Thời lượng: 4.3 giờ, Giáo trình: 16 bài giảng
Hiểu thế nào là trầm cảm và trầm cảm sau sinh
Trầm cảm có tác động xấu như thế nào đến đời sống của người mẹ và cuộc sống gia đình
Các triệu chứng trầm cảm sau sinh thường xuất hiện
Thời lượng: 12.0 giờ, Giáo trình: 39 bài giảng
Hiểu được đặc điểm tâm lý của người phụ nữ mang thai và sau sinh.
Hiểu được trầm cảm sau sinh là gì.
Biết cách xác định các dấu hiệu trầm cảm sau sinh.
Thời lượng: 6.1 giờ, Giáo trình: 12 bài giảng
Hiểu rõ bản chất của thai giáo và biết cách thực hành thai giáo cho con mỗi ngày.
Mẹ bầu sẽ hiểu rõ mình cần thay đổi những gì, cần làm gì là tốt nhất cho con.
Tạo tiền đề tốt cho mẹ bầu có động lực tìm kiếm học hỏi, trang bị kiến thức không chỉ lúc mang thai mà cả sau sinh, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí tiền bạc và đảm bảo sức khỏe lâu dài của con.
Trầm cảm sau sinh là việc người phụ nữ thay đổi về tính cách, cảm xúc, sau khi việc sinh nở diễn ra. Người phụ nữ luôn cảm thấy tâm trạng nặng nề, mệt mỏi, chán ăn, hạn chế giao tiếp với người thân. Trầm cảm có thể diễn ra sau sinh 1 tháng, 3 tháng hoặc thậm chí là lâu hơn.
Sự thay đổi về nội tiết: Sau khi sinh, lượng estrogen trong máu và Hormones giảm đi nhanh chóng khiến cơ thể trở nên mệt mỏi và trầm cảm.
Do mâu thuẫn gia đình: Sự khác nhau về quan điểm nuôi con giữa các thế hệ làm người phụ nữ cảm thấy bị áp lực. Việc không tìm được tiếng nói chung làm người phụ nữ thường xuyên mệt mỏi và dẫn đến trầm cảm.
Khó khăn trong việc chăm sóc bé: Những người phụ nữ lần đầu làm mẹ thường gặp nhiều vấn đề trong cách chăm sóc bé. Tâm trạng căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ và lo lắng khiến cho các mẹ cảm thấy chán nản, mất kiểm soát cuộc sống bản thân.
Yếu tố di truyền: Trong gia đình có người bị trầm cảm cũng khiến nguy cơ trầm cảm sau sinh cao hơn người bình thường.
- Người phụ nữ bị trầm cảm thường có tâm trạng buồn, ủ rũ, thiếu sức sống và cảm thấy chán nản về tất cả mọi thứ xung quanh.
- Hay khóc, thậm chí không biết lý do tại sao lại khóc
- Luôn gắt gỏng, cáu kỉnh dù là vấn đề nhỏ nhất
- Luôn im lặng, không giao tiếp với người xung quanh, thậm chí là cả với chồng và người thân.
- Thường xuyên mất ngủ, mất tập trung và mất kiểm soát.
- Không tin tưởng vào khả năng bản thân có thể che chở và bảo vệ cho con.
- Xuất hiện các ý nghĩ tiêu cực như tự tử hoặc làm hại con.