Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Sức khoẻ & Làm đẹp

Cách ngồi thiền Kiết già đúng chuẩn dành cho người mới
Cách ngồi thiền Kiết già đúng chuẩn dành cho người mới Đối với người trưởng thành, người cao tuổi việc ngồi thiền kiết già vốn không phải là điều dễ dàng. Ngay cả người đã có thể ngồi trọn vẹn trong tư thế thì chỉ sau một thời gian sẽ xuất hiện những cơn đau nhức ở cơ và các khớp xương. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây UNICA sẽ bật mí cho bạn cách ngồi thiền kiết già không đau chỉ với vài bài tập đơn giản ngay tại nhà. Ngồi kiết già là gì Tư thế ngồi kiết già có nguồn gốc từ Ấn Độ cổ đại, được thực hành bằng cách ngồi bắt chéo chân, trong đó bàn chân được đặt lên đùi bên kia. Tư thế này gần giống như hình dáng của bông hoa sen, thường được sử dụng để hành thiền. Khi thực hiện tư thế này, người tập cần nắm được kỹ thuật thở để thực hành thiền định và thúc đẩy sự ổn định về mặt thể chất.  Cách ngồi thiền kết già với bài tập đơn giản Kích hoạt và lưu thông khí huyết ở chân - Trước khi ngồi thiền kiết già, bạn hãy thực hiện động tác thiền giúp kích hoạt và làm lưu thông khí huyết, kinh lạc ở chân bằng cách ngồi thoải mái, duỗi hai chân. Nắm hờ hai bàn tay và vỗ từng chân với một lực vừa phải từ đùi đến cổ chân và ngược lại. Bạn thực hiện động tác này từ 10 đến 20 vòng. - Sau đó, bạn xòe 2 bàn tay, bóp từng chân một theo một chiều từ trên đùi đến dưới 2 bàn chân với một lực vừa phải. >>> Xem ngay: Thiền quán - Tìm đến an lạc bình an và thanh lọc tâm hồn Trước khi ngồi thiền kiết già, bạn hãy kích hoạt và lưu thông khí huyết ở chân - Tiếp theo, hãy vuốt khí ở chân cũng bằng 2 bàn tay. Đối với mặt trong của chân thì bạn vuốt từ dưới lên từ bàn chân lên đến đùi. Còn mặt ngoài thì bạn vuốt từ trên xuống theo chiều di chuyển của kinh lạc trên chân. - Bây giờ, hãy dùng 2 bàn tay chà xát, xoa nóng hoặc vỗ lên đầu gối. Điều này sẽ giúp mở dầm khớp gối. - Với cổ chân hoặc mắt cá chân, bạn cũng nắm hờ tay, đấm nhẹ lên vị trí đó để làm thông dịch ở mắt cá chân nhé! - Sau đó, hãy nắm chặt tay rồi đấm mạnh vào lòng bàn chân. Lúc này, bạn hãy tìm vị trí huyệt Dũng Tuyền nằm ở điểm lõm xuất hiện ở ⅓ lòng bàn chân. Tiếp tục để ngón tay vuông góc 90 độ, 4 ngón tay còn lại giữ chắc bàn chân rồi nhấn sâu vào huyệt Dũng Tuyền. Bạn hãy giữ khoảng 10 giây, khi cảm thấy chân tê, ấm nóng lên thì hãy ngón tay và day từ trái sang phải. Làm tương tự như vậy 3 lần ở 2 bên chân. - Trước khi thực hiện ngồi thiền kiết già, bạn duỗi chân và khép 2 chân sát lại, chống hai tay ra sau để đỡ lưng, tiếp tục mở khớp cổ chân bằng cách chĩa căng mũi chân về phía trước. Sau đó, gập ngược lại hướng ngón chân về phía người. Bạn thực hiện động tác này từ 10 đến 20 lần. - Tiếp đến, bạn mở chân rộng bằng vai, hướng mũi 2 bàn chân sang 2 bên rồi xoay lại, hướng cho 2 mũi chân chạm nhau. Bạn cũng thực hiện động tác này từ 10 đến 20. - Sau đó, bạn xoay 2 bàn chân theo hình vòng tròn, vẫn cố định đùi, đầu gối trên mặt sàn. Dùng tay trái nắm chân phải và xoay cổ chân phải theo chiều kim đồng hồ và xoay ngược lại. Với chân còn lại bạn thực hiện tương tự. Cách ngồi thiền kiết già vốn không phải là điều dễ dàng Mở khớp gối Để thực hiện động tác này, bạn co chân phải lại, hai tay đỡ lấy đùi chân phải, giữ cho vùng chân từ đầu gối đến mũi chân song song với mặt đất. Bây giờ, bạn hãy xoay cẳng chân theo chiều kinh đồng hồ 10 vòng và xoay ngược lại. Bạn giữ cố định đùi và đầu gối bằng 2 tay. Đăng ký khoá học Thiền online ngay để nhận ưu đãi cực kỳ hấp dẫn. Khóa học sẽ giúp bạn có được thói quen tập Thiền hàng ngày đơn giản và hiệu quả, làm chủ cảm xúc, thấu hiểu bản thân và mọi người xung quanh. Đặc biệt, bạn có thể chữa lành tổn thương bên trong nhờ ứng dụng tập thiền. [course_id:178,theme:course] [course_id:576,theme:course] [course_id:2036,theme:course] Mở khớp háng trước khi ngồi thiền kiết già - Mở khớp háng ở tư thế ngồi với 2 chân duỗi, chân phải co lại và đặt lên đùi chân trái. Sau đó, hãy dùng tay trái giữ bàn chân phải cố định, tay phải ấn đùi và đầu gối phải xuống sàn và thả lỏng tay để đùi, đầu gối tự động về vị trí ban đầu. Tiếp đến bạn ấn xuống rồi thả lỏng khoảng 10 - 20 lần mỗi bên chân. - Để ngồi thiền kiết già không đau, bạn thực hiện tư thế cánh bướm Yoga với lưng thẳng, hai chân co sát về phía người, lòng bàn chân sát vào nhau, đùi và đầu gối thả lỏng trên sàn. Dùng 2 tay nắm chặt các ngón chân rồi chuyển động 2 đùi lên xuống liên tục giống như cánh bướm đang bay. Thực hiện động tác này bạn sẽ cảm thấy khớp háng được tác động và trở nên linh hoạt hơn. >>> Xem ngay: Bí quyết ngồi thiền đúng cách bạn nên áp dụng ngay Bạn thực hiện tư thế cánh bướm Yoga với lưng thẳng - Với động tác này bạn thực hiện từ 30 giây đến 1 phút. Còn nếu bạn muốn mở khớp háng sâu hơn thì hãy giữ chặt 2 bàn chân, 2 khuỷu tay hơi bành ra ngoài. Đồng thời, giữ thẳng lưng và từ từ gập người về phía trước, hướng mặt về phía sàn. Bạn càng gập sâu thì 2 khuỷu tay sẽ càng nhấn sâu hơn xuống 2 đùi. Nhờ vậy mà khớp háng được mở rộng hơn, lặp lại động tác này từ 3 đến 5 lần. - Sau khi bạn thực hiện tất cả các động tác trên sẽ giúp khí huyết được lưu thông, mở khớp trên và bắt đầu thực hiện tư thế ngồi thiền kiết già. Để vắt chân dễ dàng hơn, 2 đầu gối chạm xuống sàn thoải mái và giữ cho lưng thẳng trong quá trình ngồi thì bạn có thể sử dụng tọa cụ là bồ đoàn hoặc một một chiếc gối hoặc nệm. Lưu ý khi ngồi thiền kiết già Đối với những người mới tập không nên ngồi thiền kiết già ngay bởi đây là một tư thể khó, bạn cần có một thời gian nhất định để rèn luyện thì mới có thể ngồi được. Ngoài ra, tư thế ngồi kiết già đòi hỏi bạn phải căng hông ra rất nhiều và có thể sẽ cảm thấy đau ở đầu gối hoặc lưng dưới cho người mới bắt đầu. Bên cạnh đó, khi thực hiện tư thế ngồi thiền kiết già, xương khớp và các dây chẳng đang co giãn dần, nếu bạn thực hiện tư thế này quá sớm, đầu gối của bạn có thể bị tổn thương, làm ảnh hưởng để cơ khớp và làm chậm tiến độ thực hành thiền của bạn.   Việc học Thiền online giúp bạn giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường khả năng tập trung và cải thiện trí nhớ hiệu quả. Hi vọng phương pháp ngồi thiền trên đã mang lại cho bạn thêm cách ngồi thiền hiệu quả và phù hợp với mình. Chúc các bạn thành công!
15/11/2019
15178 Lượt xem
2 Bài tập thiền buông thư không phải ai cũng biết
2 Bài tập thiền buông thư không phải ai cũng biết Thiền buông thư là một trong những bài thiền giúp cho tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và được phục hồi. Ngoài ra, phương pháp này mang lại hiệu quả rất tốt cho những ai mắc chứng mất ngủ. Vậy, sử dụng bài tập thiền buông thư như thế nào? Trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ cho bạn 2 bài tập đơn giản nhưng mang lại rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Bài tập thiền buông thư thứ nhất Nếu có vài phút để buông thư trong tư thế ngồi hoặc nằm, bạn có thể sử dụng thiền ngữ sau: “Thở vào, tôi ý thức về mắt tôi Thở ra, tôi mỉm cười với mắt tôi” Đây là chánh niệm về đôi mắt, chế tác năng lượng chánh niệm, ý thức về đôi mắt và mỉm cười với nó. Có nghĩa là bạn đang tiếp xúc với một trong những điều kiện hạnh phúc mà bạn đang có. Bạn chỉ cần mở mắt ra là thấy cả một bầu trời màu sắc, hình ảnh. “Thở vào, tôi ý thức về trái tim tôi Thở ra, tôi mỉm cười với trái tim” >>> Xem ngay: Tất tần tật thông tin cách thiền nằm bạn nên biết Thiền buông thư là một trong những bài thiền giúp cho tâm được nghỉ ngơi Bây giờ, hãy dùng năng lượng chánh niệm để ôm ấp trái tim và mỉm cười với nó. Khi dùng năng lượng này, trái tim bạn sẽ được an ủi và lắng dịu. Khi mà bao nhiêu lâu nay bạn đã thờ ơ, thậm chí còn gây rối loạn cho trái tim trong lúc làm việc, ăn uống. Mỗi khi uống một ly rượu là ta đã làm cho trái tim đau khổ. Trái tim này đã làm việc suốt ngày đêm để nuôi sống chúng ta. Vậy mà, vì thất niệm đã không đối xử tốt với trái tim, không biết chăm sóc và bảo vệ những điều hạnh phúc đang có. Bạn có thể tiếp tục bài tập thiền buông thư để gửi gắm năng lượng đến các bộ phận khác trong cơ thể. Bạn cũng có thể chế tác năng lượng chánh niệm bằng hơi thở. Nếu có một bộ phần nào đau nhức, thì bạn cần phải dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc. Nếu không có thời gian để đi hết toàn bộ cơ thể thì bạn có thể chọn một hoặc 2 bộ phận để tập buông thư 1 đến 2 lần trong ngày. Bài tập thiền buông thư thứ hai Bạn cần tập buông thư ít nhất 2 phút mỗi ngày. Bạn có thể tập ở bất cứ nơi nào mà bạn cho là thoải mái. Ngoài ra, bạn cũng có thể tập chung với các thành viên khác trong gia đình và sử dụng các câu chỉ dẫn thích hợp với tình trạng của cơ thể để hướng dẫn. Khi thực hiện bài tập, hãy nằm trong tư thế thoải mái, hai cánh tay buông xuôi theo thân thể, để cho cơ thể được nghỉ ngơi và thư giãn. Bạn sẽ ý thức được hơi thở đang đi vào, đi ra. Thở vào, sẽ biết mình đang thở vào, thở ra sẽ biết đang thở ra. Thở vào bạn sẽ thấy bụng mình đang phồng lên, thở ra sẽ thấy bụng mình xẹp xuống. Thở vào để tâm vào đôi mắt, thở ra để cho đôi mắt được thư giãn và hãy để đôi mắt được nghỉ ngơi. Bởi đôi mắt cho chúng ta nhìn thấy bao màu sắc tuyệt vời, hãy gửi đến đôi mắt ấy tất cả lòng thương yêu vô bờ bến. Khi thực hiện bài tập, bạn hãy nằm trong tư thế thoải mái Thở vào, bạn hãy để tâm nơi miệng mình và thở ra để cho miệng được thư giãn. Đồng thời buông thư tất cả những cơ bắp quanh miệng. Sau đó, hãy nở một nụ cười nhẹ nhàng, mỉm cười để làm tan biến tất cả những căng thẳng trên khuôn mặt. Bạn có cảm nhận được không, dần dần hai má cũng được thư giãn, quai hàm và cổ họng cũng vậy. Với bài tập thiền buông thư, thở và sẽ đưa ý thức xuống hai vai, còn khi thở ra, hãy để cho hai vai được thư giãn. Sau đó, cho hai vai lún dần xuống sàn nhà, bạn hãy trút bỏ hết tất cả những căng thẳng, âu lo, muộn phiền đã tích lũy bấy lâu nay. Bạn đã và đang gánh vác quá nhiều áp lực trên đôi vai của mình, giờ đây hãy đặt chúng xuống đất, để cho hai vai ta được nhẹ nhõm và đừng quên gửi đến đôi vai ấy tất cả lòng thương quý và biết ơn của mình nhé! Thở vào, bạn đưa ý thức xuống hai cánh tay, thở ra buông thư hai tay. Đầu tiên, hãy để cho hai tay lún dần xuống sàn nhà, sau đó đến cánh tay, khuỷu tay, cổ tay và các ngón tay. Bạn hãy để tất cả thư giãn, lúc này có thể cho các ngón tay cử động một chút để các bắp được thư giãn. Thở vào, bạn đưa ý thức đến trái tim, còn thở ra hãy cho phép trái tim được thư giãn. Bạn có biết rằng đã bao lâu rồi bạn bỏ quên chăm sóc cho trái tim hay chưa? Vì bạn dành hết thời gian để làm việc, để rồi suốt ngày rồi căng thẳng, bực bội. Và làm cho trái tim ta mệt mỏi mà không được một giây phút nghỉ ngơi. Trong khi đó, trái tim đã hoạt động hết công suất để giúp bạn làm việc. Ngay bây giờ, bạn hãy xin lỗi trái tim bằng chánh niệm và hứa từ giây phút này sẽ chăm sóc trái tim với tất cả lòng cảm thương và biết ơn. >>> Xem ngay: Cách ngồi thiền niệm phật “chuẩn từng milimet” Thở vào, bạn đưa ý thức đến trái tim, còn thở ra hãy cho phép trái tim được thư giãn Khi áp dụng thiền buông thư, thở vào, bạn đưa ý thức xuống hai chân, còn thở ra hãy cho phép hai chân được thư giãn. Có như vậy, mới “đánh bay” tất cả những lo toan, căng thẳng. Lúc này, để hai chân được thư giãn từ bắp đùi đến đầu gối, sau đó đến mắt cá chân, bàn chân và các ngón chân. Bạn cũng có thể cử động một chút để các ngón chân được thư giãn. Và đừng quên, gửi lời cảm ơn đến chúng với tất cả lòng thương quý và biết ơn bạn nhé! Tiếp đến, bạn hãy theo dõi hơi thở và ý thức về hai cánh tay, cũng như hai chân, nhẹ nhàng lay động hai tay, hai chân rồi duỗi thẳng. Sau đó, nhẹ nhàng ngồi dậy, rồi lại nhẹ nhàng đứng lên. Thiền là cách quản trị cảm xúc cực kỳ tốt dành cho mọi lứa tuổi. Trong quá trình thiền, bạn có thể tự khám phá ra những năng lực ẩn sâu bên trong của mình. Tuy nhiên, học thiền cần rất nhiều nỗ lực và sự kiên trì. Chính bởi vậy, bạn nên tham gia khóa học Thiền online của Unica để được chuyên gia tư vấn và chia sẻ các kiến thức hữu ích giúp bạn thực hành Thiền tốt nhất. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:2330,theme:course] [course_id:850,theme:course] [course_id:958,theme:course] Với 2 bài tập thiền buông thư này, bạn có thể đưa ý thức đến từng bộ phần của cơ thể để chăm sóc chúng khi thở vào, thở ra. Nhờ vậy mà bạn có thêm năng lượng cho cơ thể. Có thể khẳng định rằng học Thiền giúp bạn giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường khả năng tập trung và cải thiện trí nhớ hiệu quả. Bạn hãy thường xuyên luyện tập để có được hiệu quả như mình mong muốn nhé.
15/11/2019
6923 Lượt xem
Thiền trong phật giáo: Cách thực hiện hiệu quả nhất 
Thiền trong phật giáo: Cách thực hiện hiệu quả nhất  Nhắc đến thiền trong phật giáo, người ta thường nghĩ ngay đến sự tĩnh lặng trong tâm hồn và nhận thức. Nhưng làm sao để thực hiện được đúng chuẩn phương pháp thiền của phật giáo thì không phải ai cũng biết. Vì vậy, hãy tham khảo thêm những kiến thức hữu ích mà Unica chia sẻ trong bài viết dưới đây để nắm được phương pháp hiệu quả, đúng chuẩn nhất.  Ý nghĩa của thực hành thiền trong đời sống Thực hành thiền không đơn giản chỉ là ngồi thiền mà bạn có thể thiền hành (thiền khi đi bộ), nằm thiền (thiền khi nằm), thậm chí là thiền khí ăn. Tất cả những hình thức thực hành thiền này đều hướng tới sự tập trung hoàn toàn của tâm trí vào hành động mà mình đang làm. Trong cuộc sống, thực hành thiền mang lại những ý nghĩa cô cùng tuyệt vời như sau: - Thiền giúp bạn cải thiện sự tập trung thông qua việc dồn toàn bộ tâm trí vào sự vật, sự việc, hành động trong giây phút hành thiền ở thời điểm hiện tại. Khi thực hành thiền, bạn phải kiểm soát hơi thở, điều chỉnh suy nghĩ của mình, từ đó tăng khả năng tập trung, sự ý thức tuyệt đối vào hiện tại. - Thiền giúp bạn giảm lo âu, căng thẳng và những suy nghĩ tiêu cực bằng cách khai sáng tâm trí, nhìn nhận mọi việc ở góc độ khách quan để đem tới cái nhìn tích cực hơn. - Thiền giúp cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, giảm căng thẳng và tốt cho hệ thần kinh.  - Thiền mang lại cho bạn cảm giác bình an, tịnh tâm, cân bằng cảm xúc để nhìn thấu đáo mọi việc một cách sáng suốt. Khi não bộ nhận được nhiều tín hiệu tốt sẽ giúp người hành thiền ngủ ngon và sâu giấc hơn.  Lợi ích của Thiền có thể kể đến là cải thiện sức khỏe, trẻ hóa làn da, tăng tuổi thọ, giảm căng thẳng và mệt mỏi. Thông qua khóa học Thiền online này, bạn sẽ biết cách thiền ăn, thiền ngủ, thiền hành,... Chuyên gia của chúng tôi sẽ chia sẻ những bí kíp hữu ích nhất để giúp bạn có thể thực hành Thiền một cách miên mật và hiệu quả. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:640,theme:course] [course_id:2416,theme:course] [course_id:342,theme:course] Nhận thức của thiền trong phật giáo là quan trọng nhất  Nếu như các phương pháp thiền khác chú trọng đến hơi thở, dáng ngồi, thời gian ngồi thiền thì thiền phật giáo lại chú trọng đến nhận thức. Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất. Và nhận thức mà thiền phật giáo luôn hướng đến nhiều nhất đó là “hãy thức tỉnh”, tức là đánh thức những cảm xúc tích cực, loại bỏ cảm xúc sân si để hướng đến sự an yên và hạnh phúc trong tâm hồn.  Sở dĩ có điều này là bởi xuất phát từ chính những lời răn dạy và trải nghiệm của Đức phật. Cụ thể là “Chúng ta đau khổ vì chúng ta ham muốn những thứ chúng ta chưa có”. Và từ đó nhận thức liên tục có những đau khổ, tiêu cực bắt đầu từ chính những ham muốn, dục vọng và khát khao không đáng có, khó thực hiện.  >>> Xem ngay: 11 Tác dụng của thiền bạn nhất định không thể bỏ qua Trong thiền phật giáo, nhận thức là yếu tố quan trọng nhất Nhận thức của thiền trong phật giáo không hiểu với nghĩa là một phương pháp, mà nó thiên về sự thức tỉnh con người sống với thực tại. Đây chính là chìa khóa quan trọng để bạn bước vào cửa thiền của phật giáo. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, hãy cố gắng cảm nhận, nghe, ngửi và chạm vào các sự việc, hiện tượng trong cuộc sống để có được những trải nghiệm trọn vẹn hơn. Giống như việc bạn uống trà, đừng quá quan tâm trà như thế nào mà hãy tập vào việc uống và thưởng thức.  Theo cách thiền của những người trong phật giáo, có 4 nhận thức mà bạn cần đạt được trong thiền, bao gồm:  - Ý định - Hành động  - Trạng thái tâm lý  - Phản ứng tinh thần và thể chất Lựa chọn tư thế ngồi thiền phù hợp  Thiền trong phật giáo hay bất cứ hình thức thiền nào thì cũng luôn cần một không gian tĩnh lặng, chú ý tránh sự làm phiền. Tiếp theo, cũng quan trọng không kém đó chính là lựa chọn tư thế ngồi thiền phù hợp. Có rất nhiều tư thế khác nhau mà bạn có thể chọn, miễn sao nó tạo cho bạn cảm giác thoải mái. Cụ thể như sau:  >>> Xem ngay: Top 3 khóa học thiền tại nhà đẩy lùi mệt mỏi Hãy lựa chọn ngồi thiền phù hợp nhất đối với bạn  - Tư thế hoa sen: Đây là tư thế truyền thống, cũng là tư thế khó nhất mà chỉ những người ngồi thiền lâu năm mới có thể thực hiện được. Nhưng tư thế này được đánh giá là hiệu quả nhất. - Tư thế nửa hoa sen: Tư thế này được xem là cách khắc phục cho sự khó khăn mà tư thế hoa sen mang lại.  - Tư thế chéo chân: Tư thế này thì mọi người có thể áp dụng dễ dàng.  - Tư thế quỳ: Hãy sử dụng một tấm nệm mềm và quỳ lên nó. - Tư thế ngồi ghế: Dành cho những người bị đau lưng, người già xương khớp yếu.  Để đánh giá xem phương pháp đó có thực sự phù hợp với bạn hay không thì tốt nhất bạn chỉ nên ngồi khoảng 20 phút. Nếu thấy đau hãy đổi sang tư thế khác. Dù vậy thì tư thế thiền nào thời gian đầu cũng khá khó khăn, điều quan trọng là bạn phải kiên nhẫn và tập luyện theo mức độ phù hợp.  Tư thế cho tay và mắt  Khi thực hiện thiền trong phật giáo, bạn hãy chú ý đến động tác của tay và mắt. Hãy mở mắt vừa đủ để có thể nhìn xuống sàn hoặc tạo một khoảng cách nhất định với cơ thể của bạn. Đặc biệt, chú ý không đưa mắt nhìn tập trung vào bất cứ thứ gì. Đối với tay thì bạn chỉ cần thực hiện với tư thế thoải mái nhất.  Thời gian thực hiện thiền định  Thời gian thực hiện thiền định đóng vai trò hết sức quan trọng, bởi việc không xác định một thời gian nhất định thì sẽ rất khó để biết được mình đã thiền đủ hay chưa. Điều này sẽ gây nên tình trạng xao nhãng trong quá trình thiền.  Theo lời khuyên của những người giàu kinh nghiệm, với những người mới bắt đầu thiền thì chỉ nên thiền 10 phút. Sau đó, dần dần bạn tăng lên 15, 20 phút để đạt hiệu quả tốt hơn.  Thời gian thiền còn tùy thuộc vào khả năng của bạn  Thực tế, thời gian ngồi thiền không quan trọng bằng chất lượng trong quá trình bạn thiền. Nếu bạn ngồi 15 phút mà toàn bộ thời gian đó bạn liên tục xao nhãng, không tập trung thì chắc chắn nó không bằng với 10 phút bạn thiền “toàn tâm toàn ý”.  Nhớ đếm hơi thở  Việc đếm hơi thở là phương pháp giúp bạn kiểm soát được nhịp tim cũng như tâm trí của mình trong quá trình thiền. Lúc đầu, hơi thở của bạn sẽ có phần bị vấp do không quen, việc đếm sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại được cân bằng trong tâm thiền nhanh chóng.  Như vậy, qua bài viết mà Unica chia sẻ, chắc chắn bạn đã biết cách thiền trong phật giáo sao cho hiệu quả nhất.
15/11/2019
2759 Lượt xem
Những lưu ý về cách ngồi thiền được lâu mà bạn cần biết
Những lưu ý về cách ngồi thiền được lâu mà bạn cần biết Thiền là một phương pháp giúp bạn tập trung tinh thần, duy trì tâm trí ở trạng thái tĩnh lặng, tích cực. Dù thiền mang lại nhiều lợi ích to lớn nhưng nhiều người vẫn không biết cách ngồi thiền được lâu. Trong bài viết này, Unica sẽ chia sẻ cho bạn kinh nghiệm làm sao để ngồi thiền trong một khoảng thời gian lâu. 1. Không nên dùng quá nhiều tư thế Hiện tại, có rất nhiều tư thế ngồi thiền khác nhau, nhưng không phải các bạn cứ tập trung thay đổi các tư thế thì sẽ đạt hiệu quả cao. Để tạo ra cách ngồi thiền được lâu, bạn chỉ nên lựa chọn cho mình một phương pháp thiền phù hợp nhất, thoải mái nhất để luyện tập. Bạn không được có tư tưởng rằng cứ ngồi thẳng lưng, vắt chéo chân và nhắm mắt lại là sẽ ngồi được thiền lâu. >>> Xem ngay: 5 Tư thế ngồi thiền đúng cách mà ai cũng nên biết Không nên thay đổi quá nhiều tư thế ngồi thiền trong một khoảng thời gian 2. Chọn không gian yên tĩnh Để đạt được hiệu quả ngồi thiền cao về mặt tinh thần thì bạn phải ngồi ít nhất 15 phút mỗi ngày. Nhưng trên thực tế, có rất nhiều người gặp khó khăn để ngồi thiền được lâu. Để duy trì được khoảng thời gian lâu như vậy, bạn cần phải tìm cho mình một không gian thật yên tĩnh trước khi ngồi thiền. Bạn có thể ngồi thiền trong phòng, hạn chế ngồi bên ngoài trời bởi vì sẽ bị những yếu tố bên ngoài tác động đến sự tập trung, làm gián đoạn quá trình tĩnh tâm của bạn.  3. Cách ngồi thiền được lâu Nếu bạn muốn thời gian ngồi thiền được lâu, hãy tập cách thở đều theo nhịp. Bạn cần nhắm mắt lại và tập trung vào một điểm nào đó rồi hít vào thở ra thật nhịp nhàng. Bạn nên bắt đầu với tư thế xếp bằng khi mới bắt đầu ngồi thiền để đạt được hiệu quả cao. 4. Tập trung cao độ Mất tập trung là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạn ngồi thiền chỉ được 1 - 2 phút là cảm thấy chán nản. Sự mất tập trung là điều tất yếu xảy ra cho bất kỳ ai khi bắt đầu ngồi thiền hoặc đã luyện tập trong thời gian dài. Bạn cần tạo cho mình một sự tập trung cao độ bằng cách tập trung vào số đếm. Đây được coi là phương pháp cơ bản nhất trong thiền. Bạn có thể đếm từ 1 đến 100. Bởi vì, thiền là sự tập trung tinh thần, xóa bỏ mọi tư tưởng trong đầu người ngồi thiền. Việc đếm số sẽ thu hút toàn bộ tâm trí người thiền để không nghĩ đến chuyện khác. Thiền là cách quản trị cảm xúc cực kỳ tốt dành cho mọi lứa tuổi. Trong quá trình thiền, bạn có thể tự khám phá ra những năng lực ẩn sâu bên trong của mình. Tuy nhiên, học thiền cần rất nhiều nỗ lực và sự kiên trì. Chính bởi vậy, bạn nên tham gia khóa học Thiền online của Unica để được chuyên gia tư vấn và chia sẻ các kiến thức hữu ích giúp bạn thực hành Thiền tốt nhất. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:2330,theme:course] [course_id:850,theme:course] [course_id:958,theme:course] 5. Thời gian ngồi thiền hợp lý Vì ngồi thiền khiến con người ta trở nên tĩnh lặng và thư giãn, nhưng cũng đồng thời khiến người ngồi thiền cảm thấy buồn ngủ, không thể tập trung được. Để học cách ngồi thiền được lâu hơn, thời gian ngồi thiền cũng rất quan trọng. Quá nhiều người chọn quá trình thiền vào buổi tối từ khoảng thời gian 9h tối, tuy nhiên đây là khoảng thời gian sẽ khiến bạn cảm thấy buồn ngủ nhất bởi vì sau một ngày làm việc mệt mỏi, cơ thể bạn đã trở nên uể oải. Nên chọn ngồi thiền vào ban ngày hoặc buồi chiều tối để đạt hiệu quả cao Trong quá trình bạn ngồi thiền, bạn không còn cách nào khác là phải ngồi thiền vào buổi tối, để đạt được hiệu quả cao, bạn cần đi rửa mặt trước khi ngồi. Hoặc nếu bạn đã quá buồn ngủ thì hãy nhìn sâu vào vật gì đó, để làm tiêu tan đi cơn buồn ngủ. 6. Có tư tưởng, tinh thần quyết tâm mạnh mẽ Trước khi bạn tiến hành cách ngồi thiền được lâu, bạn cần phải có niềm đam mê, sự quyết tâm và tinh thần chịu khó. Bạn cần gạt bỏ hết mọi vấn vương, áp lực trong lòng, gạt bỏ hết mọi cảm xúc thì khi đó tâm bạn mới thanh tịnh để ngồi thiền được lâu. Với những người mới bắt đầu thực hành ngồi thiền, để có thể ngồi được lâu từ 15 đến 20 phút tập trung là rất khó. Nhưng chỉ cần bạn có niềm tin, có ý chí, luyện tập dần dần thì sẽ đạt đến trình độ tập trung cao trong thời gian dài. 7. Ngồi thiền cùng người thân hoặc tham khảo khóa học Nếu bạn cảm thấy việc tập trung ngồi thiền quá khó, bạn không thể nào ngồi được tối thiểu 15 phút thì có thể lựa chọn hình thức ngồi thiền cùng người thân để tạo không khí luyện tập, tăng tính hiệu quả, kéo được dài khoảng thời gian thiền. Có thể ngồi thiền cùng người thân trong gia đình để đạt được thời gian thiền lâu hơn Trên đây là những lưu ý về những nguyên nhân tại sao mà người học Thiền không biết cách ngồi thiền được lâu mà UNICA đã tổng hợp lại cho bạn. Mong rằng với những thông tin chia sẻ này, các bạn sẽ phần nào ổn định cho mình cách ngồi thiền hiệu quả nhất.
15/11/2019
5768 Lượt xem
11 Tác dụng của thiền bạn nhất định không thể bỏ qua 
11 Tác dụng của thiền bạn nhất định không thể bỏ qua  Nhắc đến thiền, nhiều người thường nghĩ ngay đến những tác dụng to lớn mà nó mang lại cho sức khỏe. Nhưng để trả lời cho câu hỏi tác dụng của thiền cụ thể là gì thì không phải ai cũng có đáp án chính xác và đầy đủ. Và để hiểu hơn về bộ môn này, hãy ghé qua những tác dụng siêu tuyệt vời mà thiền mang lại cho sức khỏe của bạn trong bài viết dưới đây.  1. Thiền giúp bạn kiểm soát cảm xúc tốt hơn  Bạn thường xuyên tức giận? Bạn không làm chủ được cảm xúc của mình? Bạn liên tục gây nên những lỗi lầm trong công việc và công sống từ chính những cảm xúc tiêu cực của mình? Vậy, hãy để thiền giúp bạn giải quyết điều này, bởi tác dụng của thiền mang lại rõ nét cho con người đó chính là giúp kiểm soát cảm xúc tốt hơn.  >>> Xem ngay: Bí quyết ngồi thiền đúng cách bạn nên áp dụng ngay Thiền giúp bạn kiểm soát cảm xúc tốt hơn  Theo đó, trong quá trình ngồi thiền, bạn sẽ cảm thấy tâm của mình được tĩnh lặng hơn, những cảm xúc tiêu cực dần được loại bỏ. Mọi cảm giác an yên, tĩnh lặng trong tâm hồn là tất cả những gì bạn nhận được. Trong thời gian đầu, sẽ khá khó khăn để loại bỏ được những cảm xúc này, tuy nhiên sau một thời gian thiền thành thạo, chắc chắn cảm xúc của bạn sẽ được cải thiện rất nhiều.  2. Thiền giúp bạn loại bỏ stress  Do tác dụng giúp loại bỏ những cảm xúc tiêu cực, mang lại sự tĩnh lặng trong tâm hồn mà thiền là bộ môn rất tốt trong việc loại bỏ stress. Do đó, nếu bạn cảm thấy thường xuyên lo lắng, bực tức, căng thẳng, stress kéo dài thì hãy “ghé” ngay bộ môn thiền. Chắc chắn, cuộc sống của bạn sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều, và dù bạn có phải làm việc với khối lượng lớn cũng không cảm thấy mệt mỏi.  3. Thiền giúp não bộ được trẻ hóa  Một trong những tác dụng của thiền được đánh giá tuyệt vời nhất đó chính là giúp não bộ được trẻ hóa. Trong quá trình thiền, tâm tĩnh lặng đồng nghĩa với việc não bộ sẽ khắc phục được các thương tổn một cách nhanh chóng và hiệu quả. Từ đó, giúp cho tâm trí của bạn luôn được an yên, tránh những căng thẳng không đáng có.  Bạn dễ dàng cảm nhận được sự trẻ hóa của não bộ ở bên ngoài cơ thể với những biểu hiện như: da dẻ tươi sáng, hạn chế nếp nhăn, luôn hướng đến những suy nghĩ tích cực, thường xuyên duy trì được trạng thái vui vẻ, yêu đời.  Trẻ hóa não bộ là tác dụng tuyệt vời mà thiền mang lại  4. Giúp bạn có được giấc ngủ ngon và sâu  Nhờ sự tác động tích cực lên não bộ mà thiền sẽ giúp bạn có được giấc ngủ ngon và sâu hơn. Nếu bạn thường xuyên thức giấc, không thể ngủ sâu thì hãy áp dụng ngay các phương pháp thiền ngay tại nhà thay vì dùng thuốc. Chỉ sau một thời gian ngắn, chắc chắn bạn sẽ thấy giấc ngủ được cải thiện hơn rất nhiều.  5. Thiền giúp giảm huyết áp  Thiền được xem là phương pháp chữa bệnh hiệu quả đối với những người mắc bệnh huyết áp cao, bởi trong các tác dụng của thiền có tác dụng làm giảm huyết áp. Sở dĩ có điều này là vì trong quá trình ngồi thiền, sẽ làm tăng sức mạnh kiểm soát cảm xúc lên xuống đều đặn. Nhờ vậy, nhịp tim sẽ hạ thấp xuống, giúp bạn có được một trạng thái yên tĩnh, không bị “phát tiết”.  Lợi ích của Thiền có thể kể đến là cải thiện sức khỏe, trẻ hóa làn da, tăng tuổi thọ, giảm căng thẳng và mệt mỏi. Thông qua khóa học Thiền online này, bạn sẽ biết cách thiền ăn, thiền ngủ, thiền hành,... Chuyên gia của chúng tôi sẽ chia sẻ những bí kíp hữu ích nhất để giúp bạn có thể thực hành Thiền một cách miên mật và hiệu quả. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:640,theme:course] [course_id:2416,theme:course] [course_id:342,theme:course] 6. Thiền giúp mẹ bầu sinh nở dễ dàng  Nghe qua có vẻ không đáng tin nhưng đây là tác dụng tuyệt vời của thiền đã được khoa học chứng minh. Không chỉ giúp cho quá trình sinh nở được dễ dàng, thuận lợi hơn mà việc tập thiền còn giúp chị em phụ nữ tăng cơ hội thụ thai cao hơn. Điều này được tạo nên từ chính sự chuyển hóa nhịp nhàng giữa các cảm xúc và dây thần kinh trong não bộ. Vì vậy, trong quá trình mang thai, mẹ bầu hãy cố gắng duy trì trạng thái tập thiền đều đặn để “mẹ khỏe, con an yên”.  >>> Xem ngay: Thiền trong phật giáo: Cách thực hiện hiệu quả nhất Thiền giúp mẹ bầu sinh nở dễ dàng và an toàn hơn 7. Thiền giúp chữa các bệnh về hô hấp  Đối với những người mắc bệnh về hô hấp, thường xuyên cảm thấy khó thở, khó chịu, nhất là khi “trái gió trở trời” thì thiền chính là liệu pháp điều trị tuyệt vời hơn cả. Điều này được tạo nên từ chính quá trình hít vào - thở ra trong quá trình tập thiền. Nhờ sự hít thở đều đặn mà hệ hô hấp của bạn sẽ được cải thiện hơn rất nhiều. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các bệnh về đường hô hấp ngày càng được đẩy lùi.  8. Thiền giúp cải thiện trí nhớ  Bạn thường nhớ nhớ, quên quên? Bạn có một “não cá vàng” tưởng chừng như không thể cải thiện được? Vậy hãy để thiền giúp bạn cải thiện trí nhớ tốt hơn. Sự tập trung trong quá trình ngồi thiền là điều quan trọng nhất, và đây cũng chính là tiền đề để đẩy lùi tình trạng trí nhớ kém hoặc mất trí nhớ ngắn hạn.  9. Kiểm soát cơn đau Mức độ của cơn đau có liên quan đến trạng thái tinh thần của bạn và nó có thể tăng lên trong điều kiện cơ thể mệt mỏi, căng thẳng. Một nghiên cứu cho thấy việc kết hợp thiền định với thói quen và tư duy tích cực có lợi trong việc kiểm soát cơn đau. Ngoài ra, thiền chánh niệm có thể giúp bạn cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm cơn đau và giảm các triệu chứng trầm cảm ở một số người bị đau mãn tính.  10. Thiền giúp điều trị chứng tăng động Theo một nghiên cứu được tiến hành với 50 bệnh nhân người lớn bị mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, nhóm được điều trị bằng liệu pháp nhận thức dựa trên chánh niệm đã giảm được tính bốc đồng, hiếu động và cải thiện được kỹ năng hành động có ý thức.  11. Thiền giúp buông bỏ cám dỗ Tập thiền như một thói quen mỗi ngày có thể giúp bạn thoát khỏi cám dỗ. Thiền cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân và vượt qua được nỗi sợ hãi trong cuộc sống, từ đó tập trung vào mục đích và lý tưởng sống của mình. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng vượt ra được khỏi những cám dỗ, bon chen và ganh đua trong cuộc sống. 
15/11/2019
2223 Lượt xem
5 Tư thế ngồi thiền đúng cách mà ai cũng nên biết
5 Tư thế ngồi thiền đúng cách mà ai cũng nên biết Sau một ngày làm việc mệt mỏi, bạn ngồi thiền và hít thở đúng cách không những mang lại cho bản thân một tinh thần thoải mái, mà còn giúp bạn đẩy lùi nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách ngồi thiền đúng cách. Trong bài viết này, UNICA sẽ “bật mí” cho bạn 5 tư thế ngồi thiền chuẩn xác và được nhiều người lựa chọn nhất. Các bạn hãy tham khảo bài viết của Unica dưới đây nhé! 1. Tư thế ngồi thiền xếp bằng Có thể nói đây là một tư thế ngồi thiền dễ dàng và phổ biến nhất cho bất cứ ai muốn ngồi học Thiền cũng có thể làm được. Để ngồi thiền đúng cách với tư thế này, bạn chỉ cần ngồi khoanh tròn chân lại, lưng phải thẳng, mắt nhắm lại và 2 tay thả lòng đặt nhẹ nhàng lên đầu gối hoặc bạn có thể tay dặt hình bắt ấn Tam muội. >>> Xem ngay: Công dụng và cách thở bằng bụng hiệu quả thần kỳ Hình ảnh minh họa tư thế ngồi xếp bằng khi thiền Tuy nhiên, đây là một kiểu ngồi chỉ dành cho những người mới “bước chân vào cửa thiền”, chưa thể ngồi theo những kiểu khó hay phức tạp. Hoặc đối với những người lớn tuổi, xương khớp không còn săn chắc, dẻo dai, khó uốn để thiền thì nên lựa chọn tư thế ngồi xếp bằng. Ngoài ra, bạn cần lưu ý rằng đây là tư thế ngồi tạm thời. Khi các cơ khớp của bạn đã quen dẫn với việc ngồi thiền thì bạn cần lựa chọn những phương pháp thiền khác để đạt hiệu quả cao hơn cho sức khỏe. Nhược điểm của tư thế này ngồi lâu sẽ khiến cho lưng của bạn bị mỏi, lưng dần trở nên gù và bị ngả nhiều về phía trước. Chính vì lý do đó, bạn cần hạn chế ngồi lâu tư thế ngồi xếp bằng để không ảnh hưởng đến cuộc sống. 2. Tư thế ngồi thiền bán già Nghe tên tư thế ngồi, có khá nhiều người sẽ đoán già đoán non rằng nó sẽ được thực hiện như thế nào đúng không? Hình dung đơn giản, nó là tư thế ngồi thiền kết hợp giữa tư thế ngồi đơn giản và phức tạp. Và để làm được nó, bạn chỉ cần ngồi xuống và gác 1 chân lên bắp chân còn lại. Tư thế ngồi thiền đúng cách này sẽ giúp bạn ngồi ngay ngắn mà không lo bị nghiêng ngả hay lo lắng bị gù lưng khi thiền sâu. Có một mẹo nhỏ cho bạn nếu ngồi thiền tư thế này là hãy tập một vài động tác cơ bản để thả lỏng cơ thể, đôi chân, háng, bắp cổ, lưng để tránh bị đau xương khớp và đạt kết quả ngồi thiền cao nhất. 3. Tư thế hoa sen  Tư thế ngồi thiền này còn được gọi với cái tên quốc tế là Padmasana hay còn gọi biết đến với tư thế ngồi kiết già. Nó có thể được coi là tư thế phổ biến nhất thế giới. Để thực hiện được thành công tư thế này, bạn cần ổn định và gối xếp bằng tự nhiên. Bạn dùng tay nắm lấy chân phải, từ từ gấp chân lại và đặt chân đó lên đùi trái, gót chân phải ép sát với bụng, lòng bàn chân ngửa lên trời. Bạn thực hiện với chân còn lại y hệt như thế. Hai bàn tay của bạn để tư thế nắm hình Tam muội, tay song song với bả vai và đầu ngón tay chạm xuống đất. Ngoài ra, lưng bạn cần thẳng, không được cong vẹo nếu không sẽ ảnh hưởng đến dòng năng lượng luân chuyển bên trong xương sống. Hơn nữa, bạn cần chú ý phải thả lỏng các cơ mặt, không được gồng mình. Hình ảnh minh họa tư thế ngồi thiền hoa sen bình yên trên biển Đây là tư thế cần đến tính kiên trì luyện tập nếu muốn có một sức khỏe tốt, một cơ thể dẻo dai và một tinh thần thoải mái. Thiền là cách quản trị cảm xúc cực kỳ tốt dành cho mọi lứa tuổi. Trong quá trình thiền, bạn có thể tự khám phá ra những năng lực ẩn sâu bên trong của mình. Tuy nhiên, học thiền cần rất nhiều nỗ lực và sự kiên trì. Chính bởi vậy, bạn nên tham gia khóa học Thiền online của Unica để được chuyên gia tư vấn và chia sẻ các kiến thức hữu ích giúp bạn thực hành Thiền tốt nhất. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:2330,theme:course] [course_id:850,theme:course] [course_id:958,theme:course] 4. Tư thế phần tư liên hoa Với tư thế này, người tập có thể ngồi trên ghế ngồi thiền với tư thế tay chụm vào nhau và để trước ngực, hai chân đan chéo vào nhau và cả hai bàn chân nằm dưới đùi hoặc đầu gối dối diện. Với những người mới tập thiền thì nên áp dụng tư thế ngồi thiền này bởi nó dễ chịu, thoải mái và bạn có thể ngồi thiền lâu hơn. Tư thế phần tư Liên Hoa 5. Tư thế bán liên hoa Gọi là tư thế ngồi thiền Bán Liên Hoa vì tư thế này là sự kết hợp giữa tư thế ngồi thiền đơn giản và ngồi thiền phức tạp nhất. Với tư thế này, bạn chỉ cần ngồi xuống thảm tập Yoga, giữ cho lưng thẳng, gác một chân lên bắp chân kia. Với tư thế này, bạn có thể ngồi ngay ngắn mà không lo bị gù lưng. Khi thực hiện tư thiền thiền Bán Liên Hoa đúng cách và không bị đau nhức chân, trước khi bắt đầu ngồi thiền, bạn nên khởi động bằng một vài động tác cơ bản nhằm thả lỏng cơ đùi, háng, lưng, cổ chân. Thời gian đầu mới tập luyện, bạn sẽ không tránh khỏi được tình trạng đau nhức do căng cơ gây ra. Nhưng nếu kiên trì và ngồi thiền đúng cách thì nhất định bạn sẽ nhanh chóng đạt đến độ cao nhất trong Thiền định.  >>> Xem ngay: Những lưu ý về cách ngồi thiền được lâu mà bạn cần biết   Tư thế bán liên hoa UNICA đã chia sẻ cho bạn 5 tư thế ngồi thiền đúng cách để tập luyện đạt hiệu quả cao. Đồng thời, nếu bạn ngồi thiền thường xuyên nó sẽ là một cách giúp bạn chữa bệnh hiệu quả. Hy vọng rằng, bài viết trên sẽ hữu ích cho bạn rất nhiều trong phương pháp cải thiện sức khỏe. Chúc các bạn thành công!
14/11/2019
4818 Lượt xem
Bạn có biết cách xả thiền cho máu lưu thông?
Bạn có biết cách xả thiền cho máu lưu thông? Cách xả thiền là một trong những động tác giúp cho máu huyết lưu thông. Bạn không nên bỏ qua các động tác xả thiền hoặc làm qua loa. Vì làm như vậy sẽ khiến cho một số năng lượng chưa được lưu thông sẽ ứ đọng lại, lâu ngày sẽ thành bệnh. Vậy, thực hiện động tác xả thiền như thế nào? Hãy cùng UNICA tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Tại sao phải thực hành xả thiền Xả thiền là một trong những bài tập bạn bắt buộc phải thực hiện sau một thời gian dài tập thiền. Bởi nếu không xả thiền, những năng lượng còn tồn đọng bên trong các tế bào sẽ tích tụ lâu ngày và hình thành nên các bệnh ẩn giấu trong cơ thể. Xả thiền sẽ làm cho tĩnh tọa nhịp tim, lượng oxy giảm xuống, huyệt đạo được lưu thông, giúp cơ thể trở về trạng thái sinh hoạt bình thường. Sau mỗi buổi tọa thiền, bạn cũng nên dành 5-10 phút để xả thiền để cơ thể được vận động nhẹ nhàng và khỏe mạnh hơn. Hướng dẫn cách xả thiền hiệu quả 1.  Đầu tiên, bạn hãy hít sâu bằng mũi, rồi mở miệng thở sạch 3 hơi. 2.  Cử động 2 bả vai lên xuống, mỗi bên thực hiện 5 lần. 3.  Xoay đầu sang trái và phải, mỗi bên thực hiện 5 lần. 4.  Ngước lên, cúi xuống 1 lần. 5.  Cử động 2 bàn tay bằng cách xòe, nắm 5 lần. 6.  Cử động thân từ nhẹ đến mạnh 5 lần, đến lần thứ 5 bạn dời 2 bàn tay ra hai đầu dối, xoa ấm 2 lòng bàn tay. 7.  Bạn dùng 2 lòng bàn tay vẽ những vòng tròn quanh mắt, sau đó mở rộng ra toàn khuôn mặt 20 lần. 8.  Tiếp theo, bạn dùng ngón cái và ngón trỏ xoa hai lỗ tai từ trên xuống dưới 20 lần. >>> Xem ngay: Cách luyện thiền ngủ từ A - Z chi tiết nhất Với cách xả thiền, bạn dùng ngón cái và ngón trỏ xoa hai lỗ tai từ trên xuống dưới 20 lần 9.  Khi áp dụng cách xả thiền, hãy dùng cả 10 ngón tay giống như chiếc lược chải đầu từ phía trước trán ra sau gáy 20 lần. 10. Bạn lấy tay trái đặt lên tai phải và tay phải đặt lên tai trái vuốt sau gáy theo đường chéo từ trái sang phải và ngược lại, thực hiện động tác này 20 lần. 11. Tiếp theo, bạn xoa hai vai và cánh tay. 12. Sau đó, dùng bàn tay phải xoa từ vai xuống cánh tay, bàn tay trái xoa từ nách xuống bên hông, 2 tay kết hợp xoa 1 lượt. Thực hiện mỗi bên 10 lần. 13. Bạn dùng lòng bàn tay phải đặt lên ngực, lưng bàn bàn tay trái trên lưng, kết hợp 2 tay xoa một lượt (xoa ngang), xoa 3 điểm ngực, bụng, bụng dưới mỗi vị trí 5 lần. 14. Tiếp theo, bạn xoa bụng và bụng dưới. 15. Dùng 2 bàn tay xoa thắt lưng, mông, đùi. 16. Tiếp đến xoa mông.  17. Sau đó, dùng 2 bàn tay xoa mạnh từ đùi xuống bàn chân. 18. Bạn đặt bàn chân lên đùi, xoay khớp cổ chân và chà nóng lòng bàn chân, chân này xong ra đổi sang chân kia. Khi bị tê chân bạn hãy bấm thật mạnh vào huyệt trên đầu ngón chân cái. Động tác này sẽ làm giảm chứng tê chân nhanh chóng. 19. Cuối cùng, bạn duỗi thẳng 2 chân, ngồi yên tư thế đó và thở ra 3 hơi. Tiếp đến rướn thân về phía trước, các ngón tay vừa chạm các ngón chân 5 lần. Thiền là cách quản trị cảm xúc cực kỳ tốt dành cho mọi lứa tuổi. Trong quá trình thiền, bạn có thể tự khám phá ra những năng lực ẩn sâu bên trong của mình. Tuy nhiên, học thiền cần rất nhiều nỗ lực và sự kiên trì. Chính bởi vậy, bạn nên tham gia khóa học Thiền online của Unica để được chuyên gia tư vấn và chia sẻ các kiến thức hữu ích giúp bạn thực hành Thiền tốt nhất. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:2330,theme:course] [course_id:850,theme:course] [course_id:958,theme:course] Lưu ý khi thực hiện xả thiền Khi áp dụng cách xả thiền, mọi động tác xoa bóp đều phải ấn mạnh vào da thịt, tuy nhiên không được ấn quá mạnh. Thời gian ngồi thiền tùy theo điều kiện của mỗi người. Nếu bạn ngồi càng lâu, xả thiền xoa bóp càng kỹ thì các mạch máu sẽ được lưu thông, gân cốt mềm dẻo và tránh các bệnh thần kinh tọa. >>> Xem ngay: Công dụng và cách thở bằng bụng hiệu quả thần kỳ Mọi động tác xoa bóp đều phải ấn mạnh vào da thịt Cách trải nghiệm các bài thiền hiệu quả Nếu bạn thường xuyên buồn phiền, lo lắng và căng thẳng quá lâu mà không được giải tỏa thì sẽ sinh ra nhiều bệnh tật như loét dạ dày, rối loạn cơ thể hoặc bệnh nan y. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng, vì hiện nay việc ngồi thiền mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Nó có tác dụng làm xoa dịu, điều tiết nguồn khí trong cơ thể nhằm giảm bớt nhiều vấn đề về sức khỏe. Trên đây là cách xả thiền và cách trải nghiệm các bài thiền hiệu quả mà UNICA đã chia sẻ. Mong rằng, qua bài viết này, các bạn sẽ “bỏ túi” cho mình nhiều phương pháp học Thiền quý báu để nâng cao sức khỏe, xua tan mọi lo lắng, căng thẳng, bệnh tật. 
14/11/2019
6191 Lượt xem
30 phút hướng dẫn cách ngồi thiền cho người mới bắt đầu 
30 phút hướng dẫn cách ngồi thiền cho người mới bắt đầu  Dạo gần đây, bạn đang rơi vào tình trạng làm việc rất mất tập trung, tinh thần uể oải không thể hoàn thành tốt công việc? Vậy tại sao bạn không nghĩ tới việc ngồi thiền, để đạt đến cấp độ nhận thức và cơ thể đạt sự tĩnh lặng, thoải mái. Trong bài viết này, UNICA sẽ “bật mí” cho bạn cách ngồi thiền “chuẩn không cần chỉnh” cho người mới bắt đầu. Các bạn cùng Unica tham khảo nhé! Cách ngồi thiền đúng cách cho người bắt đầu học Với những người bắt đầu bước chân vào cửa học Thiền thì việc làm sao thiền cho đúng là điều rất quan trọng. Trong phần này, UNICA sẽ chỉ cho bạn một số lưu ý về cách thiền hiệu quả như sau: Bước 1: Khâu chuẩn bị trước khi thiền Khâu chuẩn bị là khâu quan trọng nhất trong bất cứ việc gì. Ngồi thiền cũng vậy, bạn cần một nơi tĩnh lặng, yên tĩnh và không có tiếng ồn. Bởi vì nó sẽ giúp bạn tập trung hoàn toàn vào việc thiền, não bộ không bị gián đoạn hay chi phối bởi bất cứ yếu tố nào bên ngoài. >>> Xem nay: Cách ngồi thiền yoga đạt hiệu quả tối ưu cho người mới bắt đầu Chọn một không gian ngồi thiền tĩnh lặng không ồ ào để tập trung Với những bạn bắt đầu làm quen với việc thiền này, trong quá trình ngồi thiền bạn cần phải tắt TV, tắt điện thoại và tất cả thiết bị âm thanh. Bạn chỉ nền mở nhạc nhẹ nhàng, thể loại ngồi thiền du dương và lặp đi nhiều lần để không bị phá vỡ sự tập trung. Trong quá trình chuẩn bị, bạn hãy ăn mặc thật thoải mái, hạn chế mặc những bộ quần áo chật chội hoặc khó chịu cho cơ thể khiến bạn không tập trung. Ngoài ra, bạn cần lưu ý về thời gian ngồi thiền sao cho hợp lý. Các thiền giả khuyên rằng, bạn nên ngồi ít nhất 20 - 30 phút mỗi ngày. Còn nếu với những bạn bắt đầu ngồi, thì nên thiền ít nhất 5 phút mỗi ngày. Bước 2: Tư thế ngồi của cơ thể Trong cách ngồi thiền, quan trọng nhất là phải thoải mái nên bạn hãy lựa chọn ngồi trên một tấm nệm. Cột sống của lưng luôn phải thẳng, không được nghiêng sang bên trái hay bên phải, cũng không được ngả người về phía trước hay phía sau. Xương chậu của bạn cần phải nghiêng về phía trước một độ vừa phải, đủ để cột sống của bạn được nâng bằng xương mông. Và khi ngồi thiền, bạn có thể mở mắt hoặc nhắm mắt. Nhưng theo lời khuyên chung, bạn nên nhắm mắt lại bởi vì nó sẽ giúp bạn tập trung hơn, không bị phân tán cho những điều nhìn thấy. Bước 3: Tập trung vào việc điều chỉnh hơi thở Kỹ thuật thiền rất coi trọng cách thở. Bạn cần phải tập trung vào một điểm nào đó trên bụng để cảm nhận và nhận thức được hơi thở của mình có ra đều nhịp hay không? Việc bạn thở  2 hay 4 thì và thời gian bao nhiêu trong một nhịp, bao nhiêu nhịp trong một phút cũng cần luyện tập trong thời gian dài. Và việc bạn thở sai sẽ  làm cho cơ thể trở nên mệt mỏi, mất tập trung. >>> Xem ngay: Ngồi thiền chữa bách bệnh nghe vô lý nhưng là sự thật! Bạn cần điều chỉnh thơi thở đúng nhịp để đạt kết quả thiền tốt nhất Bước 3: Lặp lại một câu nói Trong quá trình ngồi thiền, bạn cần lặp đi lặp lại một câu thần chú hoặc 1 danh hiệu Phật liên tục nào đó cho đến khi tâm trí của bạn đã rơi vào trạng thái tĩnh lặng thiền định sâu. Bạn cứ lặp đi lặp lại câu đó để tạo sự tập trung, đến khi bạn đã nhập vào thiền thành công thì không cần phải lặp lại câu chú này nữa. Bước 4: Luyện tập cơ thể thả lỏng Có nghĩa là cơ thể bạn lần lượt rơi vào thể lỏng và thư giãn, nó cho phép bạn thư giãn cả tâm trí. Bạn sẽ nhắm mắt lại và chọn một điểm khởi đầu trên cơ thể, thông thường người ngồi thiền sẽ chọn ngón chân. Tập trung vào từng ngón chân và bắt đầu thư giãn nó, căng ngón chân để giải tỏa hết mọi căng thẳng. Rồi sau đó, di chuyển dần lên những vị trí xung quanh và toàn cơ thể. Đăng ký khoá học Thiền online ngay để nhận ưu đãi cực kỳ hấp dẫn. Khóa học sẽ giúp bạn có được thói quen tập Thiền hàng ngày đơn giản và hiệu quả, làm chủ cảm xúc, thấu hiểu bản thân và mọi người xung quanh. Đặc biệt, bạn có thể chữa lành tổn thương bên trong nhờ ứng dụng tập thiền. [course_id:178,theme:course] [course_id:576,theme:course] [course_id:2036,theme:course] Tầm quan trọng của việc ngồi thiền đúng cách Cách ngồi thiền đúng tư thế sẽ mang lại cho bạn gấp 200% lợi ích khi ngồi không đúng cách. Ngồi thiền là một trạng thái người học không để tâm trí bị ràng buộc vào bất cứ thứ gì. Thứ duy nhất mà bạn quan tâm đó là tĩnh tâm và thả hồn mình vào thiền. Từ đó, giúp cho bản thân tăng khả năng tập trung, giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi và có thể điều trị bệnh. Khi bạn ngồi thiền đúng cách, nó sẽ mang lại cho bạn sức khỏe tốt hơn, tinh thần thoải mái, hơn thế nữacòn giúp cho bạn nâng cao được “chính khí” để thải các chất độc hại cũng như giúp cơ thể phòng bệnh và chiến thắng bệnh tật. Ngược lại, nếu khi bạn ngồi sai tư thế sẽ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Ngồi thiền đúng cách giúp bạn có tinh thần và sức khỏe tốt Nhiều người do ngồi thiền không đúng tư thế dẫn đến tình trạng bạn bị tê chân, chóng mặt, đau lưng hoặc thậm chí là hoa mắt, ứ máu, giãn tĩnh mạch chi... Lưu ý khí thực hiện tư thế ngồi thiền - Lựa chọn không gian thiền: Một trong những cách ngồi thiền hiệu quả là việc lựa chọn không gian thiền phù hợp. Một không gian trong lành, yên tĩnh và không bị quấy rầy bởi những yếu tố xung quanh sẽ giúp bạn thiền tốt hơn.  - Không ép bản thân thiền quá lâu: Thiền là một bộ môn đòi hỏi sự kiên trì và luyện tập lâu dài. Vì vậy khi bắt đầu tham gia vào các khóa học thiền online. Bạn nên thực hành trong thời gian ngắn. Khi bản thân đã thật sự thành thạo và thoải mái với các động tác thì mới kéo dài thời gian thiền để cơ thể không cảm thấy mệt mỏi, chán nản cho những lần học thiền đầu tiên.  - Tập trung vào hơi thở: Trong khi thiền, bạn nên cảm nhận và lắng nghe cơ thể mình. Hít một hơi thật sâu rồi thở ra thật chậm bằng mũi sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn rất nhiều.  - Ăn nhẹ trước khi thiền: Bạn không nên thiền khi bụng trống rỗng bởi nó sẽ là nguyên nhân khiến bạn mất tập trung do đói. Vì vậy bạn có thể ăn nhẹ trước 30 - 45 phút khi thiền để cơ thể được bổ sung thêm năng lượng, giúp bạn ngồi thiền được lâu hơn.  - Cam kết thiền mỗi ngày: Mỗi ngày bạn nên dành ra 10-15 phút để tập thiền vào sáng sớm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ để tạo nên thói quen tốt. Ngoài ra thiền sẽ giúp bạn cung cấp năng lượng tuyệt vời cho ngày mới và ngủ sâu giấc hơn khi về đêm.  Cách ngồi thiền đúng cách có tầm quan trọng rất lớn đến sức khỏe của bạn. Vì vậy, với những chia sẻ ở bài viết trên, bạn đã có thêm những lưu ý về cách thiền sao cho đúng chuẩn. UNICA hy vọng, bạn sẽ thực hành thiền mỗi ngày để có một sức khỏe tốt cùng một tinh thần vui vẻ.
14/11/2019
14070 Lượt xem
Cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ “tưởng khó mà dễ”
Cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ “tưởng khó mà dễ” Ngồi thiền có khả năng làm giảm căng thẳng và mệt mỏi. Do đó, rất nhiều người lựa chọn phương pháp ngồi thiền để chữa bệnh mất ngủ. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ, khó ngủ và ngủ không sâu giấc. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ hướng dẫn chi tiết cách ngồi thiền đúng tư thế để chữa bệnh mất ngủ. Tác dụng của thiền tới giấc ngủ của bạn Thiền là một trong những bộ môn có nguồn gốc từ Ấn Độ và gắn liền với Phật giáo. Thiền mang lại tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Không chỉ giúp tâm an nhiên, thư giãn, loại bỏ buồn phiền, lo âu, thiền còn giúp điều trị các vấn đề về thần kinh, mất ngủ, căng thẳng, trầm cảm. Trong các bài tập Thiền, tư thế hoa sen được chứng minh là bài tập giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn, đồng thời cải thiện triệu chứng mất ngủ rõ rệt. Bởi với tư thế này, lực được dồn xuống cơ thể và đẩy năng lượng ngược lên cột sống, tác động lên dây thần kinh trung ương xung quanh não bộ, giúp bạn nâng cao chất lượng giấc ngủ.  Ưu điểm của phương pháp ngồi thiền - Tính an toàn: Các bài tập thiền tác động sâu tới tâm trí của người tập, giúp bạn cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần một cách hiệu quả mà không thông qua bất kỳ kích thích nào vào cơ thể như dùng thực phẩm chức năng, dùng thuốc. Do đó, tập thiền không có rủi ro và tác dụng phụ ngoài mong muốn.  - Thiền có thể áp dụng với các kỹ thuật khác: Bạn có thể kết hợp giữa thiền chánh niệm và liệu pháp hành vi nhận thức để cải thiện và nâng cao chất lượng giấc ngủ của bạn. - Thiền mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời: So với các phương pháp khác thì học Thiền giúp bạn tăng cường sự tập trung, cải thiện trí nhớ, giảm huyết áp, giảm căng thẳng mệt mỏi và các chứng trầm cảm, lo âu.  Cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ Bước 1: Chuẩn bị trước khi ngồi thiền - Tìm nơi yên tĩnh không có tiếng ồn: Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi ngồi thiền đó chính là tìm nơi yên tĩnh, đặc biệt khi bạn mới bắt đầu bộ môn này. Hãy tắt tivi, radio và các nguồn phát ra âm thanh để tập trung cho việc thiền định.  - Sử dụng nệm ngồi: Thông thường, quá trình ngồi thiền kéo dài từ 15 - 30 phút nên bạn có thể gặp phải tình trạng mỏi và đau ê ẩm vùng mông. Do đó, hãy sắm cho mình một tấm nệm nhỏ khi ngồi thiền nhé! >>> Xem ngay: 30 phút hướng dẫn cách ngồi thiền cho người mới bắt đầu Khi ngồi thiền bạn nên tìm nơi yên tĩnh không có tiếng ồn - Mặc quần áo thoáng mát và rộng rãi: Lựa chọn trang phục ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thiền định. Vì vậy, bạn hãy mặc những bộ quần áo rộng và thoáng mát để tránh phân tâm. - Lựa chọn thời gian luyện tập: Bạn nên ngồi thiền vào khung giờ mà bạn cảm thấy thoải mái nhất, có thể là vào buổi sáng sớm hoặc trước khi đi ngủ. - Hẹn đồng hồ: Việc ngồi thiền cần được thực hiện từ 15 - 30 phút. Do đó, bạn hãy hẹn đồng hồ để đảm bảo thời gian thiền định tối thiểu. Bước 2: Ngồi thiền - Với cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ, bạn nên giữ lưng thẳng, có thể xếp hai chân chéo qua nhau hoặc duỗi thẳng. - Tiếp theo, đặt tay lên phần đầu gối hoặc phần đùi, bạn nên thả lỏng tay sao cho thoải mái và không nên bám hoặc bấu víu chặt vào chân. - Để tránh xao nhãng, hãy cúi nhẹ cằm và nhắm mắt khi ngồi thiền. Còn nếu bạn thấy không thoải mái khi nhắm mắt thì bạn có thể mở mắt. - Tiếp đến, bạn nên hẹn đồng hồ, nếu mới tập thì bạn chỉ nên hẹn từ 5 - 10 phút, một tuần sao đó thì tăng dần lượng thời gian thiền định lên. - Sau đó, bạn khép miệng lại và đảm bảo thở bằng mũi khi tịnh tâm. Khi ngồi thiền bạn cần khép miệng lại và đảm bảo thở bằng mũi  Một vấn đề cốt lõi khi ngồi thiền mà bạn cần “khắc cốt ghi tâm” đó là tập trung vào nhịp thở. Lúc này, bạn chỉ nên tập trung vào hơi thở và nhịp thở sao cho nhịp nhàng. Bởi đây là giai đoạn não bộ loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi, “đánh bay” lo lắng và suy nghĩ tiêu cực. Bạn có thể hướng suy nghĩ về một vấn đề nào đó như công việc, gia đình và bạn bè. Sau đó, bạn có thể đếm nhịp thở để tập trung trở lại. Với những lần đầu tiên ngồi thiền, bạn có thể dễ mất tập trung. Nhưng sau một thời gian nhất định, não bộ sẽ thiết nghi được với thiền định và dễ dàng tập trung ở bất kỳ thời điểm nào. Bạn sẽ cải thiện được tình trạng mất ngủ, đau đầu, stress chỉ sau khoảng 1 - 2 tuần ngồi thiền đều đặn. Thiền là cách quản trị cảm xúc cực kỳ tốt dành cho mọi lứa tuổi. Trong quá trình thiền, bạn có thể tự khám phá ra những năng lực ẩn sâu bên trong của mình. Tuy nhiên, học thiền cần rất nhiều nỗ lực và sự kiên trì. Chính bởi vậy, bạn nên tham gia khóa học Thiền online của Unica để được chuyên gia tư vấn và chia sẻ các kiến thức hữu ích giúp bạn thực hành Thiền tốt nhất. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:2330,theme:course] [course_id:850,theme:course] [course_id:958,theme:course] Lưu ý khi ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ Để cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần chú ý đến một số vấn đề sau: - Để chữa bệnh mất ngủ một cách nhanh và hiệu quả nhất, bạn nên ngồi thiền vào buổi tối, đặc biệt vào thời điểm trước khi đi ngủ. - Việc ngồi thiền chữa bệnh không mang lại tác dụng ngay mà cần có thời gian nhất định. Do đó, bạn cần phải kiên trì thực hiện để đạt hiệu quả tối ưu nhất. - Bạn có thể mở nhạc nhẹ không lời để não bộ được thư giãn sâu hơn. Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc tập trung thì bạn cũng có thể áp dụng phương pháp này. - Với những người mất ngủ do mắc bệnh hoang tưởng, trầm cảm và thường nảy sinh ý nghĩ tiêu cực trong thời gian ngồi thiền và không kiểm soát được dòng suy nghĩ ấy thì cần phải tìm gặp bác sĩ tâm lý để thực hiện các liệu pháp cần thiết. >>> Xem ngay: Cách ngồi thiền tịnh tâm bạn đã biết chưa? Kiên trì áp dụng cách ngồi thiền chữa bệnh sẽ “đánh bay” triệu chứng mất ngủ  Cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ là một trong những phương pháp được rất nhiều người áp dụng thành công. Việc điều trị bệnh không phải ngày một ngày hai là thành công nên bạn hãy kiên trì luyện tập để đạt được kết quả như mong đợi. Chúc các bạn có thật nhiều sức khỏe!
14/11/2019
5235 Lượt xem
Cách hít thở khi ngồi thiền như thế nào là đúng chuẩn nhất? 
Cách hít thở khi ngồi thiền như thế nào là đúng chuẩn nhất?  Cách hít thở khi ngồi thiền như thế nào là đúng chuẩn nhất? chính là thắc mắc chung của nhiều người khi mới bắt đầu khi tham gia vào các khóa học Thiền online. Thực tế, hơi thở đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình bạn thực hiện thiền. Và để biết được cách hít thở đúng chuẩn, bạn hãy tham khảo thêm những thông tin hữu ích mà UNICA chia sẻ dưới đây.  Cách hít thở khi ngồi thiền 1. Tìm một không gian yên tĩnh  Một không gian yên tĩnh và không bị tác động bởi những tiếng ồn xung quanh sẽ giúp bạn tập trung tốt hơn, từ đó kiểm soát và điều hòa hơi thở hiệu quả hơn. Bạn có thể lựa chọn không gian ngồi thiền ở phòng riêng, ban công, phòng cách âm hoặc góc công viên ít người qua lại.  2. Ngồi thiền ở tư thế thoải mái Ngồi thiền ở tư thế thoải mái không chỉ hỗ trợ cho việc hít thở trở nên thuận tiện hơn mà nó còn là yếu tố giúp bạn ngồi thiền được lâu hơn. - Nếu bạn ngồi thiền trên ghế thì có thể sử dụng tấm đệm phía sau lưng để hỗ trợ cho lưng thẳng. Tư thế lý tưởng khi ngồi thiền trên ghế là để cho đầu gối của mình ngang tầm hoặc thấp hơn hông một chút. - Nếu bạn ngồi thiền trên sàn nhà thì nên sử dụng thảm Yoga, sau đó xếp bằng hai hân để đầu gối đều nhau.  Dù là ngồi thiền trên ghế, trên đệm hay trên sàn nhà thì bạn cũng nên lưu ý giữ cho lưng thẳng, ngực hướng trần và cơ thể được thả lỏng hoàn toàn.  3. Loại bỏ thói quen thở ngắn  Nhiều người do tâm không tịnh, bị những cảm xúc, suy nghĩ bủa vây trong lúc thiền khiến cho hơi thở bị ngắn và nông như thường ngày. Theo lời khuyên của những chuyên gia trong lĩnh vực Thiền định, việc thở nông và ngắn khiến thiền mất hoàn toàn tác dụng. Do đó, cách hít thở chính xác đầu tiên mà bạn cần nắm vững đó là loại bỏ thói quen thở ngắn như thường ngày, thay vào đó là cách thở sâu và đều đặn hơn.  Loại bỏ hơi thở ngắn và nông bằng hơi thở dài và sâu Việc thở này sẽ giúp bạn cảm thấy vô cùng thư giãn, sảng khoái và đỡ mệt mỏi hơn. Đặc biệt, đối với những người mới bắt đầu học thiền thì rất khó tập trung, do đó việc thở sâu sẽ khiến cơ thể cảm thấy dễ chịu và có thể thiền được lâu hơn mà không bị đau mỏi.  4. Hít vào, thở ra đều đặn  Trong cách hít thở khi ngồi thiền, việc hít vào, thở ra đều đặn đóng vai trò hết sức quan trọng, vì nó còn ảnh hưởng đến nhịp tim của bạn. Đối với những người đã thiền thành thạo thì việc này rất dễ dàng. Tuy nhiên, đối với những mới làm quen với thiền thì nhịp thở có phần bị vấp và không đều nhịp, hơi ngắn hơi dài. Để khắc phục tình trạng này, hãy áp dụng cách đếm “hít vào - thở ra - hít vào - thở ra” trong đầu và thực hiện theo nó. Cứ áp dụng đều đặn và không để cho các yếu tố khác chi phối, chắc chắn bạn sẽ có hơi thở tốt khi thiền.  5. Điều chỉnh nhịp thở của cơ thể  Thực tế, bạn không thể điều chỉnh nhịp tim hoặc nhịp co bóp của dạ dày, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh nhịp thở của cơ thể. Vào thế kỷ 7 (TCN), người thầy vĩ đại của môi phái Yoga Patanjali đã kết luận về hơi thở như sau: “Thở, suy nghĩ và tư tưởng có mối liên hệ sâu xa. Tư tưởng bình yên nhờ sự luân phiên vào ra của việc thở sâu, điều hòa”. Qua câu này có thể thấy rằng, việc điều hòa nhịp thở sao cho đều đặn phù thuộc vào suy nghĩ của con người.  Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh được nhịp thở của bản thân trong quá trình thiền Nếu bạn thực hiện cách hít thở khi ngồi thiền khá khó khăn thì có thể áp dụng cách thở bụng bốn thì. Với cách này thì bạn có thể thực hành từ 20 - 30 phút mỗi ngày để mang lại hiệu quả. Chắc chắn, sau một thời gian ngắn, bạn sẽ tăng sự tập trung, thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố tích tụ trong tim và máu.  6. Không ép bản thân quá sức khi thở Nếu bạn muốn tập trung hoàn toàn cho việc thở thì nên loại bỏ những lo lắng, suy nghĩ trong đầu. Tuy nhiên, việc để tâm trí bạn bị phân tâm bởi những lo lắng của thực tại cũng là một phần trong bài tập thiền đối với nhiều người. Trong quá trình thiền, nếu bạn cảm thấy mình bắt đầu bị phân tâm, hãy đếm nhịp thở và tập trung vào việc thở ra nhiều hơn thay vì cố gắng hít vào. Cách hít thở khi ngồi thiền sẽ không mang lại kết quả ngay lập tức mà bạn cần một thời gian kiên nhẫn và kiên trì tập luyện. Vì thế, bạn nên dành thời gian tập luyện thay vì dằn vặt bản thân hoặc ép mình phải tập luyện quá sức, làm ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình thiền.  Đăng ký khoá học Thiền online ngay để nhận ưu đãi cực kỳ hấp dẫn. Khóa học sẽ giúp bạn có được thói quen tập Thiền hàng ngày đơn giản và hiệu quả, làm chủ cảm xúc, thấu hiểu bản thân và mọi người xung quanh. Đặc biệt, bạn có thể chữa lành tổn thương bên trong nhờ ứng dụng tập thiền. [course_id:178,theme:course] [course_id:576,theme:course] [course_id:2036,theme:course] Phương pháp tăng hiệu quả của khí thở khi thiền  Bên cạnh nắm vững cách hít thở khi ngồi thiền thì bạn cũng cần biết được những phương pháp giúp tăng hiệu quả của khí thở trong quá trình thiền. Cụ thể, bao gồm những phương pháp sau đây:  >>> Xem ngay: Công dụng và cách thở bằng bụng hiệu quả thần kỳ Để tăng hiệu quả, bạn cần chú ý áp dụng các phương pháp tăng hiệu quả của khí thở - Để có thể thở tốt nhất, hãy ngồi tư thế hoa sen. Nếu tư thế này làm bạn không thoải mái thì có thể ngồi một tư thế khác.  - Mắt nhắm lại để tránh sự sao nhãng, lưng phải giữ thẳng sao cho thật thoải mái.  - Lắng tâm hơn với cách thở chậm, tự nhiên.  - Không nghĩ về bất cứ vấn đề gì trong đầu, chú ý không tạo ra tiếng động khi thực hiện thiền.  - Chỉ thực hiện thiền khi bạn cảm thấy yên bình và tự do.  - Trong lúc thiền, bạn có thể lặp đi lặp lại một câu ngắn nào đó kết hợp với việc thở ra - hít vào.  - Cố gắng cảm nhận những suy nghĩ tích cực, xây dựng cho mình một tâm trạng ổn định, nhẹ nhàng và thư giãn. Đặc biệt, phải loại bỏ toàn bộ những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi tâm trí trong lúc thiền.  Bên cạnh đó, cảm xúc quyết định rất lớn nhịp thở của cơ thể. Do đó, để có được một hơi thở đều đặn trong lúc thiền thì đòi hỏi việc kiểm soát cảm xúc phải thực sự tốt. Chú ý loại bỏ toàn bộ cảm xúc mang tính tác động mạnh như: vui, buồn, tức giận, phấn khích để tâm tĩnh lặng, an yên và cảm nhận thiền tốt hơn.  Qua bài viết mà UNICA chia sẻ ở trên, chắc chắn bạn đã nắm được cách hít thở khi ngồi thiền sao cho đúng cách nhất để tăng cường sức khỏe và ổn định tâm trí. Nếu áp dụng đều đặn trong thời gian dài, chắc chắn bạn sẽ luôn cảm thấy khỏe mạnh, an yên, loại bỏ được những suy nghĩ tiêu cực. Chúc các bạn luôn có một sức khỏe dồi dào! Ngoài bộ môn thiền bạn còn có thể tham khảo thêm việc học yoga tại nhà cùng chuyên gia hàng đầu tại Unica. Vừa giúp bạn giải toả căng thẳng, thư giãn đầu óc vừa giữ gìn vóc dáng "siêu chuẩn như người mẫu" và vô cùng mềm mại.
14/11/2019
9200 Lượt xem
Cách ngồi thiền định giúp người khỏe, tâm an yên 
Cách ngồi thiền định giúp người khỏe, tâm an yên  Thiền định là một trong những phương pháp được khoa học chứng minh là mang lại sức khỏe ổn định và tâm an yên. Vì vậy, nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi, lo âu, sức khỏe không ổn định thì hãy áp dụng ngay cách ngồi thiền định ngay tại nhà trong bài viết dưới đây.  Cách ngồi thiền định tại nhà Bước 1: Ngồi đúng tư thế  Mục đích chính của thiền định là giúp bạn duy trì sự cân bằng giữa thể xác, hơi thở và tâm thức đang “ngự trị” ngay trong chính con người của bạn. Và để đạt được mục đích này thì tư thế ngồi quyết định đến 90% hiệu quả, bởi ngồi nó không chỉ đơn thuần là một hoạt động riêng lẻ, mà nó liên quan đến toàn bộ hoạt động của các cơ quan khác.  >>> Xem ngay: 3 Bài thực hành thiền định cho người mới học thiền Đầu tiên, bạn ngồi thẳng lưng và cố gắng giữ cân bằng Trong cách ngồi thiền định đúng chuẩn, người thực hiện thiền sẽ chú trọng đến sự tưởng tượng. Đầu tiên, bạn hãy ngồi xuống, lưng thẳng, sau đó tưởng tượng mình đang ngồi vững vàng trên mặt đất. Và có một chiếc vương miện đang được đặt lên trên đầu bạn, nhiệm vụ quan trọng mà bạn cần thực hiện đó là không để chiếc vương miện bị rơi.  Điều quan trọng nhất trong quá trình bạn ngồi và tưởng tượng đó là giữ cho tâm được thoải mái, loại bỏ toàn bộ những tư tưởng ngoài lề, đặc biệt lưng luôn thẳng. Bạn cũng có thể ngồi trên một chiếc ghế và để lưng mình dựa vào phần tựa nhằm tạo được độ thẳng cố định.  Bước 2: Chú ý vào hơi thở  Sau khi đã có tư thế ngồi chính xác, lúc này bạn hãy tập trung vào hơi thở. Đừng cố gồng mình để cảm nhận rõ hơi thở mà hãy cố gắng giữ cho tâm thật vững vàng.  Thở đều và giữ cho tâm an yên để thiền phát huy tác dụng Hãy để cho không khí đi vào cơ thể một cách tự nhiên, giúp cho bụng căng phồng và nở rộng lồng ngực rồi nở ra và tan biến ra ngoài. Hãy cố gắng không lưu giữ lại một chút nào cả, không căn nhắc thêm một thứ gì liên quan đến cơ thể mình. Có như vậy, tâm của bạn mới được an yên.  Bước 3: Giải quyết toàn bộ các suy nghĩ  Trong quá trình thực hiện cách ngồi thiền định, rất khó để tránh những cảm xúc liên tục “viếng thăm”. Do đó, việc quan trọng nhất là loại bỏ toàn bộ suy nghĩ này ra ra khỏi tâm trí của bạn. Mặc dù đây là bước khó nhất, tuy nhiên bạn cần kiên nhẫn thì mới có thể thực hành được.  Hãy cố gắng thả lỏng cơ thể và đầu óc, duy trì cho mình một tư duy “dửng dưng”, không suy nghĩ về bất cứ vấn đề gì cũng không biểu lộ cảm xúc đó ra ngoài, chỉ quan sát về bản thân và tập trung về bản thân. Bạn cũng cần mở rộng lòng mình để tiếp nhận bầu không gian và thế giới bên ngoài. Duy trì trạng thái này trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu mới bắt đầu, bạn có thể duy trì ở mức 15 phút, sau đó tăng dần lên 30, 40 phút.  >>> Xem ngay: Tại sao bạn nên tham gia ngay khóa học “170 tư thế Yoga và Thiền”? Duy trì một trạng thái không vướng bận sẽ giúp tâm của bạn được an yên hơn Lợi ích của Thiền có thể kể đến là cải thiện sức khỏe, trẻ hóa làn da, tăng tuổi thọ, giảm căng thẳng và mệt mỏi. Thông qua khóa học Thiền online này, bạn sẽ biết cách thiền ăn, thiền ngủ, thiền hành,... Chuyên gia của chúng tôi sẽ chia sẻ những bí kíp hữu ích nhất để giúp bạn có thể thực hành Thiền một cách miên mật và hiệu quả. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:640,theme:course] [course_id:2416,theme:course] [course_id:342,theme:course] Nguyên tắc ngồi thiền định dành cho người mới bắt đầu - Thực hiện chậm rãi: Việc ngồi thiền từ từ, chậm dãi sẽ giúp cho đầu óc giảm căng thẳng và từ từ loại bỏ được những suy nghĩ tiêu cực trong đầu khi ngồi thiền. - Tạo cảm giác thoải mái: Bạn có thể lựa chọn nhiều tư thế ngồi thiền khác nhau, miễn sao cơ thể cảm thấy thoải mái và dễ chịu nhất. Cách đơn giản nhất là bạn ngồi trên sàn, ngồi bắt chéo chân và thả lỏng toàn cơ thể. - Tập trung vào hơi thở: Cảm nhận và tập trung vào hơi thở của mình sẽ giúp bạn cải thiện sự tập trung một cách đáng kể. - Theo dõi hơi thở: Theo dõi hơi thở trong 2 phút bằng cách hít sâu, mở rộng bụng và thở ra từ từ rôi hóp bụng lại. - Giới hạn thời gian: Với những người mới bắt đầu học thiền, bạn nên ngồi thiền trong thời gian ngắn, sau đó mới tăng thời gian luyện tập thiền lâu hơn. - Kiểm soát tâm trí: Khi mới học thiền, việc suy nghĩ miên man, trôi lạc là điều thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên bạn chỉ cần tập trung vào hơi thở và cảm nhận từng hơi thở sẽ giúp bạn đưa tâm trí về tầm kiểm soát của mình. - Tưởng tưởng: Khi thiền định, bạn cần nâng cao sự tập trung bằng việc hình dung đến một vật cụ thể. - Sử dụng giọng nới của bạn: Hai bài niêm "Om" và "aum" sẽ giúp bạn cân bằng hơi thở và tạo cảm giác thứ thái cho tâm hồn. - Kết thúc nhẹ nhàng: Để kết thúc một buổi tập thiền, bạn nên mở mắt từ từ và quan sát mọi thứ xung quanh và chú ý lắng nghe đến cảm xúc, suy nghĩ trong cơ thể mình.  Đây là ba bước quan trọng nhất trong cách ngồi thiền định. Có thể thấy phương pháp thiền định khá khó để thực hiện một cách chuẩn xác, nhất là đối với người mới bắt đầu tập luyện. 
14/11/2019
2867 Lượt xem
Đánh giá chung về thực trạng thị trường bất động sản hiện nay 
Đánh giá chung về thực trạng thị trường bất động sản hiện nay  Nhiều chuyên gia, chủ đầu tư, nhà đầu tư hằng năm thường đưa ra những đánh giá chung về tình hình phát triển của thị trường bất động sản. Đây chính là tiền đề quan trọng để người làm trong lĩnh vực bất động sản có thể thấy được thực trạng, tình hình phát triển theo cả một thời kỳ, chu kỳ cụ thể. Vậy, thực trạng thị trường bất động sản hiện nay đang diễn biến theo xu hướng nào, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.  Có dấu hiệu khởi sắc sau một thời gian “đóng băng”  Xâu chuỗi theo từng năm phát triển, có thể thấy thị trường bất động sản Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, khó khăn. Điển hình là thời điểm cuối năm 2003 đến hết năm 2006 là thời kỳ mà bất động sản Việt Nam hoàn toàn “đóng băng’ cục bộ, vai trò cũng như chiến lược của thị trường bất động sản hoàn toàn bị giảm sút. Chính điều này đã khiến ngân sách nhà nước bị thất thu, tài nguyên đất bị lãng phí.  Nhiều chuyên gia bất động sản đưa ra đánh giá rằng, chu kỳ phát triển và suy thoái của thực trạng thị trường bất động sản hiện nay đó là sẽ diễn ra theo giai đoạn 10 năm. Cứ 10 năm thì sẽ có 1 cuộc khủng hoảng. Và nếu như vậy thì năm 2019 sẽ là năm khủng hoảng của thị trường bất động sản. Nhưng thực tế thì như đang dần phản biện lại quy luật này. Bởi thị trường bất động sản đang có nhiều khởi sắc nhất định.  Thị trường bất động sản Việt Nam có dấu hiệu khởi sắc sau nhiều năm “đóng băng”  Các minh chứng cho thấy, các dự án đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng ngày càng nhiều hơn, đặc biệt cơ cấu của dự án cũng hoàn toàn tương thích với nhu cầu thực tế của khách hàng. Cơn sốt đất vẫn đang tăng lên nhanh chóng.  Tuy nhiên, trong sự “vực dậy” này thì vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro như: bất cập trong công tác quản lý đất đai ở các thành phố lớn, tính pháp lý đất đai chưa được quán triệt… Chính điều này đặt ra cho các yêu cầu cho các nhà đầu tư, chủ đầu tư trong việc định hướng phát triển, dẫn dắt thị trường, cân bằng và ổn định hơn trong hướng quy hoạch và xây dựng dự án.  Tham khảo thêm khóa học: Kinh doanh bất động sản cùng chuyên gia (Khóa học chuyên sâu)  Thị trường có tính linh hoạt và đồng đều hơn  Một thực trạng thị trường bất động sản hiện nay có thể dễ dàng nhận thấy đó chính là tính linh hoạt và đồng đều trong từng phân khúc. Cụ thể, tính linh hoạt được thể trong việc các doanh nghiệp bất động sản có quy mô sản phẩm và cơ cấu loại hình cụ thể. Bên cạnh đó, người dẫn cũng đã có kinh nghiệm hơn trong việc ký kết đầu tư, mua bán các dự án bất động sản.  Các doanh nghiệp bất động sản cũng đã xây dựng cơ cấu sản phẩm của dự án sát hơn so với thực tế của người dân. Cũng chính điều này mà số lượng dự án hoàn thành được đưa vào sử dụng ngày càng nhiều.  Mặc dù có tính linh hoạt và đồng đều hơn trong quá trình phát triển bất động sản, tuy nhiên thị trường này cũng đang gặp một số khó khăn nhất định trong quá trình vận hành. Điển hình nhất là đó chính là trong thời điểm ngắn hạn, việc tiếp cận vốn, triển khai các thủ tục hành chính sẽ khiến cho thị trường tăng trưởng chậm lại, và điều này chính là nguyên nhân làm cho tính linh hoạt và đồng đều trong thị trường bất động sản gặp khó khăn.  >> Khái quát chung về dự án bất động sản Việt Nam trong năm 2019 Tính linh hoạt và đồng đều được thể hiện rõ trong tiến trình phát triển của thị trường bất động sản Thị trường lớn đang suy giảm theo chu kỳ  Các thị trường lớn đang suy giảm theo chu kỳ là một trong những đánh giá chung các chuyên gia khi phân tích về thực trạng thị trường bất động sản hiện nay. Chỉ tính riêng thống kế trong quý I/2019, thị trường giao dịch bất động sản ở cả 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều suy giảm.  Cụ thể, tại Hà Nội, trong quý I/2019, có đến 5.206 sản phẩm được chào bán và tỉ lệ thành công là 3.200 sản phẩm. Còn tại thành phố Hồ Chí Minh, có đến 3.274 sản phẩm chào bán và tỉ lệ thành công là 3.000 sản phẩm. Sự suy giảm này được đánh giá theo tính chu kỳ, theo đó, càng về gần thời điểm cuối năm hoặc đầu năm thì số lượng khách mua dự án càng giảm, khiến cho bất động sản bị trầm lắng.  Một nguyên nhân khác khiến cho thị trường bất động sản ở các thành phố lớn giảm mạnh đó chính là, các dự án hầu hết đang trong tình trạng chờ cơ quan quản lý phê duyệt. Cũng chính điều này đã khiến cho làn sóng đầu tư ở các tỉnh lân cận có sự chuyển dịch nhất định.   Thị trường bất động sản ở các thành phố lớn đang giảm mạnh Một minh chứng rõ nét nhất là ở thị trường bất động sản khu vực Bắc Trung Bộ và Thanh Hóa, nguồn cung cấp các dự án rất lớn, từ phân khúc đất nền cho đến chung cư hoặc nhà giá rẻ… Điều này nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người dân.  Trên đây là những đánh giá chung về thực trạng thị trường bất động sản hiện nay. Có thể thấy, thị trường bất động sản luôn có sự biến động theo chu kỳ nhất định. Hy vọng, với những thông tin mà UNICA chia sẻ, sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về thị trường bất động sản, từ đó có chiến lược phát triển đúng đắn.  >> Những rủi ro trong nghề bất động sản dẫn đến “trắng tay” >> Tư vấn bất động sản: Đừng mắc những lỗi sau để rồi mất khách!
06/11/2019
489 Lượt xem