Dù là ở môi trường nào: công sở, đội nhóm, trường học… thì xung đột là điều không thể tránh khỏi. Sự khác nhau bởi tư duy, kỹ năng, kinh nghiệm và ứng xử khiến các mối quan hệ nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Chính vì vậy, nhận thức đúng đắn và xử lý xung đột theo hướng có lợi là kĩ năng vô cùng quan trọng đối với người quản lý.
Kỹ năng giải quyết xung đột được hiểu là những phương pháp được đưa ra để có thể giải quyết những mâu thuẫn phát sinh một cách hài hòa nhất, đúng đắn nhất.
Tìm ra nguyên nhân: Xác định được nguyên nhân dẫn tới xung đột cũng là cách để bạn trả lời câu hỏi: giải quyết xung đột từ đâu? giải quyết những gì và giải quyết như thế nào.
Lắng nghe: bạn cần lắng nghe ý kiến từ tất cả các bên liên quan để hiểu hoàn toàn bản chất của xung đột, sau đó bắt đầu các giải pháp khắc phục sự cố.
Công bằng: Là người đứng giữa, bạn cần giải quyết xung đột thật công minh, không thiên vị hoặc bênh vực bên nào. Bởi lẽ, khi xung đột xảy ra, các bên đều cho rằng mình đúng và muốn được người khác hiểu và nghe theo. Trong trường hợp này, ngoài việc xử lý công bằng thì việc có chính kiến khi giải quyết vấn đề cũng là một yếu tố vô cùng cần thiết.
Phương pháp thỏa hiệp: đây được xem là cách tích cực để giải quyết xung đột, Theo cách này, hai bên sẽ cùng nhau ngồi lại để tìm ra tiếng nói chung nhằm mang lại lợi ích cho cả đôi bên và hướng tới lợi ích chung của cả tập thể.
Phương pháp cạnh tranh: Đây là phương pháp giải quyết bằng sức “ảnh hưởng” của mình có được từ vị trí cấp bậc, chuyên môn…. buộc người khác phải nghe theo.
Phương pháp hòa giải: Đây được xem là phương pháp hòa hữu dựa trên nguyên tắc công bằng, tôn trọng quyền lợi của đôi bên.
Ngoài ra còn có rất nhiều phương pháp được sử dụng để giải quyết xung đột như: né tránh, hợp tác, thương lượng….