Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Kinh doanh và khởi nghiệp

Giao dịch thỏa thuận là gì? Quy trình thực hiện giao dịch
Giao dịch thỏa thuận là gì? Quy trình thực hiện giao dịch Để có thể giao dịch một cách thuận tiện và chính xác nhất đem lại lợi nhuận cao cho bản thân nhà đầu tư thì bạn nên tìm hiểu kỹ về các quy định và quy trình thực hiện giao dịch trong việc trao đổi mua bán trên thị trường. Cụ thể giao dịch thỏa thuận là gì và quy trình thực hiện các giao dịch thỏa thuận như thế nào thì mời các bạn cùng Unica tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết dưới đây nhé! Tổng quan về giao dịch thỏa thuận Tổng quan về giao dịch thỏa thuận Giao dịch thỏa thuận là gì? Giao dịch thỏa thuận trong chứng khoán được hiểu là những giao dịch được diễn ra giữa các nhà đầu tư chứng khoán. Trong giao dịch này, thì các nhà đầu tư sẽ tự thoả thuận với nhau về giá cả cũng như khối lượng cổ phiếu mà họ dự định mua hoặc bán cho nhà đầu tư còn lại sau đó sẽ thông báo cho công ty chứng khoán của hai bên được nắm rõ. Khi đó công ty chứng khoán sẽ bắt đầu thực hiện việc nhập lệnh giao dịch vào hệ thống và hoàn thành giao dịch thỏa thuận giữa các bên liên quan. Tại thời điểm cuối phiên, các nhà đầu tư có thể xem lại kết quả giao dịch của mình thông qua bảng giá chứng khoán cơ sở tại Sở giao dịch chứng khoán. Thêm nữa là giá giao dịch thỏa thuận giữa các nhà đầu tư bắt buộc phải nằm trong biên độ dao động giá của ngày giao dịch đó. Đặc điểm của giao dịch thỏa thuận là gì? Thông qua các giao dịch thỏa thuận là gì sẽ giúp bạn có thể thấy rằng giao dịch này có những điểm chung nhất định, cụ thể là: - Giao dịch sử dụng các điều kiện giao dịch và tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu tương tự như giao dịch khớp lệnh - Giao dịch phải được thực hiện trong một hạn mức giao dịch phù hợp và không được vượt quá quy định của pháp luật để không vi phạm quy định về làm giá hay có dấu hiệu thao túng thị trường chứng khoán - Các lệnh trong giao dịch này phải có giá trị lớn hơn hoặc bằng 10.000 cổ phiếu hay 3000 trái phiếu Quy trình thực hiện các giao dịch thỏa thuận Quy trình thực hiện các giao dịch thỏa thuận Dựa theo quy định của thị trường chứng khoán Việt Nam. Khối lượng chứng khoán trong một giao dịch thỏa thuận thường phải lớn hơn hoặc bằng 10.000 cổ phiếu/giao dịch. Ngoài ra khối lượng này cũng phải lớn hơn hoặc bằng 3.000 trái phiếu giao dịch và nằm trong lô chẵn. Thêm nữa bạn cũng cần thực hiện theo đúng các quy trình đó là: Giao dịch thỏa thuận các trường hợp nhà đầu tư xác định được đối tác - Đầu tiên hai bên tiến hành thỏa thuận các điều kiện về giá, khối lượng và các hình thức thanh toán. Tiếp theo sẽ thông báo cho Công ty chứng khoán của cả 2 bên - Lúc này công ty chứng khoán sẽ thực hiện việc nhập lệnh vào hệ thống. Tại thời điểm cuối phiên giao dịch, Sở giao dịch chứng khoán sẽ tổng hợp các kết quả giao dịch Trường hợp nhà đầu tư chưa xác định được đối tác trong các giao dịch thỏa thuận - Khi có nhu cầu trao đổi mua bán, nhà đầu tư sẽ chủ động liên hệ với công ty chứng khoán để đặt lệnh chào mua hoặc chào bán cổ phiếu - Sau đó các công ty chứng khoán sẽ nhập lệnh vào trong hệ thống. Lúc này lệnh sẽ được hiển thị tại cửa sổ lệnh của Sở giao dịch cũng như công ty chứng khoán  - Dựa vào những thông tin chào mua và chào bán, các công ty chứng khoán bắt đầu tiến hành liên hệ với nhau. Cùng với đó là giúp nhà đầu tư tìm kiếm các đối tác thỏa thuận - Sau khi đã đạt được thỏa thuận, công ty chứng khoán sẽ bắt đầu thực hiện các lệnh giao dịch cho nhà đầu tư Quy định giao dịch thỏa thuận trên sàn HSX và HNX Cả 2 sàn HSX và HNX đều áp dụng các quy định về giao dịch thỏa thuận với các loại cổ phiếu cũng như trái phiếu đang phổ biến trên thị trường. Lệnh giao dịch có thể được thực hiện từ 9 giờ sáng đến 15 giờ chiều (trừ khoảng thời gian nghỉ trưa). Lệnh thỏa thuận này thường được các nhà đầu tư đặt ra chỉ có hiệu lực trong ngày và có mức giá nằm trong biên độ giao động theo mức của ngày hôm đó. Những nhà đầu tư không được thỏa thuận các cổ phiếu và chứng chỉ quỹ vừa mới niêm yết ngày đầu tiên trên sàn chứng khoán. Về khối lượng giao dịch Sàn HSX - Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ: nếu khối lượng đặt lệnh từ 20.000 Cổ phiếu hoặc Chứng chỉ quỹ thì sẽ bắt buộc thực hiện các giao dịch thỏa thuận - Trái phiếu: thường không có quy định cụ thể - Không có quy định về đơn vị giao dịch Sàn HNX - Cổ phiếu: thường lớn hơn hoặc bằng 5.000 cổ phiếu - Trái phiếu: sẽ lớn hơn hoặc bằng là 1.000 trái phiếu - Giao dịch nhỏ lẻ (từ 01 – 99 cổ phiếu): thực hiện các thỏa thuận hoặc khớp lệnh liên tục - Không có những quy định về đơn vị giao dịch Hình thức thanh toán Sàn HSX - Thời gian là: T+2 - Biên dao động: đạt ± 7% Sàn HNX - Thời gian: ở mức T+2 - Biên dao động: ± 10% Một vài lưu ý khi giao dịch thỏa thuận chứng khoán - Nhà đầu tư khi thực hiện các giao dịch thỏa thuận cần lưu ý đến các hạn mức giao dịch để không vi phạm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán - Các lệnh giao dịch thỏa thuận chứng khoán chỉ có hiệu lực trong ngày và nhà đầu tư một khi đã đặt lệnh thì không được hủy bỏ. Do vậy nhà đầu tư cần phải hết sức thận trọng khi thực hiện các giao dịch thỏa thuận để tránh mắc những sai lầm và gây thiệt hại cho bản thân - Các nhà đầu tư không được phép giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trong ngày đầu tiên mà nó được niêm yết và giao dịch trên sàn chứng khoán Cách thực hiện giao dịch thỏa thuận chứng khoán Cách thực hiện giao dịch thỏa thuận chứng khoán Hiện nay có hai cách để các nhà đầu tư thực hiện giao dịch thoả thuận chứng khoán trên thị trường. Dù thực hiện theo cách nào thì nhà đầu tư cũng phải tuân thủ đúng theo quy trình của giao dịch thỏa thuận. Nhà đầu tư tự tìm kiếm đối tác - Nhà đầu tư xác định các đối tác có nhu cầu thực hiện giao dịch thỏa thuận chứng khoán - Hai bên sẽ tiến hành thỏa thuận về mức giá, khối lượng cổ phiếu và hình thức thanh toán - Sau khi đã đạt được thỏa thuận thì các nhà đầu tư sẽ thông báo cho các công ty chứng khoán của hai bên để họ thực hiện việc nhập lệnh vào hệ thống và hoàn thành các giao dịch Các công ty chứng khoán tìm đối tác cho nhà đầu tư - Đối với trường hợp nhà đầu tư muốn thực hiện giao dịch thỏa thuận nhưng chưa tìm được đối tác thì họ có thể liên hệ với các công ty chứng khoán để được nhập lệnh chào mua hoặc chào bán - Sau đó thì các công ty chứng khoán sẽ tiến hành nhập lệnh của bạn vào hệ thống, đồng thời tìm kiếm đối tác phù hợp dựa trên các thông tin chào mua và chào bán của các nhà đầu tư - Sau khi đã tìm được đối tác và đạt được mọi thỏa thuận đề ra, công ty sẽ đại diện cho nhà đầu tư đứng ra thực hiện các giao dịch thỏa thuận chứng khoán Lưu ý rằng: Nếu công ty chứng khoán nhập sai lệnh thỏa thuận thì nhà đầu tư sẽ được phép chỉnh sửa nhưng phải xuất trình lệnh gốc và được bên phía đối tác cũng như Sở Giao dịch chứng khoán chấp thuận. Tổng kết Mong rằng những thông tin trên từ Unica chia sẻ về giao dịch thỏa thuận là gì cũng như đặc điểm và quy trình giao dịch này sẽ giúp các nhà đầu tư nắm chắc được những kiến thức cần thiết để từ đó có thể tự tin thực hiện các giao dịch thỏa thuận một cách hợp lý và hiệu quả. Hơn nữa đầu tư chứng khoán cần rất nhiều bản lĩnh và sự quyết đoán để có thể thực hiện các giao dịch chính xác. Cuối cùng là chúc cho các nhà đầu tư thật thành công trên con đường chinh phục lĩnh vực đầu tư chứng khoán.
01/04/2022
2632 Lượt xem
Mô hình nến Hanging man là gì? Vai trò của nến Hanging man
Mô hình nến Hanging man là gì? Vai trò của nến Hanging man Hanging Man có thể nói là một trong những mô hình nến phổ biến và được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm và lựa chọn trong phân tích kỹ thuật đầu tư. Vậy cụ thể mô hình nến Hanging man là gì và vai trò cũng như cách giao dịch của nó thế nào thì sau đây Unica sẽ giới thiệu cho bạn ngay nhé! Tổng quan về mô hình nến Hanging Man Tổng quan về mô hình nến Hanging Man Mô hình nến Hanging Man là gì? Nến Hanging Man (nghĩa là nến người treo cổ) là một mô hình nến đảo chiều giảm xảy ra ở cuối cùng của xu hướng tăng và là tín hiệu báo hiệu áp lực bán có khả năng đẩy giá đi xuống. Mô hình nến Hanging Man có thân ngắn chỉ bằng ½ so với bóng nến dưới, thêm nữa là nó có bóng nến dưới dài và bóng nến trên rất ngắn hoặc không thậm chí là có. Tuy nhiên, thì lực mua của Hanging Man vẫn có khả năng đẩy giá lên cao, trở lại quanh mức giá mở cửa của các phiên giao dịch. Quan trọng là các trader phải chờ đợi tín hiệu để xác nhận rằng xu hướng đã thật sự thay đổi sang chiều hướng giảm. Tín hiệu này xác nhận xảy ra khi giá đóng cửa của phiên giao dịch tiếp theo thấp hơn thân nến này, ngược lại thì mô hình Hanging Man cũng không được khả dụng. Đặc điểm của mô hình nến Hanging Man Để có thể nhận biết được loại nến này thì bạn cần chú ý vào những đặc điểm sau đây: - Thông thường cây nến Hanging Man có bóng nến tăng nhỏ hoặc thậm chí là không có - Thân nến sẽ được nằm ở phần đỉnh của biên độ cây nến. Thân nến có thể tăng hoặc giảm, nhưng nhìn chung với mô hình Hanging Man thì thân nến giảm sẽ phù hợp hơn - Còn bóng nến giảm của Hanging Man nên dài ít nhất là gấp đôi so với thân nến Hoặc còn có thể nhận biết nhờ vào những yếu tố đó là: - Thân nến của Hanging Man vào khoảng 30% bình quân độ dài thân nến của 20 cây nến trước đó - Bóng nến giảm của Hanging Man nên dài ít nhất là gấp đôi so với thân nến - Xu hướng của 3 phiên giao dịch trước đó thường là tăng Một vài lưu ý rằng: Bóng nến dưới càng dài hơn, bóng nến trên càng ngắn hơn và thân càng nhỏ hơn thì sẽ càng làm cho mô hình của Hanging Man trở nên hiệu quả hơn… và sẽ nghiêng nhiều về giảm hơn nữa nếu thân nến của hanging cũng là giảm. Nguyên nhân đó là do nếu Hanging Man có một thân nến giảm thì lực mua sẽ không có khả năng đẩy giá về mức mở cửa, khi đó cho thấy lực mua đã thực sự mất đà trong ngày, điều này còn thể hiện rằng xu hướng tăng trước đó có thể đang bị mất lực và việc thay đổi xu hướng có thể xảy ra trong những phiên giao dịch tới. Vai trò mô hình nến Hanging Man là gì? Việc nắm được mô hình nến này cũng giống như việc bạn có thể đọc được tâm lý thị trường. Do vậy để xây dựng được chiến lược đầu tư vững chắc thì đỏi hỏi các trader cần phải nắm được ý nghĩa của mô hình Hanging Man này. Cụ thể như sau: - Đầu tiên thì tín hiệu chủ yếu mà nến Hanging Man cung cấp cho các trader đó là báo hiệu dấu hiệu đảo chiều giảm. Đây cũng chính là thời cơ thích hợp cho các nhà đầu tư đóng lệnh mua để vào một lệnh bán mới - Nến Hanging Man xuất hiện sẽ cho thấy lực bán rất mạnh và đang có xu hướng dồn sức đẩy giá đi xuống dưới và phe mua thì đang cố gắng đẩy giá tăng cao trở lại. Lúc này sẽ báo hiệu cho các trader các dấu hiệu để tạo đỉnh - Thêm nữa mô hình Hanging Man còn có tác dụng hiệu quả trong việc xác định các điểm thoát lệnh kịp thời giúp làm giảm thiểu rủi ro cũng như bảo toàn được lợi nhuận của mình Cách giao dịch nến Hanging Man là gì? Cách giao dịch nến Hanging Man là gì? Sau khi tìm hiểu khái niệm, đặc điểm cũng như vai trò của mô hình nến này thì tiếp theo bạn cần nắm được cách giao dịch loại nến này một cách chính xác nhất. Nhận định xu hướng trong đầu tư dài hạn - Trước tiên thì bạn nên bắt đầu phân tích các khung thời gian lớn trước như khung ngày (daily) hoặc các khung tuần (weekly) để theo dõi thị trường trong thời gian dài hạn. Sau đó mới chuyển dần sang phân tích các khung thời gian ngắn hạn như: 1H hoặc 4H để tìm những điểm có thể vào lệnh tốt - Tuyệt đối không được giao dịch đi ngược lại xu hướng dài hạn. Đặc biệt là với những nhà đầu tư mới, tốt hơn hết là nên đánh đúng theo xu hướng chung của thị trường - Với những trường hợp xuất hiện sóng trong sóng, thì các trader vẫn có thể đánh ngược lại với xu hướng nhưng nên ở những khung thời gian ngắn hạn hơn. Tạo lập các lệnh giao dịch Các bạn chỉ thực hiện giao dịch khi mô hình nến Hanging Man thực sự đã được xác nhận. Nghĩa là cây nến sau nến Hanging Man phải có giá đóng cửa thấp hơn giá cao nhất của nến và phải là nến giảm - Điểm entry chính là tiêu chuẩn: phía dưới cây nến xác nhận thứ 2 (cây nến này đứng ngay sau nến Hanging man) và cách một khoảng pip - Điểm Stop loss (cắt lỗ): 2-3 pips phía trên đỉnh cao nhất của xu hướng tăng giá. Do đó bạn phải chọn mức giá cao nhất vì cây nến xác nhận có thể đi lên rồi mới giảm xuống nên phần đuôi nến của cây nến này có thể sẽ dài hơn đuôi nến bên trên của người treo cổ Để đảm bảo xác suất thành công cao và tránh bị thua lỗ khi giao dịch, thì các trader nên kết hợp thêm một vài chỉ báo hỗ trợ khác như: + Sử dụng chỉ số RSI để xác định vùng quá mua khi tỷ lệ RSI > 80% + Ngoài ra MACD dùng để xác định tín hiệu phân kỳ Ngoài mục đích tìm kiếm lợi nhuận, thì các trader cũng phải quản lý các rủi ro thật tốt. Đặc biệt là trong giao dịch đầu tư sẽ khó mà có thể thắng được 100%, tuy nhiên thì một nguyên tắc là: "Đừng bỏ trứng vào một giỏ", bạn chỉ nên vào lệnh với một tỷ lệ số lượng phù hợp để tránh bị cháy tài khoản. Quyết định thời điểm đóng lệnh  Thời điểm lý tưởng để có thể đóng lệnh là khi giao dịch của bạn đã đạt tỷ lệ R:R (rủi ro:lợi nhuận) theo mức tiêu chuẩn là 1:2.  Tuy nhiên, thì tỷ lệ này lại không được nhiều các trader quan tâm do họ thường chốt lãi dựa theo cảm tính, tức là cảm thấy mức lợi nhuận như vậy là đủ rồi thì sẽ đóng lệnh để bảo vệ vốn của mình. Các với những trader còn lại thì việc chọn đóng lệnh bằng cách kéo điểm cắt lỗ về điểm vào lệnh, hoặc dùng trailling stop đề phòng trường hợp giá đảo chiều trở lại. Nhìn chung bạn đừng quá tham lam mà chuyển lời thành lỗ, nếu là trader mới còn ít kinh nghiệm, thì tốt nhất là nếu nhận định đạt đủ lời thì chốt. Hạn chế của mô hình Hanging Man  Ngoài một vài những ưu điểm nổi bật thì mô hình Hanging Man cũng sẽ tồn tại những hạn chế nhất định. Do đó, nhà đầu tư cũng phải biết được những hạn chế này để phòng ngừa rủi ro cho bản thân. Dưới đây là một số hạn chế của mô hình nến Hanging Man cụ thể: - Chậm trễ trong việc vào lệnh do phải chờ tín hiệu đảm bảo mô hình Hanging man đã thực sự được xác nhận - Mô hình Hanging Man không cung cấp các lợi nhuận mục tiêu. Do vậy mà nó rất khó để các nhà đầu tư xác định được mức sinh lời mà mình có thể thu về và thời điểm có thể thoát lệnh hợp lý - Sau khi cây nến xác nhận Hanging Man là nến giảm, cũng không có điều gì chắc chắn rằng sau mô hình người treo cổ này sẽ là một khởi đầu cho xu hướng giảm. Đây cũng là nguyên nhân mà các trader phải luôn đặt stop loss để kiểm soát khả năng thua lỗ   - Các tín hiệu đảo chiều chỉ đúng và phát huy được tác dụng hiệu quả khi thị trường đang trong xu hướng rõ ràng là tăng hoặc giảm. Mô hình Hanging Man này cũng tương tự như vậy, khi đó các trader sẽ không thể sử dụng nó khi thị trường sideway (hay đang đi ngang) Tổng kết Mong rằng những thông tin trên về mô hình nến Hanging Man là gì sẽ giúp cho các nhà đầu tư có thêm những thông tin bổ ích để phục vụ cho việc đầu tư của mình một cách hiệu quả và chính xác hơn. Unica cũng hy vọng là bản thân mỗi nhà đầu tư cũng sẽ có thể tự mình tìm hiểu các phương pháp phân tích kỹ thuật tốt nhất.
31/03/2022
2338 Lượt xem
Mô hình giá là gì? Các mô hình giá đặc biệt trong chứng khoán
Mô hình giá là gì? Các mô hình giá đặc biệt trong chứng khoán Trong đầu tư chứng khoán thì bạn sẽ không thể bỏ qua các mô hình giá, chúng là một bức tranh tổng thể về mối quan hệ giữa cung và cầu trên thị trường đầu tư. Nhờ có mô hình này mà các nhà đầu có thể đưa ra được những quyết định chính xác nhất. Mô hình giá là gì và hiện nay có những loại mô hình giá đặc biệt nào thì cùng Unica tìm hiểu thêm ở bài viết này nhé! 1. Khái niệm mô hình giá là gì? Khái niệm mô hình giá là gì? Mô hình giá (tên tiếng anh: Price Pattern) chính là một biểu đồ của giá có những hình dạng cụ thể và chúng được lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá khứ, và các trader sẽ dựa vào đây để dự đoán những biến động của giá trong tương lai, khi chúng có những dấu hiệu lặp lại. Giao dịch với những mô hình giá là phương pháp giao dịch rất phổ biến hiện nay. Chính vì vậy mà hiện nay nhiều nhà đầu tư cũng lựa chọn tìm hiểu và phân tích mô hình này trong đầu tư sinh lời. 2. Những mô hình giá đặc biệt trong chứng khoán Các mô hình giá đảo chiều Mô hình giá đảo chiều là những mô hình cho thấy tín hiệu của xu hướng giá hiện tại có thể sẽ thay đổi từ giảm sang tăng hoặc từ tăng về giảm. Nếu mô hình đảo chiều được hình thành trong một xu hướng tăng, nó gợi ý rằng giá có thể sẽ giảm. Còn ngược lại nếu mô hình đảo chiểu hình thành trong một xu hướng giảm, thì nó thể hiện là giá có thể đảo chiều đi lên ngay sau đó. Ngoài ra việc đảo chiều xu hướng không diễn ra ngay lập tức mà nó sẽ có một khoảng thời gian trao đổi giữa 2 bên mua và bên bán. Dưới đây là một vài mô hình đảo chiều gợi ý cho bạn: Mô hình vai đầu vai Nó có tên tiếng anh: Head And Shoulders dùng để báo hiệu sự đảo chiều của giá trong tương lai. Mô hình vai đầu vai có một đỉnh gọi là vai phải. Tiếp theo là 1 đỉnh cao hơn gọi là điểm đầu. Cuối cùng mô hình này sẽ kết thúc bằng 1 đỉnh thấp hơn hay còn gọi là vai trái. Mô hình vai đầu vai sẽ bao gồm 2 loại là: – Mô hình vai đầu vai được dùng để báo hiệu giá trên thị trường có xu hướng đảo chiều từ tăng sang giảm  – Ngoài ra mô hình này mà mang chiều ngược thì có nghĩa dự báo thị trường dự báo có xu hướng đảo chiều từ giảm sang tăng Lưu ý rằng: Khi mô hình vai đầu vai này xuất hiện cũng là lúc giá cả của thị trường sẽ đảo chiều. Lúc này các nhà đầu tư cần cân nhắc thật kỹ lưỡng để có thể đầu tư sinh lợi nhuận tối đa. Mô hình 2 đáy Mô hình 2 đáy với tên tiếng anh: Double Bottom, thường xuất hiện ở cuối mỗi xu hướng giảm và nó báo hiệu thị trường sẽ chuẩn bị đảo chiều từ giảm sang tăng. Mô hình này có hai đáy với hình dạng gần giống với chữ "W". Nó có nghĩa là giá của thị trường sẽ dần bị giảm xuống đáy thứ nhất sau đó giá có xu hướng phục hồi cao hơn một chút trước khi giảm giá và tạo thành đáy thứ 2. Sau khi thị trường tạo thành đáy thì 2 giá sẽ không giảm xuống nữa mà tiếp tục xu hướng tăng dần. Mô hình 3 đáy Mô hình này có tên là: Triple Bottom, giúp thể hiện xu hướng đảo chiều của thị trường. Mô hình này gồm 3 đáy có hình dạng tương tự như 3 chữ V ghép lại với nhau và kèm với đó là 2 đỉnh có dạng hình chữ A. Đặc điểm của mô hình 3 đáy đó là một điểm breakout (hay điểm đột phá) nằm bên trên của đường kháng cự.  Mô hình 3 đáy này thường sẽ xuất hiện ở cuối cùng của xu hướng giảm. Đây cũng chính là dấu hiệu cho thấy rằng thị trường chuẩn bị đảo chiều từ giảm sang tăng. Tại thời điểm breakout khỏi đường kháng cự chính là thời điểm đẹp nhất để nhà đầu tư thực hiện lệnh Buy. Các mô hình giá tiếp diễn Các mô hình giá tiếp diễn Mô hình giá tiếp diễn sẽ bao gồm những mô hình đưa ra các tín hiệu xu hướng hiện tại sẽ tiếp tục. Duới đây là một vài mô hình giá tiếp diễn cụ thể: Mô hình nêm Mô hình này với tên: Wedge Pattern, nó thường xuất hiện sau một xu hướng tăng hoặc giảm. Mô hình nêm báo hiệu giá có thể đảo chiều hay tiếp diễn xu hướng trước đó. Cấu tạo của mô hình cái nêm này thường bao gồm hai đường hỗ trợ bên bên dưới và đường kháng cự ở bên trên. Cuối cùng là đường dốc lên hoặc dốc xuống hội tụ tại một điểm dể tạo thành hình cái nêm hoàn chỉnh. Có hai loại mô hình nêm đó là: mô hình nêm tăng (Rising Wedge) và mô hình nêm giảm (Falling Wedge). Mô hình tam giác Mô hình tam giác (hay Triangel) cho thấy cả 2 bên mua và bán đều không quyết liệt trong cuộc chiến giành quyền áp đảo giá cả thị trường. Đây chính là báo hiệu sự tạm dừng của xu hướng. Có ba loại mô hình tam giác chính là: Mô hình tam giác cân, mô hình tam giác tăng và mô hình tam giác giảm. Mỗi một mô hình sẽ có những ý nghĩa riêng giúp các trader có thể dễ dàng tham gia vào thị trường đầu tư. Mô hình chữ nhật Mô hình này có tên gọi là: Rectangle, nó thường xuất hiện khi giá bị kìm hãm giữa 2 đường hỗ trợ và kháng cự song song với nhau. Đây là giai đoạn tạm dừng đấu đá của 2 phe mua và phe bán, ngoài ra còn thể hiện được sự tích luỹ về giá trước khi tiếp tục đi theo xu hướng ban đầu.  Mô hình lá cờ Mô hình lá cờ hay Flag sẽ cho thấy dấu hiệu của giá tiếp tiếp diễn ra trong xu hướng tăng hoặc giảm trên thị trường. Mô hình này nhìn chung khá giống với mô hình chữ nhật là giá nằm ở giữa 2 đường hỗ trợ và kháng cự song song nhau. Điểm khác biệt là mô hình này có thêm phần cán cờ có xu hướng ngược lại so với phần lá cờ. Mô hình cờ đuôi nheo Mô hình có tên: Pennant được hình thành sau những xu hướng mạnh. Đây cũng chính là kết quả theo sau một đợt tích lũy ngắn, trước khi giá trên thị trường tiếp tục di chuyển xu theo hướng ban đầu. Mô hình cờ đuôi nheo này hiện nay được nhiều nhà giao dịch sử dụng để dự đoán xu hướng giá tiếp theo của thị trường.  3. Những lợi ích của mô hình giá? Có thể nói trong giao dịch thì việc sử dụng mô hình giá đem lại rất nhiều lợi ích. Xu hướng của giao dịch hiện nay đó là các nhà đầu tư ít dùng các chỉ báo lại và thay vào đó các trader sẽ để ý nhiều hơn về hành động giá. Do đó việc sử dụng mô hình giá hiện đang đang được rất nhiều nhà đầu tư ưa chuộng. Cụ thể những lợi ích của mô hình giá này là gì? - Để xác định được giá đang ở những xu hướng nào - Đồng thời dự đoán được biến động của giá đang tăng hay giảm - Có thể dễ dàng giao dịch thông qua các mô hình giá bằng điện thoại di động 4. Lưu ý khi sử dụng mô hình giá là gì? Sau khi nắm được các loại mô hình giá nổi bật thì cuối cùng bạn cũng nên biết những điểm quan trọng cần lưu ý khi sử dụng các mô hình giá là gì? - Cần phải có một xu hướng được hình thành trước khi mô hình đảo chiều được tạo ra. Điều này hoàn toàn đúng, vì đây là các mô hình xác định sự đảo chiều của xu hướng nên nếu trước đó không có một xu hướng rõ ràng hay đang trong trạng thái đi ngang thì những mô hình này sẽ không hoạt động được hiệu quả, bởi vì nó sẽ không đúng với tên gọi của mình nữa - Tín hiệu đảo chiều này được xác định khi nó phá vỡ đường trendline chính hay trong các mô hình đó là các đường viền cổ neckline - Mô hình này sẽ được hình thành tại các khung càng lớn thì độ chính xác càng cao và giá trị khi phá vỡ cũng sẽ lớn theo - Thông thường nó sẽ có 2 dạng mô hình đảo chiều được hình thành đó là: hình thành từ những đáy, hoặc hình thành từ các đỉnh. Theo đó với các mô hình ở đáy thì để hình thành được phải cần rất nhiều thời gian hơn so với các mô hình ở đỉnh. Điều này cũng dẫn đến việc là mô hình ở đỉnh thường dễ dàng bị phá vỡ hơn so với những mô hình ở vị trí đáy - Thêm nữa thì các mô hình này thường được hình thành từ đỉnh giá có khuynh hướng tụt nhanh và mạnh hơn so với khi giá tăng, nghĩa là khi giá tăng thì chậm mà giá giảm thì nhanh ở những mô hình được tạo thành từ đỉnh. Do đó có thể thấy rằng nếu giá giảm ở các mô hình này được xác định việc đặt các lệnh Sell khống sẽ thu về lợi nhuận cao hơn so với lệnh Buy 5. Tổng kết Unica hy vọng rằng tất cả thông tin được chia sẻ ở trên sẽ giúp cho mọi người nắm chắc được khái niệm mô hình giá là gì, biết được những loại mô hình đang được phổ biến nhất hiện nay. Từ đó bổ sung những kiến thức cần thiết để có những phân tích về giá trong đầu tư chứng khoán một cách chính xác và hiệu quả hơn trong tương lai.
31/03/2022
3211 Lượt xem
Mô hình nến đảo chiều là gì? Mô hình nến trong chứng khoán
Mô hình nến đảo chiều là gì? Mô hình nến trong chứng khoán Như các bạn đã biết thì mô hình nến là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật quan trọng trong chứng khoán. Nhờ vào đó mà các nhà đầu tư có thể nhận biết xu hướng thị trường và biến động về giá cả từ đó đưa ra những phân tích đầu tư hợp lý. Trong đó phải kể đến một loại rất phổ biến được nhiều người lựa chọn đó là mô hình nến đảo chiều. Vậy mô hình nến đảo chiều là gì hãy cùng Unica tìm hiểu kỹ hơn nhé! Mô hình nến đảo chiều là gì? Mô hình nến đảo chiều là gì? Mô hình nến đảo chiều được hiểu là một trong nhiều công cụ dùng để phân tích kỹ thuật chính xác của các trader. Mô hình này có tên gọi khác là mô hình nến Nhật đảo chiều. Mô hình này được dùng để báo hiệu xu hướng tăng hoặc giảm.  - Mô hình nến đảo chiều khi tăng sẽ xuất hiện sau xu hướng giảm, báo hiệu giá sẽ đổi chiều đi lên - Mô hình nến đảo chiều giảm xuất hiện sau xu hướng tăng, báo hiệu giá sẽ đổi chiều khi đi xuống Các trader thông qua mô hình nến đảo chiều này để có thể nắm bắt được thời điểm giá đảo chiều và từ đó thoát lệnh, hoặc tìm kiếm những điểm vào lệnh đẹp để thu được nhiều lợi nhuận hơn cho bản thân. Các mô hình nến đảo chiều tăng 1. Mô hình nến Hammer Hammer được biết đến là mô hình nến đơn, khi mô hình nến Hammer này xuất hiện trong xu hướng giảm thì cảnh báo xu hướng sắp có thể đảo chiều thành xu hướng tăng. Mô hình này có những đặc điểm là - Bóng trên không có hoặc thường rất ngắn - Thân nến nhỏ và có thể là nến tăng hoặc nến giảm - Bóng dưới sẽ dài gấp 2 đến 3 lần so với thân nến Ý nghĩa của mô hình Hammer - Khi thị trường mở cửa, thì bên phe bán đã kiểm soát và đẩy giá xuống thấp hơn - Tại đỉnh điểm của phe bán (lúc giá ở mức thấp nhất), lúc này áp lực mua khổng lồ xuất hiện và đẩy giá tăng lên cao hơn - Khi áp lực mua quá mạnh dẫn đến giá đóng cửa về sát với giá mở cửa (bóng dưới khi này không có hoặc rất ngắn) Như vậy mô hình nến Hammer này sẽ cho thấy sự từ chối của giá thấp hơn, lực bán đã có dấu hiệu suy yếu và xu hướng có thể đảo chiều 2. Mô hình nến Dragonfly Doji Mô hình nến Dragonfly Doji là gì? Dragonfly Doji cũng là một mô hình nến đơn, khi mô hình nến Dragonfly Doji xuất hiện trong xu hướng giảm thì cảnh báo rằng xu hướng có thể đảo chiều thành xu hướng tăng. Đặc điểm của Dragonfly Doji - Chúng không có thân nến, giá mở cửa và đóng cửa trùng nhau và cũng là mức giá cao nhất trong phiên giao dịch - Và nó có bóng dưới dài Lợi ích của nến Dragonfly Doji - Khi thị trường có xu hướng mở cửa, phe bán đã được kiểm soát hoàn toàn và bị đẩy giá xuống mức thấp - Ở đỉnh điểm của phe bán, khi đó áp lực mua khổng lồ xuất hiện đẩy giá lên cao và đóng cửa ngay tại giá mở cửa và cũng chính là giá cao nhất Mô hình nến Dragonfly Doji này còn cho thấy phe mua có khả năng kiểm soát hoàn toàn trong những phiên giao dịch sau, bóng dưới càng dài thì càng thể hiện lực mua mạnh, khả năng đảo chiều xu hướng càng tăng cao. 3. Bullish Engulfing (hay nhấn chìm tăng) Đặc điểm nhận biết nến Bullish Engulfing  Đây chính là mẫu mô hình đảo chiều cả 2 nến. Cụ thể nó sẽ mang những đặc điểm đó là: – Nến đầu tiên sẽ là nến giảm – Nến thứ 2 là nến tăng – Ngoài ra độ dài của nến thứ hai phải dài hơn nến trước và đảm bảo nó sẽ phủ kín toàn bộ nến đầu tiên Ý nghĩa của Bullish Engulfing Nến Bullish Engulfing sẽ thường xuất hiện ở cuối các xu hướng giảm, tín hiệu đảo chiều sẽ càng trở nên rõ rệt hơn khi cây nến đầu là nến doji. Mô hình này còn cho thấy rằng bên phe mua đang dần kiểm soát được tình hình và đà tăng giá đang rất mạnh mẽ. 4. Morning Star  Đặc điểm nhận biết nến Morning Star mang nghĩa là sao kim, mô hình với 3 cây nến bao gồm: nến thứ nhất là nến giảm dài, nến thứ hai là nến Doji tăng hoặc giảm, nến thứ ba chính là nến tăng cao. Morning Star thường xuất hiện ở các xu hướng giảm.  Bắt đầu với nến giảm giúp nhà đầu tư có thể nhận biết phe bán đang kiểm soát tình hình, đẩy giá xuống thấp. Khi này thị trường xuất hiện luồng tư tưởng trung lập, một vài người trong cuộc sẽ chốt để thu lời, người ngoài cuộc mua và nhóm người còn lại sẽ giữ tâm lý e dè, sợ nên không dám thực hiện các giao dịch. Khi lực mua mới xuất hiện, phe bán sẽ dần chuyển sang phe mua, đẩy giá lên ở mức cao và cuối cùng lại về mức đóng cửa. Thời điểm này các Trader vào lệnh bán ở nến thứ nhất và thứ hai sẽ chịu khoản lỗ lớn. Khi cắt lỗ, thậm chí chuyển sang bên mua thì giá sẽ được đẩy tăng lên cao hơn, đồng thời thị trường cũng có xu hướng đảo chiều. Mô hình đảo chiều giảm 1. Mô hình nến Shooting Star Shooting Star là một trong những mô hình nến đơn đảo chiều giảm, xuất hiện trong các xu hướng tăng. Nhận dạng Shooting Star nhờ vào - Bóng dưới không có hoặc thường rất ngắn - Thân nến nhỏ và có thể là nến tăng hoặc nến giảm - Bóng trên sẽ dài gấp 2 đến 3 lần so với thân nến 2. Gravestone Doji (doji bia mộ) Đây là mô hình nến Nhật đảo chiều được nhiều người biết đến nhất và được đông đảo các trader sử dụng trong giao dịch. Khi nến đảo chiều Gravestone Doji xuất hiện cho thấy một dấu hiệu đảo chiều từ tăng sang giảm của thị trường chuẩn bị bắt đầu. Đặc điểm chính – Gravestone Doji là một mô hình nến đơn thông thường – Thêm nữa chúng sẽ không có thân nến – Và có bóng khá dài Ý nghĩa Khi xuất hiện thì mô hình này cho thấy người mua vào vẫn đang chiếm ưu thế, giá vẫn sẽ có khả năng tăng lên liên tục. Đến vị trí đỉnh giao dịch, người bán kéo đến đông hơn khiến cho thị trường giá giảm xuống. Có thể thấy khi Gravestone Doji có bóng nến trên càng dài thì nghĩa là áp lực bán càng mạnh, xu hướng đảo chiều càng tăng mạnh. Nếu bắt trúng cơ hội đầu tư này thì tỷ lệ thắng thường sẽ rất cao. 3. Mô hình nến Bearish Engulfing Mô hình nến Bearish Engulfing Bearish Engulfing là một mô hình nến đôi đảo chiều giảm, thường xuất hiện trong xu hướng tăng Đặc điểm nhận dạng Bearish Engulfing - Nến đầu tiên chính là cây nến tăng - Còn nến thứ 2 là cây nến giảm - Thêm nữa thân nến thứ 2 hoàn toàn che phủ thân nến đầu tiên Ý nghĩa nến Bearish Engulfing - Với cây nến đầu tiên, phe mua đang kiểm soát khi họ đẩy giá đóng cửa lên cao hơn giá mở cửa - Còn với cây nến thứ hai, áp lực bán mạnh đã bước vào và đẩy giá đóng cửa thấp hơn cây nến đầu tiên - điều này cho biết bên phe mua đã chiến thắng trong trận chiến kể từ khi bắt đầu Mô hình nến đôi Bearish Engulfing còn cho bạn biết phe bán đã áp đảo phe mua và hiện đang kiểm soát hầu hết cuộc chơi. Đặc biệt là mô hình nến đảo chiều Bearish Engulfing (bao gồm 2 nến) đó là Shooting Star (1 nến) trên khung thời gian lớn gấp 2 lần. 4. Evening Star (Nến sao Hôm) Evening Star cũng là một mô hình nến đảo chiều giảm giá với 3 cây nến. Đặc điểm chung – Nến số 1 là nến tăng có thân dài – Nến thứ 2 sẽ là nến nhỏ, có thân ngắn và nhìn chẳng khác gì một ngôi sao – Cây nến 3 là nến giảm thân lớn và giá đóng cửa nằm luôn trong cây nến đầu tiên Ý nghĩa Mô hình nến này thường được hình thành một khoảng Gap giữa nến đầu tiên và nến thứ hai ki đó tỷ lệ đảo chiều này sẽ diễn ra cực mạnh. Tổng kết Tất cả những thông tin về các mô hình nến đảo chiều tăng và giảm ở trên mong rằng đã giúp cho mọi người có thể phân biệt chúng một cách dễ dàng và chính xác nhất trong các giao dịch. Unica cũng hy vọng là việc hiểu được mô hình nến đảo chiều là gì còn giúp nhà đầu tư có những phân tích kỹ thuật tốt hơn trong đầu tư.
31/03/2022
3728 Lượt xem
Những thông tin cần biết về mô hình 3 cây nến trong đầu tư
Những thông tin cần biết về mô hình 3 cây nến trong đầu tư Những người mới học đầu tư chứng khoán bạn sẽ rất thường xuyên nghe thấy thuật ngữ các mô hình 3 cây nến. Vậy mô hình 3 cây nến là gì, cách sử dụng như nào để đạt hiệu quả. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ bật mí đến các bạn tổng hợp tất cả các thông tin mô hình 3 cây nến. Mời bạn đọc theo dõi cùng Unica. Mô hình 3 cây nến là gì? Mô hình 3 cây nến là gì? Mô hình ba cấy nến bao gồm có hai loại đó là mô hình 3 cây nến tăng và 3 cây nến giảm. Mô hình nến này tăng hay giảm đều có điểm chung là chúng đều có 3 cây nến. Mô hình này sẽ cho bạn biết rằng hiện đang có một lượng lớn cầu tăng dần và được đẩy vào thị trường. Mô hình 3 cây nến tăng Mô hình cây nến tăng có tên gọi tiếng anh là Bullish 3 Method Formation. Đối với mô hình này sẽ thường bao gồm: 3 thân nến nhỏ màu đỏ nằm giữa 2 cây nến dài màu xanh. Trong đó hai cây nến xanh dài sẽ bao phủ toàn bộ 3 cấy nến nhỏ đỏ giảm còn lại. Thị trường lúc này cũng có sự thay đổi nhẹ. Tuy nhiên thì vẫn nằm trong xu thế tăng giá trước đó. Trong trường hợp nhận thấy mô hình 3 cây nến này tức là thấy được sự tiếp tục của một xu hướng tăng. Khi quan sát nến: nến màu xanh dài đầu tiên thể hiện là giá đang có sự tăng mạnh, lúc này 3 cây nến đỏ tiếp theo sẽ cho thấy có sự điều chỉnh nhẹ, còn cây nến xanh dài cuối cùng cho thấy giá có khả năng tiếp tục tăng trở lại. Các mô hình nến tăng 1. Hammer – Nến búa Mô hình nến hammer này được hình thành bởi một cây nến có thân nến ngắn và bóng nến dưới dài, thường được xuất hiện ở cuối của một downtrend. Nến hammer cũng thể hiện rằng mặc dù sức ép của bên bán có thể đã kéo dài cả ngày, nhưng lực mua mạnh đang đẩy giá đảo chiều đi lên cao. Màu sắc của cây nến có thể khác nhau, nhưng cây nến xanh sẽ cho thấy sức mua mạnh hơn so với cây nến đỏ. 2. Inverse hammer – Búa ngược Một mô hình nến tăng tương tự đó là mô hình búa ngược inverse hammer. Khác biệt duy nhất so với hammer là đặc điểm của thân nến ngắn ở phía dưới, còn bóng nến dài sẽ ở phía trên. Nó sẽ cho thấy một áp lực mua, thêm nữa là một áp lực bán không đủ mạnh để làm giảm giá của thị trường. Búa ngược còn cho thấy khả năng phe mua sẽ sớm kiểm soát được thị trường. 3. Bullish engulfing – Nhấn chìm tăng Mô hình bullish engulfing được cấu thành từ hai cây nến. Cây nến đầu tiên mang thân màu đỏ, ngắn và bị nhấn chìm hoàn toàn bởi một cây nến xanh thứ hai lớn hơn. Tuy cây nến thứ hai có giá mở cửa thấp hơn so với cây nến trước đó, nhưng lực mua mạnh đã giúp đẩy giá lên cao, thể hiện được sự chiến thắng rõ ràng đến từ phe mua. 4. Piercing line – Nến xuyên Nến xuyên cũng là một mô hình được cấu tạo bởi 2 nến, trong đó cây nến thứ nhất là một cây nến đỏ, tiếp đó là một cây nến màu xanh. Thông thường trên thị trường sẽ có một khoảng gap (là khoảng trống) đáng kể giữa giá đóng cửa của cây nến đầu tiên với giá mở cửa của cây nến thứ hai. Nó thể hiện rằng một lực mua rất mạnh, vì giá sẽ được đẩy lên bằng hoặc cao hơn mức giá trung bình của cây nến trước đó. 5. Morning star – Sao mai Mô hình nến này được coi là dấu hiệu hy vọng trong một xu hướng giảm ảm đạm của thị trường. Mô hình này được hợp thành bởi 3 cây nến đó là: một cây nến ngắn ở giữa một cây đỏ dài và một cây xanh dài. Cây nến "ngôi sao" sẽ không bị trùng với phần thân nến của hai cây nến dài, tức là nó đã tạo một khoảng gap giữa giá đóng cửa của cây nến trước và giá mở cửa của nến sau. Ngoài ra nó cũng báo hiệu rằng áp lực bán của cây nến trước đang dần được lắng xuống, và một thị trường tăng giá đang chờ đợi ở phía trước. Mô hình 3 cây nến giảm Mô hình này có tên tiếng anh là: Bearish 3 method Formation. Ngược lại với ba cây nến tăng thì mô hình ba cây nến giảm sẽ là bộ 3 cây nến xanh nhỏ. Ba cây nến này được nằm gọn trong 2 cây nến đỏ dài. Thêm nữa bộ 3 cây nến nhỏ này cũng cho thấy sự hồi phục nhẹ từ thị trường sau những đợt phiên giảm mạnh. Tuy nhiên sự hồi phục này thường không đáng kể. Và nó không thể vượt qua được mức giá mở cửa của cây nến đỏ đầu tiên. Vì sự hồi phục tạm thời nên xu hướng thị trường vẫn tiếp tục có xu hướng giảm. Các mô hình nến giảm Các mô hình nến giảm 1. Hanging man – Người treo cổ Hanging man là một trong những mô hình giảm giá của cây nến hammer: nó có hình dạng tương tự nhưng lại hình thành vào cuối cùng của xu hướng tăng. Nó chỉ ra rằng sẽ có một đợt bán tháo đáng kể trong ngày, nhưng người mua có thể đẩy giá lên cao trở lại. Việc bán tháo lớn thường được xem là một dấu hiệu cho thấy bên phe mua đang dần bị mất kiểm soát trên thị trường. 2. Shooting star – Sao băng Mô hình sao băng này cũng tương tự như mô hình búa ngược – inverted hammer, chỉ khác là nó được hình thành trong một uptrend với: thân nến nhỏ và bóng trên của nến dài. Thường thì thị trường sẽ tạo gap cao hơn một chút khi mở cửa và tăng lên mức cao nhất trong ngày trước khi đóng cửa ở mức giá ngay trên mức mở cửa của cây nến trước – cũng giống như một ngôi sao băng rơi xuống. 3. Bearish engulfing – Nhấn chìm giảm Mô hình nến nhấm chìm giảm – bearish engulfing thường xảy ra ở cuối của một trend tăng. Cây nến đầu tiên có đặc điểm thân nhỏ màu xanh bị nhấn chìm bởi cây nến đỏ dài sau đó. Nó thể hiện rằng uptrend đã lên tới đỉnh hoặc biến động giá đã dần chậm lại, dấu hiệu của sự suy thoái thị trường sắp xảy ra. Nến thứ hai càng thấp thì xu hướng này càng có ý nghĩa. 4. Evening star – Sao hôm Evening star là một mô hình ba nến tương đương với bullish morning star nhưng nó sẽ dành cho thị trường gấu. Mô hình này được hình thành từ một cây nến ngắn kẹp giữa bởi một cây nến xanh dài và một cây nến đỏ dài. Nó cũng chỉ ra sự đảo chiều của một xu hướng tăng và đặc biệt mạnh mẽ khi nến thứ ba xóa đi mức tăng của cây nến đầu tiên. 5. Three black crows – 3 con quạ đen Mô hình nến ba con quạ đen bao gồm: ba cây nến đỏ dài liên tiếp tạo thành hình bậc thang, có bóng nến ngắn hoặc là không. Tại mỗi phiên mở cửa ở một mức giá tương tự như cây nến trước, nhưng việc áp lực bán đẩy giá càng ngày càng xuống thấp với mỗi lần giá đóng cửa. Mô hình còn là sự khởi đầu của một xu hướng giảm giá, vì bên phe bán đã vượt qua phe mua trong ba ngày giao dịch liên tiếp. Cách áp dụng mô hình 3 cây nến Mô hình ba cây nến này có thể được áp dụng một cách hiệu quả trong chiến lược giao dịch đảo chiều. Cụ thể là: Khi nào trên thị trường xuất hiện 3 cây nến cùng màu liên tiếp thì mọi người nên cược vào đây cây nến ngược màu hay còn được gọi là mở lệnh đánh ngược lại. Ví dụ như khi có sự xuất hiện của 3 cây nến màu xanh liên tiếp, thì nên cược vào nến đỏ và cứ thế thao tác với chiều hướng ngược lại. Quy luật của chiến thuật 3 cây nến có thể được ví như trò chơi tung đồng xu sấp ngửa. Khi đồng xu được tung lên thì xác xuất của cả hai mặt là 50/50. Do đó có thể tính tung là 3 lần liên tiếp ra mặt sấp sẽ là 12.5%. Vậy nên xác xuất tiếp tục ra mặt sấp sẽ thường rất thấp chỉ đạt 6.25%. Các bước sử dụng mô hình 3 cây nến Mô hình nến này có thể nói đem lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư, tuy nhiên bạn phải nắm được những thông tin về cách áp dụng chiến thuật thì mới có thế dựa vào mô hình này để đưa ra những quyết định đầu tư thành công được. - Bước 1: Xác định được xu hướng giảm của thị trường mà giá đã Breakout ngay trước đó - Bước 2: Tiếp theo là tìm kiếm mô hình 3 cây nến - Bước 3: Chỉ nên mua khi có một cây nến Breakout ở đỉnh giá của cây nến đầu tiên - Bước 4: Biết đặt lệnh Stoploss và Take profit trong những trường hợp cần thiết Tổng kết Hy vọng rằng những thông tin tổng quan về mô hình 3 cây nến được Unica trình bày ở trên đã giúp các bạn có thể nắm được kiến thức về mô hình này cũng như nắm bắt được xu hướng của thị trường một cách chính xác nhất. Từ đó giúp mang lại hiệu quả trong việc ra các quyết định đầu tư của mọi người.
30/03/2022
4809 Lượt xem
Trendline là gì? Cách xác định Trendline trong đầu tư
Trendline là gì? Cách xác định Trendline trong đầu tư Để có thể giúp cho các nhà đầu tư có những quyết định chính xác trong thị trường đầu tư đầy những biến động thì cần áp dụng phương pháp kỹ thuật. Trong đó có đường xu hướng trendline được rất nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Vậy trendline là gì và cách xác định đường này trong đầu tư thế nào. Cùng Unica tìm hiểu nhé! Đường trendline là gì? Đường trendline là gì? Khái niệm chung Trendline hay đường xu hướng là một đường thẳng được nối giữa các đỉnh lại với nhau hoặc các đáy với nhau, tương tự thì đường trendline cũng giống với đường hỗ trợ và kháng cự. Cả 2 loại này đều chủ yếu giúp cho trader thấy các vùng áp lực mua bán, vùng cung cầu tiềm năng. Chỉ khác một điều, nếu hỗ trợ và kháng cự là các đường thẳng thì trendline sẽ là những đường dốc lên. Nó phải có độ dốc là bởi vì khi nối giữa các đỉnh lại với nhau thì đỉnh sau sẽ phải luôn cao hơn so với đỉnh trước. Phân loại đường xu hướng trendline Hiện nay có 3 dạng đường xu hướng phổ biến và mỗi đường trendline sẽ mang những đặc điểm và ý nghĩa khác nhau. Cụ thể đó là: Đường xu hướng tăng (UpTrend) Đường xu hướng tăng có đặc điểm là đáy sau cao hơn đáy trước. Khi nối các đáy với nhau sẽ tạo nên đường thẳng hướng từ dưới lên trên. Tại đường xu hướng tăng, khi giá chạm vào sẽ bị bật trở lại nên nó còn được coi với cái tên là đường hỗ trợ. Đường xu hướng giảm (DownTrend) Đường xu hướng giảm này có đỉnh sau thấp hơn đỉnh giá trước. Khi nối các đỉnh lại sẽ tạo nên đường thẳng dốc từ trên xuống dưới. Trên đường xu hướng tăng, thì khi giá chạm vào sẽ bật ngược trở lại nên còn được hiểu là đường kháng cự.  Đường xu hướng nằm ngang (Sideway) Tại thời điểm này giá không có nhiều sự biến động nên các đỉnh và đáy thường có xu hướng đi ngang (sideway). Khi bạn nối các đỉnh và đáy chúng ta sẽ tại ra một đường thẳng nằm ngang. Lúc này thị trường rất im ắng nên các nhà dầu tư không nên đầu tư. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có đường xu hướng tăng và đường xu hướng giảm là phổ biến. Bởi vì thị trường luôn luôn biến động nên sẽ không có nhiều trường hợp giá có xu hướng đi ngang. Cách xác định trendline là gì? Cách để xác định đường trendline khá đơn giản và bạn chỉ cần tìm ra ít nhất 2 đỉnh và 2 đáy rồi nối chúng lại với nhau. - Đối với các xu hướng tăng thì chỉ cần chọn ít nhất 2 đáy và nối lại với nhau. Nên lưu ý rằng đáy sau phải cao hơn đáy trước - Còn với xu hướng giảm thì bạn nên chọn ra ít nhất 2 đỉnh trong đó đỉnh sau phải thấp hơn đỉnh trước rồi nối lại - Cuối cùng là với xu hướng ngang cũng tương tự. Hãy chọn ít nhất 2 đỉnh hoặc 2 đáy ngang nhau để nối chúng lại với nhau Cách giao dịch với đường xu hướng trendline Cách giao dịch với đường xu hướng trendline Thông thường hiện nay có ba cách để giao dịch với đường xu hướng bao gồm: - Giao dịch theo sự dịch chuyển xu hướng - Giao dịch theo hướng điều chỉnh - Giao dịch bị phá vỡ Khi vẽ một đường xu hướng, chúng ta có thể xác định và chuẩn bị giao dịch theo sự dịch chuyển của xu hướng. Nếu đường xu hướng được xác nhận bởi 3 điểm, thì bạn sẽ tìm được 1 điểm vào rõ ràng cho các lệnh giao dịch. Như vậy việc xác nhận xu hướng tăng, chúng ta có thể giao dịch ngay vào lần "Bounce" này với giá tiếp theo bắt đầu từ đường xu hướng đó, giả sử rằng hành vi giá về đã được xác nhận. Sau khi giá đập vào đường trendline lần thứ 3, sẽ tạo ra xu hướng giảm vì không thể phá vỡ được đường trendline. Nên chúng bắt đầu tạo ra một đáy thấp mới cùng với một sự điều chỉnh xu hướng mới. Giá sau khi tiếp tục "bounce" bật lên chạm vào đường hướng màu xanh tới lần thứ 5, nhưng không đủ sức đã bật xuống một lần nữa.  Khi đó EURUSD đã tạo ra một đáy thấp hơn. Chính vì vậy, EURUSD đã giảm xuống khá mạnh. Tuy nhiên thì cách giao dịch này sẽ không an toàn với các trader mới chưa có nhiều kinh nghiệm. Tốt nhất các bạn nên tập giao dịch theo cách thứ 3 để có thể thực hiện theo. Giao dịch theo xu hướng điều chỉnh Một xu hướng điều chỉnh là một động thái thường sẽ diễn ra khi mà xu hướng chính tăng hoặc giảm quá nhiều, chúng thường sẽ có xu thế đưa giá quay trở lại với xu hướng ban đầu. Và một xu hướng điều chỉnh nên nhỏ hơn xu hướng chính. Thêm nữa, với hầu hết các trường hợp, giai đoạn điều chỉnh xu hướng sẽ cần mất rất nhiều thời gian để hoàn thành hơn so với các giai đoạn ổn định. Do đó giao dịch theo xu hướng điều chỉnh chắc chắn sẽ đem lại nhiều khả năng rủi ro hơn.  Cần lưu ý rằng các xu hướng điều chỉnh sẽ ít có sự thay đổi về giá, vì chúng đi ngược với xu hướng chung. Một nhà giao dịch đi ngược với xu hướng sẽ tìm cách đặt lệnh buy tại các điểm 2,4,6… Như bạn có thể thấy chiến lược này không tiềm năng như việc bạn tìm cách đặt các lệnh sell tại các điểm 3,5,7 chẳng hạn, vì chúng không chỉ đúng với các xu hướng mà còn ít xảy ra rủi ro hơn. Giao dịch dựa theo xu hướng phá vỡ và đảo chiều Đây là cách giao dịch cuối cùng nhưng cũng là cách phổ biến nhất và được nhiều nhà đầu tư lựa chọn: giao dịch khi xu hướng bị phá vỡ. Nếu trường hợp giá đang di chuyển theo một hướng cố định và xuất hiện các đỉnh cao hơn và các đáy cao hơn, khi đó một xu hướng tăng đang hình thành. Những mô hình này đều có khả năng đảo chiều. Khi điều này xảy ra, giá sẽ có dấu hiệu thay đổi và bắt đầu di chuyển theo hướng ngược lại. Cần lưu ý rằng: bạn nên cảnh giác với việc giao dịch theo xu hướng bị phá vỡ. Vì nếu không cẩn thận giá phá sẽ bị vỡ khỏi đường xu hướng, nhưng không đủ sức để xác nhận mô hình đảo chiều. Hoặc có thể hiểu là bạn vẽ sai đường trendline, nên bạn có thể nhầm tưởng rằng giá đã phá vỡ hay đảo chiều sẽ diễn ra và bắt đầu vội vàng vào lệnh. Tuy nhiên, vì đường xu hướng được xem như là một khu vực hoặc vùng chứ không phải là một đường nên chúng thực sự rất khó để có xuyên thủng được như một cây nến. Lưu ý khi giao dịch đường trendline là gì? Sau khi nắm được khái niệm trendline cũng như cách sử dụng xu hướng này thì cuối cùng theo bạn cần nắm được những lưu ý khi sử dụng đường trendline này trong việc đầu tư của mình cụ thể là: Một số điều quan trọng mà các nhà đầu tư cần nhớ về đường xu hướng đó là: - Cần có ít nhất 2 đáy hoặc 2 đỉnh để vẽ được một đường xu hướng đúng, nhưng phải cần đến 3 điểm để xác nhận được một đường xu hướng - Đường xu hướng càng dốc thì càng có độ tin cậy càng thấp và khả năng bị phá vỡ càng cao hơn - Cũng giống như mức hỗ trợ và kháng cự, đường xu hướng sẽ trở nên mạnh hơn nếu nó được chạm vào nhiều lần nhưng không bị phá vỡ - Một điều quan trọng nữa đó là không nên cố gắng vẽ đường xu hướng cho vừa vặn với thị trường. Vì nếu đường xu hướng không phù hợp với thị trường thì nó sẽ bị sai, khi đó bạn cũng không cố gắng sửa nó để theo hướng thị trường thực tế Tổng kết Tất cả những thông tin trên mà Unica chia sẻ đến cho bạn mong rằng sẽ giúp mọi người có cái nhìn tổng quan về xu hướng đường trendline là gì cũng như biết cách xác định và sử dụng nó một cách hiệu quả trong đầu tư. Nếu biết cách vận dụng tốt những ưu điểm của xu hướng này thì nó còn làm cho các nhà đầu tư trở nên sáng suốt hơn trong các quyết định đầu tư của mình. Cuối cùng là chúc cho các bạn thật thành công nhé!
30/03/2022
2163 Lượt xem
Bollinger Band là gì? Cách sử dụng Bollinger Band chính xác
Bollinger Band là gì? Cách sử dụng Bollinger Band chính xác Trong phân tích kỹ thuật chứng khoán thì không thể không nhắc đến chỉ báo Bollinger Band. Có thể nói nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp các nhà đầu tư xác định được xu hướng của thị trường để đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả và chính xác hơn. Sau đây Unica sẽ giải đáp giúp các bạn Bollinger Band là gì và cách sử dụng nó như thế nào nhé! Tổng quan về Bollinger Band  Tổng quan về Bollinger Band Dải Bollinger Band là gì? Bollinger Bands được hiểu là một chỉ báo kỹ thuật dùng để đo lường sự biến động giá cả của thị trường, bao gồm 3 dải băng là: cao, thấp và trung bình. Chỉ báo này được cấu tạo từ đường trung bình động MA (Moving Average) với độ lệch chuẩn của giá. Dải Bollinger Bands sẽ dần bị thu hẹp khi tình hình trên thị trường có sự biến động yếu. Và ngược lại, khi thị trường biến động mạnh thì dải băng sẽ mở rộng ra. Ngoài ra nó còn cung cấp một định nghĩa về giá cao và thấp cho các nhà giao dịch, vì giá cao là khi nó ở dải trên và giá thấp là khi nằm ở dải dưới. Chỉ báo Bollinger Band đang ngày càng trở nên phổ biến với các nhà giao dịch nhờ vào sự đơn giản và hiệu quả mà nó mang lại. Mục đích của nó chính là cung cấp một định nghĩa đơn giản nhất về giá cao và thấp cho các nhà giao dịch. Ý nghĩa của chỉ báo Bollinger Band là gì? Bollinger band là một trong những chỉ báo quan trọng giúp các nhà đầu tư vào lệnh cũng như xác định xu hướng thị trường rất hiệu quả.  Sự thu hẹp (siết chặt) Sự thu hẹp là khi cả hai dải trên và dải dưới di chuyển lại gần nhau và tiến sát đến đường SMA 20. Sự thu hẹp này sẽ thể hiện một giai đoạn biến động thấp đến mức tối thiểu. Đây là tín hiệu hoàn hảo báo hiệu biến động có thể tăng trở lại trong thời gian tới và đây cũng được coi là cơ hội vào lệnh tiềm năng cho các nhà đầu tư để kiếm tiền sinh lời. Việc siết chặt thì luôn đi cùng với mở rộng. Khi các dải này dịch chuyển rộng ra thì độ biến động cũng có khả năng giảm mạnh và phần trăm thoát vị thế cũng càng lớn hơn. Tuy nhiên, những biến động này sẽ không được coi là tín hiệu trade vì nó không dự báo được các xu hướng di chuyển của giá là đang tăng hay giảm. Điểm break out (hay đột phá) Bất kỳ một sự đột phá nào diễn ra ở cả hai dải Bollinger thì cũng là một điểm đặc biệt để thu hút sự quan tâm lớn từ các nhà giao dịch. Cũng giống như Bollinger siết chặt, điểm đột phá break out sẽ không được coi là tín hiệu giao dịch. Hầu hết các nhà đầu tư đều nhầm lẫn rằng khi giá bứt ra khỏi một trong hai dải trên và dưới thì đều là tín hiệu để tham gia vào thị trường. Tuy nhiên, điểm bứt phá không cho ra những dấu hiệu rõ ràng về xu hướng hay mức độ biến động của giá cả sau đó. Hơn nữa chỉ báo này cũng cung cấp manh mối về việc giá chỉ có thể di chuyển trong 1 vùng nhất định và khó để thoát ra khỏi vùng đó. Do đó Bollinger Band có khả năng phát huy rất tốt tiềm năng của nó trong quá trình đánh giá xu hướng dài hạn, trung hạn hay ngắn hạn. Ở bất kỳ khung giờ nào, nó cũng sẽ đưa ra các kết quả khá chính xác. Công thức tính Bollinger Band là gì? Bollinger Band thường hình thành nên 3 dải nên công thức sẽ được tính cụ thể là: - Dải trên = SMA (20) + (độ lệch chuẩn 20 ngày của giá x 2) - Dải giữa sẽ = SMA (20) - Dải dưới được tính = SMA (20) – (Độ lệch chuẩn 20 ngày của giá x 2) SMA (20): chính là đường trung bình đơn giản trong chu kỳ 20 ngày. Lý do để SMA (20) vì nó sẽ dùng để mô tả xu hướng trong trung hạn tương đương với khoảng thời gian giao dịch trong vòng là 3 tuần. Đây cũng là chu kỳ được rất nhiều nhà giao dịch trên thế giới sử dụng làm quy chuẩn chung. Ví dụ: Bạn muốn mua một cặp tiền tệ EUR/USD có tỷ giá hiện tại là 1.1250, giá trị SMA là 60 và độ lệch giá trong 20 ngày là 1,5. Khi đó bạn có thể dễ dàng tính toán được chỉ số như sau: - Dải giữa = 60 - Dải trên được tính = 60 + 2 x 1,5 = 63 - Dải dưới là = 60 – 2 x 1,5 = 57 Cách sử dụng Bollinger Band chính xác nhất Cách sử dụng Bollinger Band chính xác nhất Nếu các nhà đầu tư chỉ nắm được lý thuyết mà không biết cách áp dụng vào thực tế giao dịch thì tất cả cũng đều trở nên vô nghĩa. Do vậy nếu muốn trở thành một trader chuyên nghiệp thì các bạn không nên bỏ qua các chiến lược giao dịch với chỉ báo Bollinger Band dưới đây. 1. Mua thấp, bán cao Tuy nó có tên gọi khác nhau nhưng thực chất dải trên Bollinger có vai trò giống như đường kháng cự trong khi dải dưới có vai trò giống đường hỗ trợ. Cụ thể cách giao dịch như sau: - Khi giá tăng lên và chạm vào dải trên thì mọi người nên bán ra - Còn nếu giá giảm chạm đến dải dưới, nghĩa là bạn nên mua vào Nhìn chung việc mua thấp bán cao là chiến lược trading khá phổ biến và đơn giản được nhiều người lựa chọn. Ngoài ra nó cũng tương đối hiệu quả khi thị trường đang trong giai đoạn sideway (giá đi ngang và có xu hướng không rõ ràng). Tuy nhiên lại có khả năng xảy ra rủi ro nếu thị trường có sự biến động mạnh mẽ. Ngoài ra đây cũng được coi là phương pháp đơn giản nhất trong các cách sử dụng Bollinger Band. Cho nên, khi chưa có đủ kinh nghiệm và khả năng để phân tích thị trường một cách chính xác và tốt nhất thì mọi người không nên lựa chọn chiến lược này. 2. Nút thắt cổ chai Khi giá liên tục có sự biến động lên xuống trong một phạm vi hẹp và kéo dài trong một khoảng thời gian dài thì nó là dấu hiệu cho thấy một sự biến động giá trong tương lai mạnh thế nào. Tuy nhiên để xác định được dấu hiệu này thì không hề dễ dàng đối với các nhà đầu tư Nhưng với Bollinger Band lại khác, nó sẽ cho nhà đầu tư dễ dàng nhận biết giá biến một phạm vi hẹp thông qua nút thắt cổ chai. Hình dáng của nút thắt cổ chai xuất hiện trên biểu đồ là tín hiệu cho các trader biết đây chính là thời điểm chuẩn bị có những sự biến động rất lớn và bạn nên vào lệnh. Cách đặt lệnh đơn giản cụ thể là: - Bạn nên vào lệnh mua khi giá bị phá vỡ và vượt khỏi vùng tích lũy - Ngoài ra bạn vào lệnh bán khi giá phá vỡ đi xuống, ra khỏi vùng tích lũy 3. Kết hợp Bollinger band cùng các chỉ báo khác – Kết hợp Bollinger band và RSI Phương pháp này còn được mệnh danh là sự kết hợp "song kiếm hợp bích" và là chiến lược vô cùng hiệu quả trong các trường hợp thị trường không có sự thay đổi lớn và rõ ràng trong xu hướng. Nó sẽ cho phép các trader nắm được thị trường đang ở vùng quá mua hay quá bán, liệu giá này đang quá cao hay quá thấp. Những thông tin cung cấp cho các nhà đầu tư từ chúng là vô cùng quý giá, giúp họ có thể đưa ra các quyết định đầu tư trên thị trường. Đây không hẳn là một chiến lược hoàn hảo nhưng nếu bạn biết cách kết hợp Bollinger band với chỉ báo RSI thì việc xác định và tính toán thời gian vào lệnh, thoát lệnh sẽ trở nên chính xác và hiệu quả hơn. – Kết hợp Bollinger band với MACD Dải Bollinger Band giúp bạn nhìn nhận được bản chất của các chu kỳ biến động về giá, mặt khác MACD là một chỉ báo động lượng theo xu hướng hiệu quả. Kết hợp hai công cụ này lại có thể đảm bảo độ chắc chắn trong giao dịch vì chúng chính là những công cụ phân tích xu hướng và đo lường sức mạnh của các xu hướng hiện tại có cùng một dao động. Do đó mà các trader thường hay sử dụng hai chỉ báo này để nhận định xem giá trong giai đoạn đang giảm tốc hay tăng tốc, dự bán cho một cú breakout sắp diễn ra. Thêm nữa, Bollinger Band còn giúp các nhà đầu tư xác định rõ xu hướng và vị trí vào lệnh hợp lý hơn. Tổng kết Mong rằng những chia sẻ trên từ Unica đã đem lại cho bạn những kiến thức đầu tư, giao dịch cùng chỉ báo Bollinger Band một cách hiệu quả nhất. Việc nắm được khái niệm Bollinger Band là gì và công thức tính cũng như cách sử dụng nó trong giao dịch sẽ giúp cho nhà đầu tư tự tin và đưa ra các quyết định đầu tư một cách chính xác hơn.
30/03/2022
2613 Lượt xem
Scalping là gì? Hướng dẫn cách chơi Scalping hiệu quả nhất
Scalping là gì? Hướng dẫn cách chơi Scalping hiệu quả nhất Hiện nay trên thị trường đầu tư có rất nhiều phương thức giao dịch để giúp các nhà đầu tư có thể tiến đến thành công trong việc ra các quyết định đầu tư của mình. Trong đó nổi bật là cách thức Scalping mà được rất nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Vậy cụ thể Scalping là gì và cách chơi thế nào để đạt được hiệu quả thì hãy để Unica giải đáp cho bạn kĩ hơn nhé! Scalping là gì? Scalping là gì? Giao dịch lướt sóng (hay Scalping) là một chiến lược giao dịch đòi hỏi các trader phải thực hiện nhiều giao dịch, tìm cách chốt lợi nhuận nhỏ trong các khung thời gian cực ngắn. Ví dụ như: một scalper có thể tìm cách kiếm lợi nhuận từ những biến động một hoặc hai pip trong EUR/USD trong một khoảng thời gian chỉ 30 giây. Tiếp theo họ sẽ tìm cách lặp lại quá trình này nhiều lần trong cùng một ngày, do vậy mà các giao dịch có lợi nhuận nhỏ có thể cộng lại với những số tiền lớn hơn nhiều. Scalping là một trong những chiến lược đòi hỏi kỷ luật và một hệ thống quản lý rủi ro rất cao. Lý giải cho điều này vì nó có liên quan đến thực tế là các scalper mở rộng đóng nhiều giao dịch với lợi nhuận nhỏ và hệ thống quản lý rủi ro của họ không cho phép họ giữ các giao dịch bị thua lỗ quá lâu, đơn giản vì khoản lỗ lớn đó có thể bao gồm một số lượng rất lớn lợi nhuận đã tạo ra. Ngoài ra giao dịch lướt sóng đòi hỏi có tính kỷ luật, vì nó thường yêu cầu mở một số lượng rất lớn giao dịch mỗi ngày và giao dịch trong những khoảng thời gian ngắn hạn, như là khoảng thời gian một hay năm phút khi mà thị trường đang trở nên rất năng động. Ưu nhược điểm của phương pháp Scalping Bất kỳ phương pháp đầu tư nào cũng có hai mặt, đi kèm với ưu điểm thì Scalping cũng tồn tại một vài hạn chế. Cụ thể đó là: Ưu điểm của scalping Thu lời nhanh chóng Đây chính là ưu điểm đầu tiên mà có lẽ trader nào cũng nhận ra ngay được. Mục đích chính của các scalper là thu lời từ những chênh lệch rất nhỏ từ thị trường, thời gian giữ lệnh chỉ kéo dài trong vòng vài phút. Do vậy mà kết quả giao dịch lãi hay lỗ thì đều được biết ngay sau đó, không cần phải đợi chờ qua những ngày tiếp theo. Phù hợp với phương châm của một vài nhà đầu tư đó là "đánh nhanh thắng nhanh". Tận dụng được nhiều cơ hội giao dịch Giao dịch theo phương pháp Scalping giúp đem lại cho bạn rất nhiều cơ hội vào lệnh kiếm lời vì nó chỉ được trade trên những khung thời gian xác định như là M1 hay M5. Một scalper có thể đặt hàng chục lệnh mỗi ngày thậm chí lên đến hàng trăm giao dịch đối với những trader chơi "hệ ngẫu hứng" - nếu thấy giá có hiện tượng tăng cao thì nên bán và trường hợp giá giảm thấp mạnh thì mua ngay. Tránh bị ảnh hưởng bởi tâm lý Lợi thế lớn đối với các scalper trong trường hợp này là đa phần các lệnh được mở và đóng ngay sau đó nên họ không cần phải xem chart để biết giá đang dịch chuyển theo xu hướng như thế nào. Như vậy có thể giúp hạn chế được tâm lý khi giá có sự biến động. Không bị tác động lớn bởi các tin tức xung quanh Khi giao dịch lướt sóng, thời gian giữ lệnh ngắn, thêm nữa thời điểm vào lệnh thường là khi thị trường không có nhiều tin tức quá mạnh nên các trader sẽ không bị ảnh hưởng khi thị trường bị biến động mạnh do tin tức xung quanh xuất hiện bất ngờ. Nhược điểm của Scalping là gì? Chi phí giao dịch khá lớn  Bản chất của phương pháp Scalping là giao dịch với thời gian ngắn, vào những thời điểm thị trường không có nhiều biến động. Nên nếu muốn lợi nhuận thu được lớn thì bắt buộc các trader phải đặt nhiều lệnh giao dịch, kéo theo đó spread cũng tăng lên (đây được coi là nguồn thu chính của sàn môi giới). Cho nên hãy đảm bảo rằng bạn đã hiểu rõ về các loại chi phí trước khi tham gia đầu tư, cũng giống như phải hiểu rõ luật chơi trước khi tham gia vào một cuộc chiến. Rủi ro thua lỗ cao nếu không đặt lệnh stop loss Các scalper trong trường hợp vào lệnh với khối lượng lớn thường dễ mắc phải sai lầm "kiếm củi 3 năm đốt 1 giờ". Nguyên nhân chính là do không dừng lỗ vì cho rằng giao dịch quá ngắn nên đặt stop loss là điều không cần thiết. Do đó một lời khuyên cho bạn đó là cho dù đang ở trang thái nào trên thị trường thì cũng phải biết dừng lệnh stop loss một cách hợp lý để tránh bị mất tiền hay cháy túi. Cách giao dịch phương pháp Scalping là gì? Cách giao dịch phương pháp Scalping là gì? Để có thể giao dịch thành công thì bạn cần phải vạch ra cho mình những chiến lược trước phù hợp với bản thân, khi đó áp dụng phương pháp Scalping mới đem lại hiệu quả cao. Biết cách quản lý rủi ro Cách để hạn chế rủi ro khi chơi Scalping đó là hãy chọn cho mình một chiến lược giao dịch phù hợp. Sau đó hãy dành nhiều thời gian thực hành nhuần nhuyễn với các tài khoản demo.  Khi đó bạn sẽ tăng tốc độ phản ứng và học cách hiểu trực giác hành vi của các nhà giao dịch trên thị trường đầu tư tốt hơn. Ngoài ra việc áp dụng kỹ thuật Scalping còn giúp các trader chỉ tận dụng được sự biến động nhỏ của giá trên hàng trăm các giao dịch khác nhau. Để quản lý rủi ro một cách hiệu quả, các trader cần phải thiết lập mức dừng lỗ cũng như tìm được điểm vào lệnh đẹp nhất tránh rủi ro xảy ra. Thiết lập tỷ lệ R:R [Risk (rủi ro): Rewards (lợi nhuận)] phù hợp nhất Thiết lập tỷ lệ này sẽ giúp hạn chế được rủi ro tốt hơn. Do vậy các trader nên tính toán tỷ lệ này thật cẩn thận trước khi áp dụng. Ví dụ như bạn xác định R:R là 1:2. Giả sử rủi ro thua lỗ của bạn là 50$ thì lợi nhuận phải thu sẽ cần đạt 100$. Kết hợp các chiến lược khác nhau Ngoài việc tham khảo các chỉ báo trên cùng một chiến thuật Scalping, bạn cũng có thể tham khảo thêm các bước thực hiện dưới đây: – Bước 1: Kẻ đường Trendline (hay đường xu hướng) hoặc các kênh giá để tìm vùng hỗ trợ mạnh – Bước 2: Tiếp theo dùng các mô hình nến Nhật để tìm tín hiệu xác nhận, kết hợp với đường xu hướng ở bước 1 cùng với các chỉ báo khác để tìm điểm entry vào lệnh chuẩn xác hơn – Bước 3: Cuối cùng khi đường xu hướng được định vị, tiếp theo bạn cần đặt lệnh và đừng quên cài lệnh Stop Loss (Chốt Lỗ) và Take Profit (Chốt Lời) để hạn chế rủi ro xảy ra Lưu ý khi sử dụng phương pháp Scalping Giao dịch Scalping diễn ra trong một khoảng thời gian rất nhanh chóng. Vì vậy để tránh rủi ro và thua lỗ quá lớn, các scalper cần lưu ý một vài đặc điểm sau: - Đầu tiên, hãy chọn cho mình một sàn môi giới uy tín. Bởi thị trường đầu tư rất đa dạng và nhiều biến động, thêm nữa phí spread và số tiền ký quỹ tại sàn cũng vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của bạn. Chính vì vậy việc chọn sàn giao dịch uy tín và phù hợp sẽ là bước đi thành công đầu tiên trên chặng đường khám phá thị trường của trader - Tiếp theo tính thanh khoản cũng là yếu tố quan trọng không kém. Để trở thành một nhà đầu tư thông thái, bạn lưu ý rằng chỉ nên giao dịch những cặp ngoại hối có tính thanh khoản cao thì mới có cơ hội kiếm lời cao - Ngoài ra, đảm bảo đường truyền kết nối internet ổn định, đây là điều hiển nhiên nhưng nhiều trader thường không hay để ý đến. Giao dịch lướt sóng đòi hỏi nhanh và chính xác, do đó chỉ cần xảy ra một lỗi trục trặc nhỏ về kết nối cũng khiến bạn mất thời gian và cơ hội để vào lệnh. Từ đó mà tâm lý của bạn cũng bị ảnh hưởng đến kết quả giao dịch cả ngày - Thêm nữa để giao dịch được nhiều lần trong ngày, bạn cần xác định trước khung thời gian của đồ thị, ví dụ như biểu đồ một phút, hai phút hay năm phút vì Scalping không cho phép bạn dành thời gian để nghiên cứu chuyên sâu rồi mới thực hiện vào lệnh - Cuối cùng là bạn không nên thả trôi chốt lời (take profit) và cắt lỗ (stop loss). Đặc biệt phải đảm bảo luôn đặt lệnh dừng stop loss trong mỗi giao dịch Tổng kết Hy vọng rằng những thông tin về Scalping là gì cũng như cách sử dụng phương pháp này trong đầu tư sẽ giúp cho mọi người có thêm kiến thức cần thiết và sự tự tin hơn trong đầu tư. Unica cũng mong rằng đã đem lại cho các bạn những thông tin bổ ích và quan trọng, đơn giản để ai cũng có thể nắm bắt và thực hành được một cách tốt nhất.
29/03/2022
2759 Lượt xem
Lãi kép là gì? Công thức tính lãi kép đầu tư chính xác
Lãi kép là gì? Công thức tính lãi kép đầu tư chính xác Chắc hẳn nhiều người đã từng nghe về lãi kép đặc biệt là những bạn lựa chọn theo hình thức gửi tiết kiệm với lãi suất kép. Mong muốn nâng cao khả năng sinh lời và thu về lợi nhuận cao. Vậy cụ thể lãi kép là gì và công thức tính chính xác thế nào thì mời các bạn cùng với Unica tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết dưới đây nhé! Lãi suất kép là gì? Lãi suất kép là gì? Khái niệm Lãi suất kép (có tên tiếng Anh là: Compounding Interest) được hiểu đơn giản là việc tái đầu tư số lãi mà bạn vừa nhận được. Nghĩa là số tiền lãi mà bạn nhận được sẽ cộng dồn vào số vốn ban đầu để tiếp tục chu kỳ đầu tư tiếp theo. Khi tiền lãi phát sinh cộng dồn vào vốn càng nhiều thì tiền lãi của chu kỳ sau càng tăng cao. Khi đó lãi kép sẽ chỉ phát sinh khi tiền lãi được cộng vào tiền vốn ban đầu, tại thời điểm đó trở đi, lãi phát sinh được tính dựa trên tổng số vốn ban đầu và số tiền lãi vừa kiếm được. Việc bổ sung tiền lãi vào số vốn ban đầu còn được gọi là tính lãi kép hay nhập vốn. Có câu nói: "lãi mẹ đẻ lãi con" cũng được hiểu là hình thức của lãi kép. Hình thức gửi này là một trong những cách gửi tiết kiệm có mức lãi suất cao nhất, lợi tức đến từ các khoản tiền gửi tiết kiệm của bạn có thể nhảy vọt nhờ vào sự tính toán thông minh ở bản thân mỗi người. Công thức tính lãi kép đầu tư A = P*(1+ r/n)^nt Trong đó: - A= là giá trị tương lai - P= chính là số tiền gốc (vốn đầu tư ban đầu) - r= lãi suất danh nghĩa hàng năm - n= số tiền lãi được nhập gốc trong mỗi năm - t= đây là số năm tiền được gửi Qua đây ta có thể thấy lãi suất kép thường sẽ được cấu thành bởi các yếu tố đó là: - Lãi suất: Chính là yếu tố làm nên sức mạnh lớn nhất của lãi suất kép. Lãi suất này tăng cao sẽ giúp bạn nhận lại số tiền lãi càng cao mà bản chất của lãi suất kép là để tái đầu tư tiền lãi. Tiền lãi mà bạn nhận được càng cao thì khi cộng vào số tiền gốc ban đầu sẽ sinh lời cao hơn ở các kỳ đầu tư tiếp theo - Số tiền ban đầu (hay số tiền vốn gốc): Đây là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu của quá trình phát sinh lãi suất kép. Lãi kép thường phát sinh khi tiền lãi được cộng vào số vốn gốc ban đầu để tính lãi cho các giai đoạn tiếp, nếu trường hợp số tiền gốc của bạn càng cao thì  tiền lãi cũng sẽ càng nhiều - Thời gian: Việc bạn bắt đầu càng sớm và càng kéo dài thì sẽ càng giúp lãi suất kép phát huy được sức mạnh của mình. Nếu bắt đầu từ sớm thì lãi suất kép sẽ giúp bạn tạo ra lợi nhuận ngay cả khi bạn đang ngủ - Tần suất: Việc tính lãi kép còn phụ thuộc vào tần suất mà phần tiền lãi được tính lãi kép, có thể là hàng năm, hàng quý, hàng tháng hay hàng ngày. Tần suất càng tăng đều đặn thì số lần tiền lãi được nhập vào gốc sẽ tăng lên đều đặn theo. Ngoài ra số lợi nhuận mà lãi kép mang lại trong tương lai cũng sẽ lớn hơn. Ví dụ lãi kép là gì? Ví dụ nếu như bạn gửi tiết kiệm ngân hàng 110 triệu đồng với lãi suất là 8%/năm, nếu tính theo lãi đơn, thì sau 4 năm bạn sẽ nhận được 110*(1+8%*4) = 145.2 (triệu đồng). Số tiền này sẽ cao hơn 110*(1+8%)^4 = 149.7 (triệu đồng) khi bạn sử dụng phương pháp tính lãi kép. Cách để sử dụng lãi suất kép là gì? Hãy tiết kiệm thường xuyên Bạn cần giữ nguyên tắc tiết kiệm đều đặn và cố gắng không dùng đến số tiền đã gửi vào bởi vì lãi kép chỉ có tác dụng khi bạn để cho khoản tiền gửi của mình có cơ hội sinh lời. Chỉ cần bạn có thể tiết kiệm dù chỉ 3 triệu/tháng cũng đem lại khả năng sinh ra số tiền lớn tới hơn 800 triệu sau thời gian 20 năm. Có thể lúc đầu sẽ chưa thấy rõ được kết quả nhưng bạn hãy cứ kiên trì vì tác dụng của lãi kép chỉ thấy được với các khoản tiết kiệm trong dài hạn. Hãy bắt đầu tiết kiệm từ sớm Mọt lời khuyên dành cho bạn đó là nên bắt đầu sớm ngay từ bây giờ, dù bạn bao nhiêu tuổi, bạn cũng nên bắt đầu tiết kiệm ngay. Bởi vì chỉ cần một số tiền nhỏ và kiên trì đầu tư, thì lãi kép sẽ đạt hiệu quả như một phép màu giúp nhân số tiền tiết kiệm của bạn lên rất nhiều lần cùng với thời gian. Không được trì hoãn Sau những phân tích ở trên, thì chắc hẳn bạn đã thấy vô cùng ấn tượng bởi sức mạnh của lãi suất kép và tiết kiệm.Tuy nhiên thì nhiều bạn vẫn còn chần chừ và chưa dám tiết kiệm hay lựa chọn hình thức lãi kép này. Do vậy một lời khuyên nữa đó là đừng nên trì hoãn thêm bởi đây là một sai lầm nghiêm trọng trong việc tiết kiệm. Cái giá của việc trì hoãn sẽ thường rất lớn vì dù chỉ một năm trì hoãn cũng tạo nên sự khác biệt. Đặc biệt là sự thay đổi về giá trên thị trường. Ngoài ra để có thể hưởng lãi suất kép cao trong quá trình gửi tiết kiệm tại ngân hàng, bạn cần lưu ý những điều dưới đây: - Phải cân nhắc mức lãi suất hiện tại mà các ngân hàng cung cấp - Xác định kỳ hạn gửi tiết kiệm, các phương thức trả lãi và nhận lãi phù hợp - Xem xét việc gửi tiết kiệm ở ngân hàng nào để hưởng mức lãi suất ưu đãi và an toàn nhất Nguyên tắc áp dụng lãi suất kép Nguyên tắc áp dụng lãi suất kép Khi mong muốn đầu tư để nhận được lãi suất kép, thì bạn cần nhớ rõ những quy tắc dưới đây: - Nguyên tắc 1: Duy trì tiết kiệm đều đặn và việc gửi tiết kiệm hàng tháng - Nguyên tắc 2: Không rút tiền trước, khi không quá cần thiết hoặc chưa đến kỳ hạn tất toán - Nguyên tắc 3: Nếu tái đầu tư thì số tiền đầu tư mới không nên vượt quá 20% tổng số tiền mà bạn đang sở hữu Khi tuân thủ theo đúng những nguyên tắc đã kể ở trên, chắc chắn bạn sẽ thành công trong việc đầu tư để hưởng lãi kép. Lãi suất kép ngân hàng nào là cao nhất? - Tiết kiệm online tại ngân hàng OCB, người gửi có thể lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn (từ 1 tuần tới 36 tháng) + Kỳ hạn 6 tháng là: 5,60%/ năm + Kỳ hạn 12 tháng: 6,20%/ năm + Kỳ hạn 24 tháng: đạt 6,55%/ năm + Kỳ hạn 36 tháng: mức 6,60%/ năm - Tiếp theo là ngân hàng Sacombank cung cấp các gói gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn (thời hạn 1 tháng đến 36 tháng) + Kỳ hạn 6 tháng ngưỡng: 4,90%/ năm + Kỳ hạn 12 tháng: 5,80%/ năm + Kỳ hạn 24 tháng sẽ là: 6,30%/ năm + Kỳ hạn 36 tháng: là 6,40%/ năm -  Còn đối với kỳ hạn tiết kiệm trực tuyến của VPBank tối thiểu là 1 tuần đến tối đa 36 tháng + Kỳ hạn 6 tháng: 4,80 - 5,10%/ năm + Còn kỳ hạn 12 tháng là: 5,10 - 5,60%/ năm + Kỳ hạn 24 tháng trong khoảng: 5,20 - 5,60%/ năm + Kỳ hạn 36 tháng từ: 5,20 - 5,70%/ năm - Cuối cùng là ngân hàng Vietcombank, người gửi có thể lựa chọn các kỳ hạn với mức lãi suất như sau: + Kỳ hạn 6 tháng: 4,00%/ năm + Kỳ hạn 12 tháng là: 5,60%/ năm + Với kỳ hạn 24 tháng: 5,60%/ năm Bạn hoàn toàn có thể gửi tiền tại các quầy giao dịch hay tại chi nhánh ngân hàng. Tuy nhiên, để khuyến khích khách hàng giao dịch và sử dụng các ứng dụng trực tuyến online, các ngân hàng thường sẽ cung cấp mức lãi suất khi gửi trực tuyến cao hơn so với gửi tại quầy trung bình từ 0,02 - 0,05%. Do đó bạn có thể thuận tiện gửi tiết kiệm khi ngồi tại nhà một cách đơn giản. Tổng kết Unica mong rằng với những chia sẻ ở trên thì mọi người sẽ hiểu được rõ lãi kép là gì, cách tính cũng như vai trò của nó đối với việc tiết kiệm của mỗi người. Từ đó có thể đưa ra những phương pháp và gợi ý cho mọi người những ngân hàng có mức lãi kép cao nhất giúp mọi người tự tin tham gia vào việc gửi tiết kiệm với lãi suất kép này, nhằm thu được được nguồn lãi cao trong tương lai.
29/03/2022
2585 Lượt xem
Chỉ số chứng khoán là gì? Cách tính chỉ số chứng khoán
Chỉ số chứng khoán là gì? Cách tính chỉ số chứng khoán Ngày nay có thể nói chứng khoán là lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm và tham gia đầu tư. Để có thể đầu tư mang lại thành công và hiệu quả thì bạn cần phải nắm được các thông tin có trên thị trường. Vậy chỉ số chứng khoán là gì và cách tính nó như thế nào thì hãy cùng Unica tìm hiểu thêm ở bài viết này nhé! Tổng quan về chỉ số chứng khoán Tổng quan về chỉ số chứng khoán Chỉ số chứng khoán là gì? Chỉ số chứng khoán là một công cụ dùng để đo lường một phần của thị trường chứng khoán. Đây cũng là một trong những phương pháp để theo dõi các hoạt động của một nhóm tài sản theo cách chuẩn hóa vì chỉ số phản ánh thị trường chứng khoán, lĩnh vực, phân khúc địa lý cụ thể hay bất kỳ khu vực nào khác trên thị trường. Các tiêu chuẩn này đang ngày được phát triển một cách minh bạch và các phương pháp được xây dựng rõ ràng. Ngoài ra cũng có các chỉ số đề cập đến thị trường trái phiếu, hàng hóa và lãi suất.  Chỉ số giá chứng khoán là gì? Chỉ số giá chứng khoán trong tiếng Anh có tên gọi là Price Index. Chỉ số giá là chỉ số chủ yếu dùng để đo lường sự biến động của giá chứng khoán trên thị trường.  Các thị trường chứng khoán này thường đều sẽ được công bố chỉ số giá trị của thị trường. Phân loại các chỉ số chứng khoán Hiện nay có rất nhiều cách thức phân loại chỉ số chứng khoán. Có thể dựa vào loại chứng khoán mà chỉ số đó theo dõi, chỉ số chứng khoán sẽ được phân loại cụ thể là: - Chỉ số giá cổ phiếu - Chỉ số giá của trái phiếu - Chỉ số giá các sản phẩm phái sinh - Chỉ số giá kết hợp giữa cổ phiếu và trái phiếu Trong mỗi loại chỉ số trên lại có thể phân loại theo các phương thức khác nhau. Ví dụ như: chỉ số giá cổ phiếu sẽ bao gồm các chỉ số về giá cổ phiếu niêm yết, chỉ số giá cổ phiếu OTC, chỉ số giá cổ phiếu do nhà nước nắm giữ và chỉ số giá cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn... Thêm nữa trong chỉ số giá cổ phiếu niêm yết còn có các chỉ số tổng hợp, các loại chỉ số phân loại ngành, chỉ số phân loại theo vốn hóa thị trường, chỉ số phân loại theo sàn giao dịch hay chỉ số phân loại theo mức độ thanh toán và chỉ số phân loại theo lợi nhuận của công ty... Cách tính chỉ số chứng khoán Hiện tại thị trường chứng khoán có nhiều cách tính chỉ số khác nhau, tuy nhiên cách phổ biến nhất đó là những cách tính dựa theo: - Trọng số trên vốn hoá thị trường - Trọng số về giá - Trọng số bằng nhau - Các trọng số cơ bản Ví dụ với chỉ số VN - Index. Công thức tính chỉ số VN-Index theo trọng số vốn hóa của thị trường là: VN - Index sẽ = 100 x (Tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết hiện tại / Tổng giá trị của các cổ phiếu niêm yết tại cơ sở) Hay: Trong đó: - i = 1, 2, 3,...n - P1i: Chính là giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất (hay giá thị trường hiện hành của cổ phiếu i) - Q1i: Số lượng cổ phiếu i đã được niêm yết hiện hành - P0i: Đây là giá đóng cửa của cổ phiếu i vào ngày giao dịch đầu tiên (hoặc hiểu là giá thị trường vào ngày gốc của cổ phiếu i) - Q0i: Là số lượng cổ phiếu i được niêm yết tại thời điểm gốc. Ở Việt Nam, thời điểm gốc sẽ được lấy là 100 điểm, còn một vài nước khác như: Anh, Mỹ lấy gốc là 1000 - Giá đóng cửa cổ phiếu i sẽ được quy định là giá thực hiện giao dịch trong ngày khớp lệnh cuối cùng của cổ phiếu này. Biên độ dao động của giá đóng cửa thường được xác định tùy theo từng thời điểm cụ thể, trong khoảng là 5 – 10%. Mỗi một cách tính khác nhau sẽ mang lại những lợi ích và lợi nhuận cũng như giá trị cổ phiếu khác nhau. Thông thường thị trường sẽ chọn cách tính chỉ số chứng khoán theo hình thức trọng số vốn hóa trên thị trường. Do đó bạn cần nắm chắc được cách tính chỉ số chứng khoán này. Vai trò của chỉ số chứng khoán là gì? Vai trò của chỉ số chứng khoán là gì? Các chỉ số chứng khoán có thể nói là có tầm quan trọng, ảnh hưởng lớn đối với thị trường tài chính toàn cầu. Đầu tiên thì chúng sẽ giúp cho các nhà đầu tư đánh giá kết quả của thị trường chứng khoán - hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng. Nhờ đó mà các nhà đầu tư có thể xác định được tâm lý thị trường và so sánh các thị trường chứng khoán khác nhau. Các chỉ số này cũng đóng vai trò là điểm chuẩn vốn chủ sở hữu vì các quỹ thường được quản lý tích cực và sử dụng chúng để so sánh hiệu quả hoạt động của các quỹ với nhau. Các chỉ số chứng khoán thường được gắn với các thuật ngữ "giao dịch theo chỉ số" hay "đầu tư theo chỉ số". - Đánh giá những điều chỉnh trong các danh mục đầu tư Với một danh mục đầu tư, để đạt được hiệu quả tối đa, các nhà đầu tư cần thường xuyên đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư của mình, thêm vào những loại chứng khoán được đánh giá tốt và phù hợp với định hướng đầu tư cũng như loại bỏ những chứng khoán bị đánh giá là không còn tốt hoặc không còn phù hợp. Sau những lần thay đổi thành phần của danh mục như vậy, nhà đầu tư cần căn cứ vào các chỉ số chứng khoán của các chứng khoán trong danh mục để đánh giá lại hiệu quả của việc điều chỉnh của mình, và làm cơ sở để đưa ra những quyết định tiếp theo. - Đo tỷ lệ hoàn vốn trên thị trường Đây là một ứng dụng cơ bản và quan trọng của chỉ số chứng khoán. Thông thường, nhà đầu tư luôn muốn so sánh mức độ sinh lời (hoàn vốn) các danh mục đầu tư của mình với thị trường nói chung để đánh giá hiệu quả đầu tư của mình.  Khi đó nhà đầu tư thường phải sử dụng chỉ số chứng khoán thị trường (tại Việt Nam là VN - Index và HNX - Index) để đại diện cho chỉ số của cổ phiếu trên toàn thị trường. - Dự báo những biến động của thị trường trong tương lai Thông qua việc phân tích thống kê, hồi quy và tương quan...nhà đầu tư có thể dựa vào số liệu trong quá khứ của các chỉ số chứng khoán này để dự đoán sự biến động trong tương lai của thị trường.  Các chỉ số chứng khoán thị trường có thể được sử dụng để dự đoán sự biến động chung trên toàn thị trường, trong khi đó thì các chỉ số chứng khoán của các nhóm ngành lại có thể cung cấp những thông tin dự đoán sự chuyển dịch luồng vốn đầu tư giữa các nhóm ngành trên thị trường với nhau... - Tính toán rủi ro hệ thống của tài sản Nhiều nhà đầu tư cho rằng việc đa dạng hóa các danh mục đầu tư có thể giảm thiểu được rủi ro phi hệ thống, lúc này có thể coi là chỉ còn rủi ro hệ thống tác động đến danh mục.  Tìm hiểu các chỉ số chứng khoán Việt Nam Tại thị trường Việt Nam, có ba chỉ số chứng khoán hàng đầu được nhiều nhà đầu tư tập trung vào phát triển đó là: VN30, VN100 và HNX30. Chúng đều là những chỉ số chứng khoán được nhiều chuyên gia khuyến khích nghiên cứu và tìm hiểu sau khi bạn đã nắm rõ cách chơi chứng khoán một cách chính xác nhất. VN30 Đây là chỉ số mới trên thị trường của Top 30 các doanh nghiệp có số lượng cổ phiếu được niêm yết trên HOSE. Những doanh nghiệp này có chỉ số vốn hoá trên thị trường và mức thanh khoản cao nhất. Hiện nay VN30 chiếm đến 80% tổng giá trị vốn hoá thị trường của VN - index. VN100 Còn đây chính là chỉ số của 100 cổ phiếu có giá trị lớn nhất trên thị trường chứng khoán. Thường sẽ bao gồm luôn cả chỉ số VN30. Ngày cơ sở của VN100 là 24/02/2014 và nó thuộc chỉ số giá. Phương pháp tính sẽ là giá trị vốn hoá thị trường có điều chỉnh theo tỷ lệ nhất định. HNX30 Cuối cùng HNX30 là chỉ số thuộc Top 30 cổ phiếu được lựa chọn dựa trên tính thanh khoản của cổ phiếu đó. Ngày cơ sở của HNX30 là 03/01/2012, điểm cơ sở của nó là 100. Ngày hoạt động đầu tiên là 09/07/2012. Ngoài ra phương pháp tính giá trị HNX30 sẽ là vốn hoá thị trường có sự điều chỉnh tỷ lệ tự do chuyển nhượng giữa các bên với nhau. Tổng kết Tất cả những thông tin trên được Unica tổng hợp và chia sẻ đến mọi người để giúp các bạn có thêm những kiến thức về chỉ số chứng khoán là gì cũng như cách tính nó một cách chính xác nhất. Hy vọng rằng mọi người có thể nắm bắt chỉ số này và vận dụng nó trong đầu tư thật tốt.
29/03/2022
2628 Lượt xem
CFD là gì? Những thông tin cần biết về thị trường CFD
CFD là gì? Những thông tin cần biết về thị trường CFD Trong đầu tư chứng khoán thì bạn cũng đã nghe về khái niệm CFD, tuy nhiên thì không phải cũng có thể nắm được rõ về thị trường này. Vậy cụ thể CFD là gì và ưu nhược điểm cũng như có nên lựa chọn thị trường này để đầu tư hay không thì mời các bạn và Unica tìm hiểu kỹ hơn nhé! Tổng quan về CFD Tổng quan về CFD Thị trường CFD là gì? CFD là viết tắt của cụm từ Contract For Difference (nghĩa là hợp đồng chênh lệch). Cũng như tên gọi của nó, đây là một hợp đồng giữa hai bên (thường được thể hiện giữa 2 bên là "bên mua" và "bên bán"), đồng thời thỏa thuận về sự biến động giá của một loại tài sản nhất định. Những đặc điểm chính của hợp đồng chênh lệch khiến cho CFD trở thành một trong những sản phẩm độc đáo và thú vị thu hút nhà đầu tư đó là: - CFD chính là một hàng hóa phái sinh - Các nhà giao dịch có thể dùng đòn bẩy tài chính khi giao dịch CFD - Ngoài ra bạn có thể nhận được lãi và bị chịu lỗ ngay cả khi giá tăng hay giá giảm Giao dịch CFD là gì? CFD hoạt động dựa trên sự thay đổi về giá giữa các thời điểm mở và đóng hợp đồng. Khi bắt đầu và kết thúc, bên bán sẽ phải trả cho bạn mức chênh lệch tính theo giá trị của một hợp đồng. Còn nếu là khoản thua lỗ, thì bên mua sẽ phải thanh toán mức chênh lệch cho bên bán. Cả hai nền tảng MTA và MT5 đều là những nền tảng sở hữu đồ thị và công cụ tiên tiến giúp giao dịch CFD đạt hiệu quả. Nó còn cho phép bạn tối ưu hóa các chiến thuật đầu tư của mình nên chắc chắn mọi người cần biết cách sử dụng. Sau khi lệnh được đặt, thông qua phần mềm sẽ gửi tới sàn giao dịch giúp người chơi nắm được thông tin chính xác nhất. Ngoài ra, các trader cũng có thể giao dịch trên nhiều thị trường tài chính khác nhau, bao gồm đó là: - Cổ phiếu - Loại hàng hóa - Các chỉ số chứng khoán - Tiền điện tử Do vậy cần phải biết cách giao dịch trên thị trường CFD một cách bài bản để tự xây dựng chiến lược cá nhân của mình một cách hoàn chỉnh. Đánh giá một cách khách quan thì so với thị trường truyền thống, thì giao dịch CFD mang lại nhiều lợi ích hơn cho nhà đầu tư. Do đó hiện nay nó cũng trở nên phổ biến và được rất nhiều người quan tâm cũng như lựa chọn để đầu tư. Đòn bẩy trong thị trường CFD là gì? Đòn bẩy ở đây có nghĩa là bạn được phép giao dịch với khối lượng lớn cùng với số tiền vốn tương ứng ban đầu rất nhỏ. Nghĩa là lợi tức đầu tư của bạn sẽ lớn hơn đáng kể so với các hình thức giao dịch khác. Ví dụ về Barclays: với 10.000 cổ phiếu Barclays đó có giá là 2,8 bảng Anh cho mỗi cổ phiếu, như vậy tiêu tốn của bạn tổng là 28.000 bảng, ngoài ra chưa bao gồm bất kỳ khoản phí hay hoa hồng bổ sung nào khác. Tuy nhiên, tại giao dịch CFD, bạn chỉ cần một tỷ lệ vốn rất nhỏ so với tổng giá trị thực của giao dịch để thực hiện việc đặt lệnh và duy trì trạng thái của lệnh. Giả sử XTB cung cấp cho bạn đòn bẩy với tỷ lệ 1:5 (hoặc 20%) cho cổ phiếu Barclays, thì bạn chỉ cần đặt cọc một khoản vốn đó là 5.600 bảng để mở lệnh cho khối lượng giao dịch có trị giá 28.000 bảng. Nếu giá của cổ phiếu Barclays tăng lên 10%, tức là 3,08 bảng Anh cho mỗi cổ phiếu, thì giá trị của lệnh này hiện sẽ là 30.800 bảng. Do đó với khoản ký quỹ ban đầu chỉ 5.600 bảng, giao dịch CFD này đã kiếm được lợi nhuận lên tới 2.800 bảng. Đây chính là một khoản lợi nhuận 50% so với khoản vốn ban đầu mà bạn bỏ ra. Nếu bạn mua cổ phiếu thực tế thì tỷ lệ lợi nhuận chỉ đạt 10%. Ngoài ra điều quan trọng nhất mà bạn cần nhớ về đòn bẩy đó là công cụ này không chỉ có thể khuếch đại được lợi nhuận của bạn, mà còn nâng các khoản lỗ của bạn lên theo cách tương tự. Chín vì vậy, nếu giá di chuyển ngược lại với dự đoán của bạn, bạn có thể bị buộc phải đóng lệnh (Stop Out) hoặc phải nạp thêm tiền để giữ cho lệnh mở. Đây cũng là lý do tại sao việc quản lý rủi ro trong đầu tư là điều vô cùng quan trọng. Ưu điểm của thị trường CFD là gì? Không cần phải sở hữu tài sản cụ thể Điều đặc biệt là nhà đầu tư không cần phải sở hữu bất kỳ một tài sản nào mà chỉ cần bỏ tiền ra giao dịch là có thể tìm kiếm được lợi nhuận. Ví dụ dễ hiểu nhất đó là khi đầu tư vàng, bạn không cần phải bỏ ra 100 nghìn USD để mua được 5 ounce vàng vật chất. Chỉ cần với 1 nghìn USD là bạn đã có thể giao dịch được với khối lượng tương ứng mà vẫn kiếm được chênh lệch sinh lời. Mua bán được cả hai chiều Ngược lại với xu hướng của giao dịch truyền thống, thì bạn sẽ không cần phải có kho bãi hay nhà xưởng. Mà chỉ cần mua với giá thấp rồi chờ cho giá tăng cao và thực hiện bán đi thu lại lợi nhuận. Bạn hoàn toàn có thể bán khống như các loại chứng khoán thông thường khi lựa chọn giao dịch CFD. Nghĩa là canh mức giá cao để bán nếu như sản phẩm đó theo suy nghĩ của bạn là sẽ có chiều hướng giảm.   Sử dụng đón bẩy tài chính Không cần phải dựa vào việc sở hữu tài sản, mà nhờ vào đòn bẩy tài chính cùng sự phát triển của các sàn giao dịch. Thì các trader có thể kinh doanh và kiếm thu nhập từ số tiền gấp 100 đến 3.000 lần so với số vốn gốc bàn đầu mà họ bỏ ra. Có thể giao dịch ở bất kỳ địa điểm và thời gian nào Khi bạn lựa chọn giao dịch trên thị trường CFD, thì bạn rất dễ dàng có thể tìm kiếm lợi nhuận thông qua tài khoản giao dịch mà không quan trọng hay phân biệt bạn là ai, kinh thế nào, thuộc tầng lớp nào. Thị trường hoạt động này được liên tục, không ngừng nghỉ với sự đa dạng về các loại sản phẩm, tính thanh khoản tiền cao. Điều này sẽ khiến cho nhiều người lựa chọn giao dịch ở đây mọi nơi, mọi lúc. Đây cũng chính là điều mà những công việc khác không thể nào làm được. Do đó nó đang trở thành xu hướng đầu tư phổ biến trong thời gian gần đây. Cách giao dịch trên thị trường CFD hiệu quả Cách giao dịch trên thị trường CFD hiệu quả Để có thể giao dịch đạt được hiệu quả cao trên thị trường CFD thì sau đây sẽ là một vài cách để giúp các bạn có thể tự tin đầu tư trên thị trường này trong tương lai. Chọn công cụ Đây là một trong những bước đầu tiên và rất quan trọng khi giao dịch chính là lựa chọn loại CFD. Có không ít người mới bắt đầu, họ không biết nên chọn loại nào là tốt nhất. Do đó bạn nên khám phá và tìm hiểu thật kỹ xem thị trường nào đang được quan tâm nhất cùng các loại tài sản mà bạn am hiểu và có thể lựa chọn đầu tư. Lựa chọn vị thế Sau khi chọn được loại CFD mà bạn muốn giao dịch, tiếp theo là cần chọn lựa vị thế. Hiểu một cách đơn giản là khi giá của tài sản này tăng lên thì bạn có thể mở vị thế mua. Còn nếu như giá giảm xuống thì bạn nên mở vị thế bán. Ngoài ra bạn có thể sử dụng một vài công cụ như là: - Các loại đồ thị - Chỉ báo - Tín hiệu trong giao dịch Để có thể quyết định nên mở vị thế nào giúp đạt được hiệu quả cao nhất. Thì bước tiếp theo là bạn phải lựa chọn kích thước vị thế muốn mở (hay khối lượng lệnh). Theo ước tính thì giá trị của 1 đơn vị CFD sẽ phụ thuộc vào tài sản mà bạn giao dịch. Do vậy để phù hợp với chiến thuật của mình thì bạn cũng cần tính toán số đơn vị CFD một cách phù hợp nhất. Lựa chọn các nền tảng để giao dịch Giao dịch CFD hiện nay đang được phổ biến trên những nền tảng cơ bản, cụ thể là: - MetaTrader 4 (MT4) - MetaTrader 5 (MT5) Mọi công cụ cần thiết trên nền tảng đều được trang bị đầy đủ với 50 các loại chỉ báo kỹ thuật cùng các đồ thị. Trên các thiết bị di động thông minh, bạn cũng có thể giao dịch CFD trên các ứng dụng tiện ích này. Nó còn cho phép theo dõi các khoản lỗ và lãi ở bất kỳ đâu và bất kể là thời gian nào. Rủi ro khi đầu tư giao dịch tại thị trường CFD Giao dịch CFD, cũng giống như bất kỳ các phương pháp đầu tư khác, đó là ngoài việc đem lại nhiều cơ hội nâng cao thu nhập cho ban thân thì chúng đều có những rủi ro và lợi ích nhất định. CFD cũng là một trong những công cụ tài chính phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ lớn. Do vậy các trader cần nghiên cứu và cân nhắc thật kỹ trước khi bắt đầu giao dịch hợp đồng chênh lệch giá này. Rủi ro đầu tiên của CFD đến từ thị trường nói chung. Nếu thị trường CFD di chuyển theo hướng trader giao dịch, thì có thể tạo ra lợi nhuận lớn. Tuy nhiên nếu thị trường CFD di chuyển theo hướng đối ngược thì trader sẽ bị thua lỗ. Điều này thì ngay cả các loại hình giao dịch và đầu tư khác cũng có rủi ro này. Tuy nhiên, vì CFD có tỷ lệ đòn bẩy cao nên nếu thua lỗ, trader sẽ mất nhiều hơn số tiền đầu tư ban đầu. Như đã đề cập đến trước đó, thị trường CFD cho phép các trader sử dụng tỷ lệ đòn bẩy để thực hiện khối lượng giao dịch lớn với mức ký quỹ nhỏ. Nó có thể khuếch đại lợi nhuận thu về nhưng cũng có khả năng khuếch đại khả năng thua lỗ tăng lên. Với các khoản đầu tư là 5.000 euro, trader có thể thu về 50.000 euro nhưng cũng có thể đánh mất số tiền tương ứng. Trong các thị trường biến động, thì tỷ lệ đòn bẩy có khả năng làm cho số dư tài khoản của trader xuống dưới mức 0 hay còn được gọi là số dư âm. Do vậy, để đạt giới hạn thua lỗ, các nhà giao dịch cần tìm được một sàn chứng khoán có chính sách bảo vệ số dư âm. Tổng kết Tất cả những thông tin trên về thị trường CFD là gì, ưu điểm cũng như cách giao dịch trên thị trường này được Unica tổng kết và chia sẻ cho mọi người mong rằng sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức bổ ích. Giúp bạn có một sự lựa chọn đầu tư mới đem lại hiệu quả đầu tư cao, nâng cao thu nhập cho bản thân mọi người khi tham gia vào thị trường đầu tư chứng khoán này.
28/03/2022
2202 Lượt xem
Hướng dẫn cách đầu tư Penny Stock ít rủi ro đem lại hiệu quả
Hướng dẫn cách đầu tư Penny Stock ít rủi ro đem lại hiệu quả Để đầu tư chứng khoán thành công thì bạn phải tìm hiểu thật kỹ những loại cổ phiếu đem lại cơ hội đầu tư cao. Vì hiện nay trên thị trường cổ phiếu ngày một đa dạng do đó bạn phải tìm hiểu và lựa chọn những loại cổ phiếu tốt nhất để đầu tư. Hôm nay Unica sẽ giới thiệu cho bạn cách đầu tư Penny Stock ít rủi ro nhất và đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư. Cùng theo dõi ngay nhé! 1. Cổ phiếu Penny là gì? Cổ phiếu Penny là gì? Để biết được cách đầu tư cổ phiếu Penny Stock ít rủi ro thì trước tiên bạn phải nắm được khái niệm của nó. Cổ phiếu Penny (có tên tiếng Anh: Penny Stock) là loại cổ phiếu được phát hành bởi các công ty nhỏ và mới, được niêm yết trên thị trường chứng khoán và được giao dịch với mức giá thấp hơn 5 USD/cổ phiếu. Trong quá khứ, thì cổ phiếu Penny sẽ dùng để chỉ những cổ phiếu được giao dịch ở mức giá dưới 1 USD/cổ phiếu. Hiện nay Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ đã quyết định điều chỉnh mức giá cho các loại cổ phiếu này đó là 5 USD/cổ phiếu. 2. Ưu nhược điểm của cổ Penny Stock Bất kỳ loại cổ phiếu nào cũng mang hai mặt là ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Để có thể đưa ra những quyết định đầu tư chính xác thì các nhà đầu tư cần hiểu rõ những ưu, nhược điểm của chúng để cải thiện. Ưu điểm - Cổ phiếu Penny giúp cho các doanh nghiệp nhỏ có thể kêu gọi được nguồn vốn từ thị trường chứng khoán nhằm phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình - Ngoài ra việc phát hành cổ phiếu Penny còn được xem như một bàn đạp để doanh nghiệp có khả năng được niêm yết ở những thị trường chứng khoán lớn hơn trong tương lai - Mức giá giao dịch của cổ phiếu Penny thường khá thấp, tuy nhiên khi doanh nghiệp phát triển lớn mạnh thì các nhà đầu tư có thể thu về nguồn lợi nhuận rất lớn Nhược điểm - Có tính thanh khoản thấp: Đa phần các loại cổ phiếu Penny có mức giá không cao, nên chúng không nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư. Khi giá cổ phiếu đã tăng lên thì nó cũng không nhận được quá nhiều sự quan tâm nên tính thanh khoản thường không cao - Penny được phát hành bởi những doanh nghiệp nhỏ nên các thông tin về báo cáo tài chính hay hoạt động của doanh nghiệp sẽ rất ít. Các nhà đầu tư khó có thể phân tích khả năng tăng trưởng của chúng trong tương lai - Vì là cổ phiếu của các doanh nghiệp nhỏ, có ít thông tin nên thường xảy ra tình trạng gian lận hay doanh nghiệp bị thua lỗ dẫn đến tình trạng phá sản nhanh chóng 3. Cổ phiếu Penny tiềm năng 2022 - Nhóm cổ phiếu thuộc họ nhà F Các cổ phiếu thuộc họ "nhà F" như là: ART, FLC, AMD, ROS, KLF và HQC…đây đều là những công ty hoạt động khá mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Ở những phiên giao dịch đặc biệt, các cổ phiếu của họ nhà F thường có xu hướng rủ nhau tăng trần. Có những mã cổ phiếu chưa đầy một năm đã tăng lên đến 61% giá trị trên thị trường. Cổ phiếu họ nhà F phần lớn có mức giá dưới 10.000 đồng/cổ phiếu và chúng được hậu thuẫn bởi những ông lớn nên việc đầu tư vào các cổ phiếu này cũng là một bước đầu tư an toàn và đúng đắn. - Nhóm cổ phiếu thuộc nhóm ngành ngân hàng Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng luôn luôn hot trong các giai đoạn phát triển của nền kinh tế thị trường. Ngoài ra giá cổ phiếu của nhóm ngành ngân hàng này đều nằm ở mức vừa phải, nhiều nhà đầu tư cá nhân hoàn toàn có thể bắt đầu việc đầu tư từ những loại cổ phiếu của các ngân hàng. Một vài mã cổ phiếu nổi bật có thể kể đến là: MBB, BVB, STB, VPB, LPB… và một số mã cổ phiếu của các ngân hàng đang chuẩn bị lên sàn cổ phần là những cổ phiếu mà nhà đầu tư nên lựa chọn. - Nhóm cổ phiếu thuộc lĩnh vực về dầu khí Với nhóm mã cổ phiếu của ngành dầu khí như: PVC, PVC, PVS sẽ bắt đầu có dấu hiệu tăng mạnh mẽ trở lại sau đại dịch Covid - 19. Tình hình chung giá của các nhóm mã ngành dầu khí luôn đi chung với xu hướng của thế giới, đặc biệt là ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Tuy sẽ có khó khăn để nâng cao số lần tài khoản nhưng cũng đem lại tốc độ tăng trưởng bền vững trên 15%/năm cho các nhà đầu tư chứng khoán. 4. Cách đầu tư Penny Stock ít rủi ro Cách đầu tư Penny ít rủi ro Sau đây sẽ là cách đầu tư Penny Stock ít rủi ro mà nhà đầu tư mới nào cũng cần phải tìm hiểu thật kỹ.  - Cần tìm hiểu rõ về các công ty trước khi đầu tư Ngoài việc dựa vào thông tin từ những báo cáo tài chính tốt của công ty thì các nhà đầu tư cũng nên tìm hiểu những thông tin của họ trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Một công ty mới startup để có thể phát triển trở thành một công ty vững mạnh cũng cần phải có thời gian. Do đó những chiến lược, mục tiêu và cả định hướng phát triển trong tương lai của công ty là điều mà cần lưu tâm. - Phải tìm hiểu rõ về kế hoạch của một công ty để đầu tư Những công ty nhỏ thường sẽ cần nguồn vốn đến từ các hoạt động bán cổ phiếu trên hầu hết sàn giao dịch. Việc bạn cần làm đó là tìm hiểu về những kế hoạch sắp tới của công ty đề ra, khi đó bạn có thể biết được khoản tiền của mình sẽ được đầu tư vào những dự án cụ thể nào. Như vậy bản thân nhà đầu tư có thể tự mình kiểm soát được nguồn tiền của mình một cách sát sao và an toàn nhất. - Nên mua các cổ phiếu Penny đã được niêm yết trên sàn chứng khoán Nếu là một nhà đầu tư mới thì bạn cần lựa chọn những loại cổ phiếu Penny đã được niêm yết trên sàn chứng khoán. Bởi vì những loại cổ phiếu của các công ty này sẽ có hồ sơ, báo cáo tài chính rõ ràng, mức độ rủi ro thường thấp hơn khi đầu tư trên thị trường OTC. - Ngoài ra nên đầu tư ngắn hạn với các cổ phiếu Penny Cổ phiếu Penny luôn được biết đến là một trong những loại cổ phiếu có sự biến động mạnh. Do vậy, bạn chỉ nên đầu tư nó trong ngắn hạn và không nên giữ chúng trong thời gian dài hạn. 5. Cách tạo ra các khoản đầu tư tiềm năng Hầu hết các nhà đầu tư đều rất dễ mắc sai lầm khi đầu tư tiền của họ vào bất kỳ ngành nào là "ngành hot" hay mới nhất. Vấn đề đó là vào thời điểm bạn nghe về tin tức lĩnh vực nào đang hot, điều đó có nghĩa là chúng đã nằm trong tầm ngắm của những người khác vào thời điểm đó. Việc trao đổi buôn bán vốn đã đông đúc, đã chín muồi và thường được định giá cao. Ngày nay động thái tiếp theo của ngành công nghiệp nóng mới nhất hầu như luôn luôn có xu hướng đi xuống. Khi nhắc đến cổ phiếu Penny stock, sự thay đổi từ xu hướng hiện tại sang mốt cũ thường dẫn đến việc cổ phiếu của tất cả các cổ phiếu Penny trong ngành nóng đó sẽ bị giảm đi đáng kể. Nên lời khuyên cho mọi người là "mua những cổ phiếu mà bạn biết". Nếu bạn là một người am hiểu về ngành khoa học y tế, bạn sẽ có lợi thế hơn khi giao dịch cổ phiếu thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học. Còn nếu bạn là một nhà lập trình viên Internet, lợi thế của bạn sẽ đến khi bạn tìm mua các công ty thuộc về công nghệ kỹ thuật khác nhau. Hoặc chỉ nên mua những loại cổ phiếu có ý nghĩa nhất đối với bạn hoặc bạn thật sự am hiểu về nó nhất. 6. Tổng kết Đầu tư ngoài việc đem lại cho bạn những lợi ích về khả năng sinh lời cao thì đi kèm với nó sẽ là những rủi ro mà bạn không thể tránh khỏi. Unica hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp cho mọi người có thể nắm được cách đầu tư Penny Stock ít rủi ro nhất. Để có thể đem lại nhiều lợi nhuận cho bản thân những nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường đầu tư chứng khoán. Chúc các bạn thành công!
28/03/2022
1698 Lượt xem