiền đều đặn, chắc chắn sức khỏe và cảm xúc của bạn sẽ được cải thiện theo hướng tích cực một cách rõ rệt.  Xem ngay: Thiền và quản trị cảm xúc cho người hiện đại Khóa học “Tham, sân, si và thiền trong quản trị cảm xúc” Khóa học được biên soạn bởi giảng viên Đào Duy Văn . Thầy là một dược sỹ, chuyên gia đào tạo tâm lý, ứng dụng tâm lý, khí công, thiền trong làm chủ sức khỏe, tâm lý, tư duy, kinh doanh, cuộc sống và chăm sóc trẻ với 16000 học viên online năm 2018, tác giả của 4 bài báo quốc tế, một sách Awaken You Wonderful We trên Amazon. Anh có hơn 5 năm nghiên cứu Phật Giáo và thực hành Thiền. Anh đã tổng hợp các quan điểm, triết lý, kiến thức hiện đại, lãnh đạo, y học, triết lý phật giáo và thiền định giúp chúng ta có góc nhìn tốt hơn về các hành vi, vấn đề, kết quả, thành công, hay thất bại trong cuộc sống. Thiền giúp bạn loại bỏ tham, sân, si và quản trị cảm xúc Để có thể loại bỏ những ham muốn, vọng tưởng quá mức trong cuộc sống, hướng tới những điều tốt đẹp nhất thì khóa học “Tham, sân, si và thiền trong quản trị cảm xúc” của giảng viên Đào Duy Văn chính là sự lựa chọn hoàn hảo. Khóa học sẽ tập trung chia sẻ các kiến thức về tâm lý, cảm xúc kết hợp với các bài thiền đơn giản để làm chủ cảm xúc, tâm trí sao cho cuộc sống có được sự cân bằng.  Theo đó, bạn sẽ nắm vững các kỹ năng quan trọng trong quản trị quản xúc, bao gồm: ASK về quản trị cảm xúc, NLP và quản trị cảm xúc, ba yếu tố chính tác động đến cảm xúc (tham, sân, si), hành thiền cùng với quản trị cảm xúc, ứng dụng thiền trong cuộc sống hiện đại, tự kỷ về cảm xúc và cách thức quản trị cảm xúc.  Xem ngay: Tham, sân, si và thiền trong quản trị cảm xúc Bằng lối truyền đạt đầy cảm xúc và những kiến thức bổ ích. Kết thúc khóa học, ban sẽ hiểu được quá trình rèn luyện, tu tập và chỉnh mình để đạt hiệu quả cao, có được hạnh phúc thật sự. Ngoài ra bạn sẽ có được những cảm xúc tốt, tư duy sắc bén, tư duy sáng tạo để tránh những tình huống nóng vội, đáng tiếc do cảm xúc tiêu cực mang lại. Không cần tham gia bất cứ lớp học thiền ở Hà Nội, khóa học online của giảng viên Đào Duy Văn còn giúp bạn tĩnh tâm, ngủ ngon, bình an, làm chủ cảm xúc và tâm trí một cách hiệu quả nhất.  Khóa học sẽ giúp bạn quản trị và cân bằng cảm xúc hiệu quả Như vậy, với 2 khóa học thiền online chất lượng trên Unica, bạn không cần tham gia các lớp học thiền ở Hà Nội vẫn có thể thực hành thiền hiệu quả. Chúc bạn có được một cơ thể khỏe mạnh cùng một tinh thần an yên!
20/11/2019
6982 Lượt xem
Khi ngồi thiền nên nghĩ gì để đạt được hiệu quả tốt nhất?
Khi ngồi thiền nên nghĩ gì để đạt được hiệu quả tốt nhất? Khi bạn hoạt động hoặc làm việc hằng ngày, có hàng trăm hàng nghìn suy nghĩ bủa vây trong đầu bạn khiến bạn cảm thấy mệt và căng thẳng đầu óc. Đặc biệt, khi bạn ngồi thiền, những dòng suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng đến quá trình học Thiền online của bạn. Vậy khi ngồi thiền nên nghĩ gì để đạt được hiệu quả tốt nhất? Những lưu ý khi ngồi thiền nên nghĩ gì Nhiều nhà thiền đạo đã khuyên người tập thiền rằng không được có bất cứ suy nghĩ nào trong đầu, não bộ luôn tĩnh lặng thì mới đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, có rất nhiều người khi ngồi thiền thường xuất hiện những dòng suy nghĩ trong não bộ và họ thường không kiểm soát được ý nghĩ, cũng như không biết nên suy nghĩ. >>> Xem ngay: Bật mí phương pháp ngồi thiền thu năng lượng 'đỉnh cao' Khi ngồi thiền bạn cần để tâm trí mình thật tĩnh lặng nhất Một thiền sư Suzuki có viết rằng, khi ngồi thiền đừng có cố gắng ngăn chặn những suy nghĩ của mình. Bạn nên để nó tự chấm dứt, nếu có một tư tưởng nào xuất hiện thì hãy cố gắng để nó tự đi vì chúng sẽ không ở lâu trong suy nghĩ của bạn. Chính vì vậy, khi ngồi thiền tốt nhất bạn không nên có bất cứ suy nghĩ gì, hãy cố gắng để tâm trí của bạn thật trống rỗng giống như câu nói “hãy quay lưng lại với thế giới”. Bạn cần hạn chế ngồi thiền nên nghĩ gì, và gác lại các công việc đang diễn ra xung quanh, đừng suy nghĩ bất cứ thứ gì về nó. Bạn chỉ cần tập trung cho việc ngồi yên tĩnh và lắng tâm. Bạn hãy quay lưng với mọi thứ bên ngoài cuộc sống, đừng để bất cứ thứ gì làm phiền đến tâm trí của bạn. Hơn nữa, trong bất cứ khoảnh khắc nào, bạn không được trông mong điều gì vì nó sẽ là cản trở việc bạn có thể đạt được cảnh giới cao nhất của thiền. Bạn tuyệt đối không được suy nghĩ rằng cứ ngồi thiền là muốn có nghĩ gì cũng được vì nó sẽ khiến bạn lâu dần trở nên “tẩu hỏa”. Nếu bạn không thể loại bỏ suy nghĩ, đừng quá lo lắng hay vội vàng ép mình tập thiền vì bạn sẽ làm cho bản thân mất đi chánh niệm. Bạn hãy từ từ, thoải mái để dần dần loại bỏ những tạp niệm ra khỏi suy nghĩ. Đăng ký khoá học Thiền online ngay để nhận ưu đãi cực kỳ hấp dẫn. Khóa học sẽ giúp bạn có được thói quen tập Thiền hàng ngày đơn giản và hiệu quả, làm chủ cảm xúc, thấu hiểu bản thân và mọi người xung quanh. Đặc biệt, bạn có thể chữa lành tổn thương bên trong nhờ ứng dụng tập thiền. [course_id:178,theme:course] [course_id:576,theme:course] [course_id:2036,theme:course] Vậy chúng ta đã biết câu trả lời khi ngồi thiền nên nghĩ gì để đạt hiệu quả cao. Bạn hãy để mọi việc xảy ra một cách tự nhiên, luôn luôn giữ cho tâm chánh niệm của mình thoải mái, thanh thản. 
20/11/2019
10095 Lượt xem
9 Phương pháp thiền định hiệu quả bạn nên biết khi học thiền
9 Phương pháp thiền định hiệu quả bạn nên biết khi học thiền Việc chọn đúng phương pháp thiền thích hợp sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chính vì vậy, bạn hãy tìm cho mình phương pháp phù hợp nhất với bản thân. Trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ cho các bạn 9 phương pháp thiền hiệu quả cơ bản nhất để các bạn dễ dàng lựa chọn hơn. 1. Thiền chánh niệm Phương pháp thiền chánh niệm là phương pháp được ưa chuộng nhất hiện nay. Với phương pháp này, người tập sẽ vận dụng cả 5 giác quan để cảm nhận thế giới xung quanh. Thiền chánh niệm giúp tập trung vào sự nhận thức hiện tại, nhờ đó mà bạn có thể tập trung vào những suy nghĩ, cảm xúc và thói quen mà mình đang có.  Nhờ vậy mà bạn sẽ trở nên bình tĩnh, thấu hiểu hơn. Một trong những ưu điểm của phương pháp thiền này là bạn có thể thực hành mọi lúc mọi nơi mà không cần chuẩn bị. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chánh niệm có thể giúp giảm thiểu các suy nghĩ tiêu cực, cải thiện sự tập trung và tăng cường trí nhớ hiệu quả. Phương pháp thiền chánh niệm đang là phương pháp được ưa chuộng nhất hiện nay Thiền định và thiền chánh niệm thường được người lớn lựa chọn để thực hành. Thế nhưng, hiện nay phương pháp này được quan tâm nhiều hơn đối với trẻ em. Thiền tâm từ hay còn được gọi là thiền Metta, đây là phương pháp tập trung kết nối đến những cảm xúc yêu thương, quan tâm mà bạn dành cho một người nào đó. Khi thực hành thiền tâm từ, người tập sẽ vừa thở sâu, vừa mở rộng tâm trí để đón nhận tình yêu thương và lòng nhân từ. Tiếp theo, họ sẽ gửi những thông điệp này đến vũ trụ, đến những người đặc biệt, nhất là những người mà họ yêu quý. Nếu bạn cảm thấy thời gian gần đây mình hay nóng giận, bực bội hoặc gặp mâu thuẫn nội tại, thì phương pháp ngồi thiền tâm từ chính là sự lựa chọn không thể tuyệt vời hơn. Bởi khi áp dụng phương pháp này, người tập sẽ tăng cường cảm xúc tích cực, giúp giảm stress, trầm cảm và rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Thiền là cách quản trị cảm xúc cực kỳ tốt dành cho mọi lứa tuổi. Trong quá trình thiền, bạn có thể tự khám phá ra những năng lực ẩn sâu bên trong của mình. Tuy nhiên, học thiền cần rất nhiều nỗ lực và sự kiên trì. Chính bởi vậy, bạn nên tham gia khóa học Thiền online của Unica để được chuyên gia tư vấn và chia sẻ các kiến thức hữu ích giúp bạn thực hành Thiền tốt nhất. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:2330,theme:course] [course_id:850,theme:course] [course_id:958,theme:course] 3. Thiền thở Thiền thở là kiểu thiền chú trọng đến cách điều hòa hơi thở. Với phương pháp thiền này, bạn sẽ thở thật sâu và chậm, vừa tập trung thở, vừa đếm từng lần để tĩnh tâm hơn. Thiền thở cũng mang lại những lợi ích tương tự như thiền chánh niệm, bao gồm việc cải thiện sự tập trung và tăng cường sự linh hoạt cảm xúc, giảm thiểu lo lắng. Thiền thở là kiểu thiền chú trọng đến cách điều hòa hơi thở 4. Thiền siêu Việt Có lẽ đây là phương pháp thiền phổ biến nhất, thường xuyên được mọi người nhắc tới. Với phương pháp này, bạn sẽ ngồi trên gối hoặc thảm, khoanh chân và đặt 2 tay lên đầu gối. Tiếp theo, hãy ngồi yên và thở thật sâu, chậm, rồi đọc thần chú. Bạn thực hành thiền siêu Việt 2 lần/ngày và mỗi lần là 20 phút. Đối với phương pháp này, tư thế ngồi rất quan trọng. Bạn hãy áp dụng tư thế ngồi tựa hoa sen để điều hướng năng lượng thoát ra từ tay và chân. Trong quá trình tập, có thể bạn sẽ cảm thấy tâm trí thông suốt hơn mà không bị vướng bận bất cứ điều gì. Phương pháp thiền siêu Việt rất phù hợp với những ai bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương hoặc trầm cảm. 5. Thiền Kundalini Thiền Kundalini là sự kết hợp giữa các động tác uốn vặn người, thở sâu và tụng thần chú. Phương pháp này thường được thực hành tại các lớp học, giúp người tập đánh thức được năng lượng Kundalini - năng lượng của sự sống và giúp cho nó lan tỏa khắp cơ thể một cách nhanh và dễ dàng hơn. Thực hành thiền Kundalini sẽ giúp bạn cải thiện thể chất và giảm thiểu đau nhức, lo lắng và trầm cảm. 6. Thiền Zen Phương pháp thiền Zen đòi hỏi phải có tư thế và kỹ thuật cụ thể. Do đó, người tập cần có giáo viên hướng dẫn. Về cơ bản thiền Zen tương đối giống với thiền chánh niệm đó là người tập phải chú trọng vào hơi thở và cảm nhận suy nghĩ của mình, mà không được phán xét hoặc đánh giá. Tuy nhiên, phương pháp này lại đòi hỏi người tập phải luyện tập nhiều hơn và có tính kỷ luật. Nếu bạn muốn thư giãn và được khai sáng về tinh thần thì không nên bỏ lỡ phương pháp này. Bởi khi tập thiền Zen, bạn sẽ cảm nhận được sự thanh thản vì tìm thấy bình yên trong chính nội tâm thông qua lòng trắc ẩn và sự thấu hiểu. >>> Xem ngay: 10 Cách giảm Stress trong 30 giây giúp bạn thư giãn hiệu quả Phương pháp thiền Zen đòi hỏi phải có tư thế và kỹ thuật cụ thể 7. Thiền quét cơ thể Thiền quét cơ thể rất thích hợp với những người bị đau nhức mãn tính, thường xuyên bị mất ngủ. Phương pháp này giúp bạn tăng cường cảm giác bình tĩnh và thư giãn. Các bước trong thiền quét cơ thể đều rất chậm rãi, thả lỏng cơ thể một cách từ từ, do đó mọi người thường tập trước khi đi ngủ. Kỹ thuật thiền này khuyến khích người tập thả lỏng từng bộ phận mà cơ thể mệt mỏi, từ chân lên đến đầu. Người tập thường mô phỏng chuyển động của sóng, đung đưa cạnh cơ thể để giảm căng cơ. 8. Thiền từ bi Thiền từ bi còn có tên gọi khác là thiền tâm. Phương pháp thiền định này được sử dụng để củng cố cảm xúc của lòng từ bi, lòng tốt và sự chấp nhận lỗi lầm của bản thân và người khác. Loại thiền này liên quan đến việc cân bằng cảm xúc, mở rộng tâm trí để đón nhận tình yêu thương từ mọi người xung quanh, sau đó gửi những lời chúc bình an, tốt đẹp đến những người thân yêu, người quen, bạn bè và tất cả chúng sinh. 9. Thiền chuyển động Thoạt đầu, khi nghe đến thiền chuyển động, mọi người đều nghĩ đến Yoga thiền. Nhưng thiền chuyển động mang ý nghĩa rộng hơn là bao gôm nhiều hoạt động như đi bộ, tập khí công, làm vườn và các hình thức vận động nhẹ nhàng khác. Đó là một hình thức thiền tích cực mà những chuyển động của cơ thể chính là nội dung của bài tập. Thiền chuyển động phù hợp với những người muốn tìm thấy sự bình yên trong tâm trí và hành động của mình.  Như vậy, UNICA đã chia sẻ cho các bạn 9 phương pháp thiền định mà bạn nên biết khi bắt đầu học Thiền từ đó bạn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với bản thân để cải thiện sức khỏe và tinh thần một cách hiệu quả nhất.
19/11/2019
4406 Lượt xem
Thiền chữa bệnh đến từ ý chí và sự tập trung cao độ
Thiền chữa bệnh đến từ ý chí và sự tập trung cao độ Hiện nay, nhiều người cố gắng tìm kiếm phương pháp ngồi thiền sao cho chữa bệnh được hiệu quả hơn. Tuy nhiên, có không ít người thất bại do không thoát được tâm khỏi những bộn bề lo lắng. Trong bài viết này, UNICA sẽ chia sẻ cho bạn một số bí quyết để đạt hiệu quả cao khi ngồi thiền chữa bệnh. Các bạn cũng tham khảo ngay nhé! Thiền chữa bệnh có thật không? Các nhà nghiên cứu về thiền lâu năm khẳng định rằng đây là một phương pháp điều trị bệnh, chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Lương y, võ sư Nguyễn Khắc Chung có nhiều năm nghiên cứu về thiền cho biết rằng: Thiền là một cách tĩnh tâm an thần, giúp cho con người khỏe về thể lực, trí lực cũng như tâm lực. Với việc ngồi thiền thường xuyên sẽ khắc chế được cảm giác tiêu cực, lưu thông khí huyết giúp tinh thần được ổn định. Hơn nữa, ngồi thiền còn giúp cơ thể đả thông kinh lạc, giúp máu và oxi chuyển hóa tốt hơn. Sự kỳ diệu trong phương pháp điều trị bệnh bằng thiền. Khi ngồi thiền chữa bệnh, bạn sẽ giúp cơ thể lấy lại được sự bình tĩnh, thanh thản trong tâm trí, không nghĩ đến bệnh tật mà cơ thể đang phải gánh chịu. Hơn nữa, thiền còn có thể ngăn ngừa được các bệnh như nhồi máu cơ tim, huyết áp cao, viêm gan, viêm khớp, đại tràng. Có rất nhiều bệnh nhân đã dùng phương pháp ngồi thiền kết hợp cùng các phương pháp y khoa và đạt được những kết quả ngoài sức tưởng tượng. Năm 2013, một con số nổi bật được nhắc đến khá nhiều là “23 năm, 6 vạn người” liên tục được báo đài nhắc tới cùng với cái tên Hồ Thị Thu. Đó những con số của tất cả người bệnh từ Bắc đến Nam lên Tây Nguyên tìm bà Thu học thiền miễn phí để phòng chống và điều trị bệnh. Vì bà Thu có bí quyết chiến thắng bệnh ung thư đơn giản do biết phương pháp ngồi thiền đúng cách để vận khí mở cửa luân xa vào cơ thể người. Cách ngồi thiền trị bệnh đúng chuẩn Cách thiền chữa bệnh khá đa dạng và không khó áp dụng, bạn có thể thiền lành, thiền tọa, ngồi thiền hấp thu năng lượng… nhưng bạn cần giữ cho tâm trí mình thanh tĩnh, lắng đọng và không suy nghĩ bất cứ điều gì . Nếu bạn là một người mới bắt đầu làm quen với việc ngồi thiền thì tốt nhất bạn không nên học tại nhà một mình mà không có người hướng dẫn. Cách tốt nhất, bạn có thể đăng ký tập thiền tại những tu viện, chùa có tổ chức các buổi hướng dẫn học thiền ngắn hạn. Khi ngồi thiền, điều quan trọng nhất là bạn hãy lựa chọn một không gian thoáng đãng, sạch sẽ, tĩnh lặng và không khí trong lành để không ảnh hưởng đến quá trình tập trung. Tuy nhiên, bạn nhất định cần chú ý đến việc làm thư giãn đầu óc, tâm hồn luôn thanh tịnh, không được ép bản thân cảm thấy lo lắng hay căng thẳng, sợ hãi, bất an. >> Khi ngồi thiền nên nghĩ gì để đạt được hiệu quả tốt nhất? Bạn cần ăn mặc quần áo thoải mái để đạt hiệu quả ngồi thiền hợp lý Khi bạn ngồi thiền đúng cách, bạn sẽ giúp cơ thể mở được luân xa. Cách làm đơn giản, bạn chỉ cần thẳng lưng, để đầu ngón tay và đầu ngón trỏ chạm nhau và não bộ tập trung tư tưởng vào vị trí luân xa gốc rễ (vị trí giữa hậu môn và bộ phận sinh dục). Để phương pháp ngồi thiền chữa bệnh đạt hiệu quả nhất, bạn nên thực hiện khoảng 30 phút mỗi ngày, nên lựa chọn vào buổi sáng sớm khi cơ thể đang cần nạp thêm dưỡng khí. Lưu ý, bạn hãy chọn cho mình những bộ quần áo thật thoải mái, thấm hút mồ hôi. Hạn chế mặc quần áo quá chật vì khi bạn ngồi thiền lâu, khoanh chân sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn, lưu thông máu lên não và các cơ thể khác. Tâm bạn luôn cần thư thái, tập trung cao độ và bạn cần có một ý chí thiền chữa bệnh thật lớn thì mới đạt được kết quả. Chú ý, sau mỗi lần ngồi thiền xong bạn cần ăn uống thật thanh tịnh, hạn chế ăn thức ăn nhiều đạm, nhiều thịt đỏ. Bạn nên ăn những món liên quan đến chất xơ như rau cải, cà rốt, súp lơ, hoa quả để thanh lọc cơ thể, một phần nữa để giúp cải thiện trí não tốt hơn. >> Cách tập thiền tại nhà để giảm stress và cải thiện sức khỏe >> Cách ngồi thiền hiệu quả 100% không phải ai cũng biết
19/11/2019
496 Lượt xem
Nên học thiền ở đâu để đạt hiệu quả cao nhất? 
Nên học thiền ở đâu để đạt hiệu quả cao nhất?  Nên học thiền ở đâu để đạt hiệu quả cao nhất? chính là thắc mắc chung của nhiều người khi tìm đến thiền với mong muốn nâng cao sức khỏe và cải thiện tâm trạng. Trong bài viết dưới đây, Unica sẽ chia sẻ với bạn câu trả lời cụ thể nhất cho thắc mắc trên. Các bạn hãy tham khảo thêm để có được những thông tin hữu ích nhất nhé! Nên học thiền ở đâu? Nhiều người thường nghĩ, thiền là một bộ môn mang tính ý thức cao, do đó việc lựa chọn không gian để học thiền đóng vai trò hết sức quan trọng. Đó phải thực sự là một không gian mang tính thanh cao, tĩnh lặng thì mới đạt được kết quả. Nhưng thực tế lại không phải hoàn toàn như vậy. Bạn có thể học thiền ở bất cứ đâu, miễn sao tại đó bạn cảm thấy mình được an yên về tâm hồn. Bạn có thể tham khảo một số địa chỉ học thiền như sau:  1. Học thiền tại các trung tâm  Nhằm đáp ứng nhu cầu học thiền của nhiều người, hiện nay có rất nhiều trung tâm tiến hành mở các lớp học thiền để học viên có thể tham gia. Ưu điểm lớn nhất của việc học thiền tại trung tâm đó chính là tạo động lực cho người học nhờ sự kết hợp với nhiều người. Tại đây, người học thiền có thể tìm được sự kiên trì, đồng cảm từ chính những người bạn của mình, nhờ vậy mà hiệu quả đạt được cũng cao hơn.  Bạn có thể học thiền tại trung tâm để tăng động lực cao hơn cho bản thân Tuy nhiên, địa điểm học thiền này cũng chứa nhiều bất cập. Cụ thể, bạn sẽ phải tuân thủ theo một khung giờ nhất định. Điều này sẽ buộc bạn phải sắp xếp thời khóa biểu sao cho hợp lý. Bên cạnh đó, việc học thiền chỉ nên bắt đầu khi bạn cảm thấy thật thoải mái, do đó, việc học tại trung tâm có phần gượng ép về mặt cảm xúc và thể chất, khiến bạn không đạt được kết quả như mong muốn.  2. Học thiền tại chùa  Các ngôi chùa, đền cũng là một trong những câu trả lời thuyết phục cho thắc mắc nên học thiền ở đâu. Với sự yên tĩnh, thoáng đãng, bạn sẽ dễ dàng đi vào thế giới của thiền trong quá trình thực hành. Đặc biệt, đối với những người mới bắt đầu thì việc học thiền sẽ trở nên dễ dàng hơn nhờ sự hướng dẫn chi tiết, cụ thể từ những hành giả, Phật tử trên chùa. Việc học thiền tại chùa đòi hỏi bạn phải thực sự kiên trì, loại bỏ toàn bộ vướng bận, phiền nhiễu trong cuộc sống, không được tiếp xúc với điện thoại, những mối quan hệ bên ngoài. Vì vậy, nếu bạn lựa chọn việc học thiền tại chùa, bạn phải thực sự “toàn tâm toàn ý”, kiên trì trong thời gian dài thì mới mang lại kết quả như ý.  Học thiền tại chùa đòi hỏi sự kiên trì cao từ người học  3. Học thiền tại nhà  Nếu bạn không có thời gian học thiền tại các trung tâm dạy thiền hoặc tại chùa thì bạn vẫn có thể thiền tại nhà. Bạn có thể thiền tại vị trí nào mà bạn cảm thấy thoải mái nhất, ví dụ như; trên giường, trên tấm thảm, trên sàn hoặc trên ghế. Và điều quan trọng nhất khi thiền tại nhà đó là không gian phải thực sự yên tĩnh, tránh sự tác động từ các yếu tố bên ngoài.  Khi thiền tại nhà thì bạn phải thực sự hiểu về thiền bao gồm cả kỹ năng và phương pháp để tránh thực hiện sai và không mang lại kết quả. Và các khóa học thiền online chính là lựa chọn hoàn hảo cho những người học thiền tại nhà và chưa có kỹ năng.  Ngoài việc thiền tại nhà thì cũng có nhiều câu trả lời cho thắc mắc nên học thiền ở đâu. Cụ thể, bạn có thể thay đổi không gian học thiền sao cho tâm hồn mình thực sự thư giãn. Ví dụ, bạn có thể học thiền ngay tại bãi biển, với nguồn năng lượng từ biển kết hợp với trời đất sẽ giúp bạn có được một tâm hồn thoáng đãng, hoàn toàn được thanh lọc.  >>> Xem ngay: 4 bước sơ thiền quan trọng bạn cần ghi nhớ kỹ Khi học thiền tại nhà, bạn cần lựa chọn không gian thật yên tĩnh Tự học ngồi thiền tại nhà có được không? Thiền là một lĩnh vực trừu tượng, khó nắm bắt, đặc biệt là đối với những người mới bắt đầu học thiền. Chính vì thế, để có thể tập thiền tại nhà đúng cách, bạn nên lựa chọn những khóa học Thiền Online chất lượng, được giảng dạy bởi những chuyên gia hàng đầu để có một lộ trình học hệ thống, bài bản nhất. Thiền là bộ môn dành cho tất cả mọi người những việc tập thiền, trải nghiệm thiền ở mỗi người lại khác nhau. Thực tế, đã có rất nhiều người tự tập thiền tại nhà thành công và thuận lợi nhưng lại có những người gặp khó khăn trong lần đầu tự học thiền tại nhà. Do đó việc tự học thiền tại nhà cũng tùy theo trình đồ từ sơ cấp đến nâng cao và cần được học căn bản theo hệ thống lý thuyết chuẩn mực, đúng kỹ thuật của từng phương pháp thiền. 
19/11/2019
900 Lượt xem