Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

11 Cách chào hỏi trước khi thuyết trình gây ấn tượng mạnh

Lời chào mở đầu bài thuyết trình đóng vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ gây ấn tượng, thu hút sự chú ý của người nghe mà còn tạo một khởi đầu suôn sẻ, giúp bạn tự tin hoàn thành tốt phần trình bày của mình. Nếu bạn đã quá chán với những lời chào hỏi khi thuyết trình thông thường, muốn học những kiểu chào hỏi mới mẻ hơn, hãy cùng Unica tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Áp dụng “Quy tắc một phút” khi xây dựng lời chào mở đầu bài thuyết trình

Một lời chào hỏi đúng trước khi thuyết trình giúp thiết lập các mối quan hệ và tạo ấn tượng ban đầu của người thuyết trình đối với khán giả. Đối với các nhà diễn thuyết, có một quy tắc rất quan trọng và phổ biến, được áp dụng rất nhiều và đem lại hiệu quả cao. Đó là Quy tắc một phút.

Các nhà diễn thuyết cho rằng, 1 phút đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng bởi nó quyết định trực tiếp tới thái độ của người nghe đối với bạn và tâm trạng của bạn trong suốt quá trình diễn thuyết. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu bạn là một diễn giả, việc xây dựng cho mình một lời chào mở đầu bài thuyết trình hấp dẫn và thú vị chính là yếu tố tạo nên sự thành công.

Để xây dựng được một lời chào mở đầu bài thuyết trình ấn tượng, bạn cần phải:

  • Tạo sự kích thích, chú ý qua câu mở đầu: Một câu hỏi gây tò mò, một trích dẫn ấn tượng hoặc một tình huống để khán giả chú ý vào bài thuyết trình của bạn chắc chắn sẽ là một ý tưởng mở đầu rất thú vị

  • Tạo sự gắn kết với khán giả: Ngoài mở đầu kích thích, bạn cũng có thể mở đầu bằng việc thể hiện sự đồng cảm, kết nối với khán giả thông qua các vấn đề thảo luận. Điều này giúp khán giả cảm thấy hứng thú, quan tâm hơn đến những chia sẻ của bạn trong buổi diễn thuyết.

  • Giới thiệu mục đích, vấn đề chính: Trong một khoảng thời gian ngắn, bạn cần nêu ra vấn đề chính mà bạn đề cập trong buổi thuyết trình. Nhấn mạnh vào sự quan trọng, giá trị của vấn đề đó để khán giả hiểu rằng nó quan trọng và cần quan tâm.

  • Tạo sự tò mò: Bên cạnh những câu chuyện, tình huống bạn lồng ghép trong lời mở đầu, bạn cũng cần sử dụng tông giọng, những cử chỉ ngôn ngữ cơ thể phù hợp để khiến khán giả tò mò, tập trung vào câu chuyện của bạn.

Bằng những thông tin tổng quan trên, bạn cần phải xác định được cụ thể trong lời mở đầu bài thuyết trình bạn sẽ trình bày những gì và trình bày như thế nào để lôi cuốn nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng hạn chế được những rủi ro, đảm bảo sự liền mạch trong lời mở đầu.

Áp dụng quy tắc một phút để mở đầu bài thuyết trình

Áp dụng quy tắc một phút để mở đầu bài thuyết trình

Các yếu tố cần có cho lời chào mở đầu bài thuyết trình

Tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể mà sẽ có những cách mở đầu bài thuyết trình khác nhau. Tuy nhiên, khi viết mở đầu bạn cần phải nắm bắt và đảm bảo đủ 4 yếu tố cơ bản dưới đây.

Chào mừng và giới thiệu

Quy tắc đầu tiên cần phải nhớ khi viết mở đầu bài thuyết trình đó là có lời chào mừng và giới thiệu rõ ràng. Mục đích để người nghe, đặc biệt là khách mời tham dự cảm thấy được tôn trọng. Đồng thời họ cũng sẽ. Việc đưa lời chào mừng và giới thiệu vào lời mở đầu thế hiện sự chuyên nghiệp, bài thuyết trình từ đó dễ gây ấn tượng và tạo thiện cảm với người nghe hơn.

Bạn có thể gây ấn tượng bằng cách tận dụng một số liệu thống kê đáng kinh ngạc, một câu danh ngôn nổi tiếng hoặc một câu hỏi tạo sự ý:

  • Vì sao cứ 100 ca tử vong tại Việt Nam, thì có 31 ca có nguyên nhân tử vong từ các bệnh tim mạch? Tôi sẽ phân tích và giải đáp nguyên nhân trong bài thuyết trình này.

  • Quý vị đã sẵn sàng khám phá những yếu tố then chốt giúp cho một chiến dịch Marketing trở nên viral chưa? Cùng tôi bắt đầu tìm hiểu ngay bây giờ.

  • Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao một số công ty luôn dẫn đầu, trong khi những công ty khác lại chìm vào quên lãng? Buổi thuyết trình hôm nay sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

Chào mừng và giới thiệu để một phần không thể thiếu khi mở đầu bài thuyết trình

Chào mừng và giới thiệu để một phần không thể thiếu khi mở đầu bài thuyết trình

Giới thiệu thành tích liên quan

Để thuyết phục người nghe và tạo ra sự tín nhiệm, bạn cần đưa ra những thành tích và kinh nghiệm bạn đã đạt được trong sự nghiệp của mình. Lưu ý, những thành tựu này cần có liên quan đến vấn đề của bài thuyết trình.

  • Tôi có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing, tham gia vào hàng nghìn các dự án thành công của các thương hiệu lớn như ABC, DEF. Nhờ đó mà tôi đã có những bài học, nguyên tắc đắt giá trong những giải pháp Marketing cho doanh nghiệp lớn và nhỏ.

  • Tôi đã điều hành công ty ABC suốt 20 năm qua, được vinh danh là Doanh nghiệp tiêu biểu của năm trong lĩnh vực công nghệ.

  • Chúng tôi đã đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, trong đó 95% nhân sự đạt được chứng chỉ quốc tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Giới thiệu một vài thành tích liên quan để người nghe tin tưởng vào bạn hơn

Giới thiệu một vài thành tích liên quan để người nghe tin tưởng vào bạn hơn

Giới thiệu chủ đề thuyết trình

Sau khi đã giới thiệu bản thân, kinh nghiệm và thành tích, bạn đừng quên đưa ra lời giới thiệu về chủ đề của buổi thuyết trình. Hãy cho khán giả biết họ sẽ thu được gì, nhận được gì khi dành thời gian để lắng nghe những điều bạn chia sẻ.

  • Tôi hy vọng sau buổi thảo luận hôm nay, quý khách có thể ứng dụng những giải pháp tôi đưa ra để tìm được hướng đi mới, thúc đẩy doanh thu hiệu quả trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế ngày nay.

  • Hôm nay, tôi muốn cùng các bạn bàn luận về các giải pháp Marketing cho doanh nghiệp để xây dựng hành trình khách hàng phù hợp với đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp.

Khi giới thiệu chủ đề chính của buổi thuyết trình, bạn cần tóm gọn và thể hiện phần trình bày một cách trực quan, logic.

Giới thiệu chủ đề của buổi thuyết trình để khán giả biết họ đang nghe những gì

Giới thiệu chủ đề của buổi thuyết trình để khán giả biết họ đang nghe những gì

Vào trọng tâm bài thuyết trình

Sau khi đã giới thiệu về các ý trên,cuối cùng bạn dẫn dắt khán giả của mình tập trung vào vấn đề của buổi thuyết trình bằng những câu dẫn ngắn gọn như:

  • Ngay bây giờ, chúng chúng ta cùng bắt đầu ngay thôi!

  • Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng, các bạn hãy tập trung lắng nghe.

Đi thẳng vào trọng tâm bài thuyết trình

Đi thẳng vào trọng tâm bài thuyết trình

Ý tưởng mở đầu phần thuyết trình hấp dẫn

Trong nội dung tiếp theo, Unica sẽ gợi ý ngay những ý tưởng chào hỏi khi mở đầu thuyết trình một cách ấn tượng nhất, tạo sự thành công cho buổi diễn thuyết của bạn.

Hãy nói về tương lai hoặc quá khứ

Một trong những kỹ thuật các diễn giả hay dùng thay cho cách mở bài thuyết trình thông thường, đó là nói về quá khứ hoặc tương lai. Phương pháp này được gọi là Symbouleutikon - hùng biện có chủ ý.

Để thực hiện kỹ thuật này, bằng cách diễn giải về một viễn cảnh có thể xảy ra trong tương lai, bạn phải làm sao khiến người nghe hành động. Tương tự như vậy, bạn cũng phải kiến khán giả cũng có những phản ứng nếu bạn nói về quá khứ. Bằng cách sử dụng những bài học thành công hoặc thất bại của những người đi trước, bạn sẽ dễ dàng kết nối khán giả với nội dung của buổi thuyết trình.

Sử dụng phương pháp Symbouleutikon để thu hút khán giả

Sử dụng phương pháp Symbouleutikon để thu hút khán giả

Bắt đầu với một câu chuyện, trò đùa hoặc một sự kiện lịch sử

Một trong những cánh chào hỏi ấn tượng mở đầu bài thuyết trình là bạn đưa ra một câu chuyện, một trò đùa hoặc một sự kiện lịch sử. Lưu ý, những câu chuyện bạn định kể cần liên quan đến chủ đề và nội dung mà bạn định thuyết trình sau đó.

Cách này khiến khán giả bị thu hút vào nội dung mà bạn chia sẻ, từ đó có phản hồi tích cực và thích thú. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lưu ý lựa chọn  câu chuyện, trò đùa hoặc một sự kiện lịch sử đúng chỗ và đúng lúc.

Ví dụ, bạn muốn thuyết trình về chủ đề liên quan đến nghị lực, khả năng vượt khó trong cuộc sống. Bạn hãy bắt đầu bằng câu chuyện của người thầy vĩ đại Nguyễn Ngọc ý. Thầy đã kiên trì vượt lên mọi nghịch cảnh trong cuộc sống, đem đến con chữ cho nhiều người, giúp họ tiếp xúc với nền giáo dục mới.

Kể về một câu chuyện, trò đù hoặc nhân vật, sự kiện lịch sử để bắt đầu

Kể về một câu chuyện, trò đù hoặc nhân vật, sự kiện lịch sử để bắt đầu

Chia sẻ những trải nghiệm cá nhân

Chào hỏi bằng cách chia sẻ bằng những trải nghiệm cá nhân là một trong những cách phổ biến trong cuộc thuyết trình. Bạn lựa chọn bất kỳ một trải nghiệm sai lầm, thú vị nào đó của bản thân trong quá khứ, miễn là nó gắn liền với đề tài thuyết trình của bạn.

Với cách chào hỏi này, khán giả sẽ hình dung rõ hơn về bạn, giúp tạo mối liên kết ban đầu. Bạn cần tỏ ra chuyên nghiệp, thân thiện tập trung vào những câu chuyện cá nhân. Khi sử dụng những trải nghiệm cá nhân, bạn có thể thoải mái kể theo hướng hài hước bởi đây là câu chuyện có thật từ trải nghiệm của bạn, nên sẽ không gây ra hiểu nhầm.

Nói về trải nghiệm cá nhân để mở đầu bài thuyết trình

Nói về trải nghiệm cá nhân để mở đầu bài thuyết trình

Chỉ ra vấn đề hoặc cơ hội của người nghe

Nếu bạn đang bị bí ý tưởng mở đầu bài thuyết trình, gợi ý dành cho bạn đó là nên viết dạng chỉ ra vấn đề hoặc cơ hội. Khi viết mở đầu dạng này, bạn sẽ thấy người nghe tập trung hơn, bởi ai chẳng muốn được nghe một cái gì đó mang lại lợi ích cho bản thân mình. Viết dạng mở đầu chỉ ra vấn đề hoặc cơ hội cho người nghe, mục đích để kích thích, khiến người nghe cảm thấy bài thuyết trình của bạn thú vị, từ đó họ muốn tập trung lắng nghe nhiều hơn. Việc chỉ ra vấn đề hoặc cơ hội của người nghe được đánh giá là phương pháp hiệu quả để khán giả cảm thấy được kết nối mạnh mẽ với bài thuyết trình của bạn. 

Nêu được vấn đề hoặc cơ hội của người nghe để thu hút người nghe

Nêu được vấn đề hoặc cơ hội của người nghe để thu hút người nghe

Gây chú ý bằng những khoảng im lặng

Trong một lời chào thuyết trình, việc cứ nói liên tiếp gây ra tình trạng kém hấp dẫn. Vì vậy. một khoảng lặng tạm ngừng nghỉ kéo dài vài giây sẽ ngay lập tức kéo lại sự tập trung của khán giả. Việc bạn im lặng sẽ khiến nhiều người cảm thấy tò mò và dành nhiều sự để tâm đến bạn.

Trình bày câu chuyện

Để làm nóng không khí buổi thuyết trình, rất nhiều diễn giả cũng lựa chọn bằng cách bắt đầu một câu chuyện, mục đích nhằm nâng cao sự quan trọng cảu chề bài thuyết trình. Việc lựa chọn câu chuyện thú vị hoặc những nhân vật nổi tiếng có thật sẽ giúp lời mở đầu trở nên thu hút hơn.

Ví dụ như bạn đang thuyết trình về việc ăn chay, bạn đưa ra những dẫn chứng về trường hợp ăn chay nhưng vẫn đảm bảo được sức khỏe, thậm chí còn có thể chữa khỏi một số loại bệnh.

Gây chú ý bằng việc trình bày những câu chuyện

Gây chú ý bằng việc trình bày những câu chuyện

Sử dụng trích dẫn

Việc sử dụng các trích dẫn phù hợp từ những người nổi tiếng hoặc những câu ca dao tục ngữ, là cách nhanh nhất để tạo ấn tượng với khán giả qua lời chào mở đầu bài thuyết trình. Các trích dẫn này có tác dụng liên kết và giúp người nghe dễ dàng hình dung ra chủ đề, kích thích tò mò về bài thuyết trình của bạn.

Trình chiếu hình ảnh hoặc video mở đầu cùng lời chào

Bạn hoàn toàn có thể bắt đầu mở bài thuyết trình của mình bằng một đoạn video ngắn. Điều này giúp mọi người tập trung, chú ý hơn. Thông qua video cũng là một cách để diễn giả dẫn dắt khán giả của mình đi vào trọng tâm của nội dung bài thuyết trình.

Nếu như không sử dụng một đoạn video, bạn cũng có thể thay bằng một hình ảnh hài hước, một bức tranh biếm họa sẽ giúp bạn gây ấn tượng với người nghe. Một số diễn giả nổi tiếng cho rằng những video, hình ảnh sẽ khiến người nghe dành thời gian suy ngẫm về thông điệp của chúng.

Trình chiếu video để ăng sự hấp dẫn cho bài thuyết trình

Trình chiếu video để ăng sự hấp dẫn cho bài thuyết trình

Trình bày số liệu thú vị

Một trong những câu chào khi thuyết trình khiến giả cảm thấy tâm phục khẩu phục là đưa cho họ những số liệu thống kê cụ thể. Nó giống như là cách “nói sách mách có chứng” ngay lập tức thôi miên người nghe tin hơn vào bài thuyết trình.

Đặt câu hỏi

Mặc dù mở đầu bằng cách đặt câu hỏi là một cách khá phổ biến, nhưng đây là một trong những cách luôn để lại ấn tượng tốt với khán giả. Những câu hỏi khiến cho người nghe thấy hứng thú và quan tâm và tò mò muốn đi tìm câu trả lời trong bài thuyết trình của bạn. 

Việc của bạn cần làm là đưa ra những câu hỏi có liên quan trực tiếp, gián tiếp đến chủ đề mà bạn sắp thuyết trình. Nếu bạn chọn mở đầu bài thuyết trình bạn cũng biết cách chọn lọc những câu hỏi có ý nghĩa quan trọng, gây hứng thú với người nghe, chỉ có như vậy người nghe mới quan tâm đến bài thuyết trình của bạn. 

Ví dụ như bạn đang muốn thuyết trình chủ đề "tên thương hiệu"

  • Trước khi bắt đầu bài thuyết trình của mình, mình muốn hỏi các bạn chai nước bạn đang uống có nhãn hiệu của doanh nghiệp nào? 

  • Bạn có biết đến túi xách nào của Dior đang được nhiều người săn đón nhất hiện nay? 

thuyet-trinh

Dùng một trò đùa tinh tế để mở đầu

Lời chào thuyết trình bằng một trò đùa tinh tế, tại sao không? Việc mở đầu bằng cách tạo ra không gian và cảm giác thoải mái cho người nghe chính là “chiếc chìa khóa vàng” giúp bạn mở cánh cửa trở thành nhà thuyết trình chuyên nghiệp. 

Khi có trong tay lời chào hỏi trước khi thuyết trình ấn tượng với người nghe, một kịch bản thuyết trình hay, người thuyết trình sẽ ở thế chủ động, tự nhiên dẫn dắt, thu hút, khơi gợi sự tập trung của người nghe vào nội dung chính mà mình sắp trình bày. Bạn hãy trau dồi thêm vốn từ của mình để xây dựng những kịch bản thuyết trình độc đáo, có một không hai.

Kích thích trí tưởng tượng của khán giả

Việc yêu cầu người nghe tưởng tượng và hình dung một điều gì đó là cách để khiến họ tập trung vào bài thuyết trình của bạn ngay lập tức. Chỉ với việc sử dụng những từ “tượng tượng”, “hãy hình dung” để thúc đẩy khả năng suy nghĩ của khán giả. Từ đó giúp đẩy cảm xúc của người nghe lên cao, họ sẽ dễ dàng đồng cảm, quan tâm đến những gì mà bạn sắp nói.

 

Tìm cách kích thích trí tưởng tượng, sự tò mò của khán giả

Tìm cách kích thích trí tưởng tượng, sự tò mò của khán giả

Mẫu lời chào mở đầu theo từng chủ đề

Tùy vào từng chủ đề thảo luận, nhà diễn giả cần phải biết lựa chọn và xây dựng lời chào mở đầu bài thuyết trình sao cho phù hợp với hoàn cảnh nhất. Sự dẫn dắt nhẹ nhàng, vừa đủ sẽ tạo ấn tượng mạnh mẽ giúp bài phát biểu của bạn trở nên hoàn hảo hơn. Dưới đây là một số mẫu lời chào mở đầu bài thuyết trình để bạn tham khảo: 

Trình bày một dự án nào đó với khách hàng

Đây là ví dụ về lời chào mở đầu cho bài thuyết trình về một dự án với khách hàng: 

“ Kính chào quý vị đại diện của công ty ABC!

Trước hết, tôi xin phép được giới thiệu. Tên tôi là Nguyễn Văn A, hiện tôi đang giữ chức Trưởng phòng Marketing của công ty Agency. Hôm nay, tôi rất vinh dự khi được đại diện cho đội ngũ nhân sự của chúng tôi trình bày về dự án mà chúng tôi đã phát triển trong thời gian qua.

Với những nghiên cứu từ thị trường nước ngoài, cùng với dự án kiểm thử hiệu quả của nghiên cứu. Chúng tôi tự tin muốn đưa ra những giải pháp Marketing cùng với lợi ích mà giải pháp này đem lại. Nội dung của buổi thuyết trình này sẽ bao gồm phạm vi của dự án, nguyên nhân chủ quan và khách quan và cuối cùng là giải pháp đề xuất.

Tôi rất mong nhận được sự tương tác và đóng góp ý kiến từ quý vị để chúng ta có thể cùng nhau thảo luận, tìm ra được phương án tốt nhất cho dự án này. Cảm ơn quý vị đã dành thời gian tham dự buổi thuyết trình ngày hôm nay.”

Mẫu trình bày dự án với khách hàng

Mẫu trình bày dự án với khách hàng

Giới thiệu văn hóa công ty với các nhân sự mới

Mỗi khi có nhân sự mới đến với công ty đều cần tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp để dễ dàng hội nhập. Dưới đây là mẫu tham khảo lời chào đầy ấn tượng để chào đón và giới thiệu về văn hóa công ty cho nhân sự mới như sau:

“ Xin chào các anh/chị. Tôi tên là Nguyễn Thị B - Phó phòng nhân sự tại công ty DCF. Hôm nay, tôi cùng anh/chị sẽ dành thời gian để tìm hiểu về văn hóa của công ty chúng ta. Đồng thời, tôi cũng muốn trao đổi thêm với anh/chị về định hướng và kỳ vọng của công ty.

Thời gian diễn ra cuộc họp dự kiến kéo dài khoảng 2 tiếng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào nào trong quá trình buổi họp, bạn hãy cho tôi biết bằng cách giơ tay để tôi kịp thời giải đáp cho các bạn. 

Trước khi bắt đầu, anh/chị hãy điền vào tờ giấy đang có sẵn trên mặt bàn. Trong tờ giấy có một số câu hỏi để chúng tôi hiểu rõ hơn về mong muốn của anh/chị đối với công ty. Chúng ta có 5 phút để trả lời và chia sẻ với người ngồi bên cạnh mình.”

Mẫu giới thiệu văn hóa công ty với nhân sự mới

Mẫu giới thiệu văn hóa công ty với nhân sự mới

Diễn thuyết trong hội nghị

Trong các cuộc hội nghị, vai trò của người diễn thuyết là rất quan trọng. Để thu hút khán giả chú ý, nhiều diễn giả áp dụng bằng cách kể chuyện, đưa ra một dẫn chứng để tạo một lời chào hấp dẫn khán giả. Ví dụ cụ thể như sau:

“Xin chào toàn thể các anh/chị, tôi tên là Lê Văn D hiện đang là Giám đốc điều hành của công ty DCP. Chắc hẳn tất cả các quý vị ở đây không còn quá xa lạ với thương hiệu nảy - một sản phẩm dinh dưỡng đối với trẻ em. 

Trong suốt 10 năm qua, tôi đã đồng hành cùng với nhiều doanh nghiệp khác, nghiên cứu và phát triển những thực phẩm như DFV, DPS,.. Đây đều là những sản phẩm hiện đang được rất nhiều người sử dụng.

Để đạt được sự thành công ngày hôm nay, tôi cũng đã phải trải qua những ngày rất vất vả khó khăn. Từ quá trình tìm nguồn nguyên liệu, cho đến các đơn vị sản xuất,... tất cả đều có những vấn đề phát sinh. Nhiều lúc tôi nản lòng vì cứ giải quyết được vấn đề này là vấn đề khác lại xuất hiện khiến một doanh nghiệp non trẻ như DCP lúc đó phải gồng mình xoay xở.

Hôm nay, tôi đứng để ở đây vì tôi có một mong muốn được giúp đỡ các quý vị thành công trên thị trường Việt Nam. Trong buổi diễn thuyết hôm nay, tôi sẽ chia sẻ quy trình xây dựng thương hiệu, những thách thức khó khăn và giải pháp của tôi trong suốt hành trình vừa rồi.”

Mẫu diễn thuyết trong hội nghị

Mẫu diễn thuyết trong hội nghị

Mẫu lời chào mở đầu bài thuyết trình trong buổi báo tổng kết

Trong những buổi báo cáo tổng kết cuối năm ở doanh nghiệp hay ở trường học cũng cần phải bắt đầu bằng lời chào trước khi thuyết trình để thu hút sự chú ý. 

Dưới đây là một mẫu trình bài báo cáo tổng kết cuối năm để bạn tham khảo:

“Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng gửi lời chào thân mật và lời cảm ơn đến tất cả mọi người đã có mặt trong buổi báo cáo ngày hôm nay.

Tên tôi là Nguyễn Văn C, đại diện của phòng Kinh Doanh. Tại buổi báo cáo tổng kết ngày hôm nay, tôi muốn chia sẻ đến mọi người những kết quả doanh thu mà phòng Kinh Doanh đã đạt được trong quý vừa rồi. Đồng thời, tôi cũng muốn chia sẻ các phương án nhằm thúc đẩy doanh thu của công ty trong thời gian sắp tới.

Tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận về kết quả đạt được cũng như xu hướng phát triển tốt nhất cho công ty trong tương lai.”

Mẫu lời chào mở đầu bài thuyết trình trong buổi báo tổng kết

Mẫu lời chào mở đầu bài thuyết trình trong buổi báo tổng kết

Cách mở đầu bài thuyết trình về chiến lược công ty

Thông thường, tại các buổi thuyết trình về chiến lược công ty, người diễn thuyết sẽ là những lãnh đạo cấp cao hoặc là người quản lý của công ty. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì ở bất kỳ vị trí nào bạn cần phải nắm được một cách mở đầu bài thuyết trình về chiến lược cho doanh nghiệp.

Bạn tham khảo một mẫu thuyết trình về chiến lược công ty của Unica sau đây:

“ Xin chào tất cả mọi người. Tôi tên là Trần Thị D. Rất hân hạnh khi được đứng ở đây để chia sẻ về chiến lược phát triển của công ty. Tôi rất mong rằng phần chia sẻ này sẽ là một định hướng mới cho các bước đệm tiền đề cho xu hướng phát triển của công ty sau này. 

Tôi mong rằng mọi người ở đây sẽ đóng góp và xây dựng ý kiến một cách sôi nổi. Chúng ta cùng nhau hoàn thiện chiến lược chung một cách hiệu quả và đạt được mục tiêu lớn hơn trong tương lai.”

Mẫu mở đầu bài thuyết trình về chiến lược công ty

Mẫu mở đầu bài thuyết trình về chiến lược công ty

Lời mở đầu thuyết trình nhóm sinh viên/ học sinh

Chắc hẳn khi đi học, các bạn thường xuyên phải làm việc nhóm, thuyết trình sản phẩm trước lớp. Những bạn có trách nhiệm mở đầu lời chào hỏi nếu cảm thấy lúng túng trước khi thuyết trình thì tham khảo bài mẫu dưới đây:

  • Mở đầu bài thuyết trình với dự án, chủ đề cụ thể: “Xin chào thầy cô và các bạn. Chúng em là nhóm 4, bao gồm các bạn Nguyễn Văn A, Trần Thị C, Lê Thu D. Hôm nay chúng em ở đây để chia sẻ về một vấn đề mà hiện nay ai cũng đang quan tâm, đó là vấn đề ô nhiễm môi trường. Với tình trạng ô nhiễm môi trường lớn như hiện nay, chúng em đã nghiên cứu và đề xuất được những giải pháp giúp bảo vệ môi trường một cách hiệu quả. Mời thầy cô và các bạn cùng nhau đi tìm hiểu những giải pháp của chúng em qua bài thuyết trình ngày hôm nay.”

  • Mở đầu bài thuyết trình về dự án môn học: “ Xin chào các thầy cô và các bạn, chúng em là nhóm 4. Thời gian qua, chúng em đã có ba tháng thử sức xây dựng và vận hành dự án ADF. Hôm nay, chúng em xin được phép báo cáo về những thành tựu mà nhóm đã thu hoạch được thông qua dự án này. Hy vọng rằng, bài báo cáo của nhóm sẽ nhận được nhiều góp ý xây dựng từ thầy cô và các bạn”.

Gợi ý mẫu mở đầu thuyết trình cho nhóm học sinh/sinh viên

Gợi ý mẫu mở đầu thuyết trình cho nhóm học sinh/sinh viên

Cách mở đầu bài thuyết trình báo cáo tốt nghiệp

Thông thường trong bài thuyết trình báo cáo tốt nghiệp đều bị giới hạn thời gian. Vậy nên các bạn cũng không nên sử dụng những cách giới thiệu dài dòng mà nên tập trung dẫn dắt vào thẳng trọng tâm. Ví dụ như một vài mẫu sau đây:

  • Lời mở đầu bài báo cáo thực tập tốt nghiệp:” Chào quý thầy cô và doanh nghiệp, Tên em là Nguyễn Văn A, hiện đang là sinh viên khoa Marketing trường đại học A. Trong bài báo cáo hôm nay, em xin phép được trình bày cụ thể các phần chính của dự án thực tập của em bao gồm những phần A, phần B, phần C… Bên cạnh đó, em cũng đã đưa ra những dữ liệu và thông tin dự án đã thu thập được trong kỳ thực tập vừa qua.

  • Lời chào mở đầu bài báo cáo khóa luận/đề án tốt nghiệp:” Kính chào thầy cô, em tên là Nguyễn Văn A, sinh viên khoa Marketing trường đại học A. Trong quá trình nghiên cứu của mình, em nhận thấy rằng có rất nhiều doanh nghiệp còn đang bế tắc trong việc tìm kiếm các giải pháp Marketing. Vì vậy trong buổi báo cáo ngày hôm nay, em xin phép được trình bày Những giải pháp Marketing cho doanh nghiệp. Em rất mong nhận được những phản hồi, đánh giá từ thầy cô về đề tài này.”

Mẫu mở đầu bài thuyết trình báo cáo tốt nghiệp

Mẫu mở đầu bài thuyết trình báo cáo tốt nghiệp

Những điều nên tránh trong lời chào hỏi mở đầu phần thuyết trình

Chào hỏi trước khi thuyết trình là một bước quan trọng để tạo dựng sự chuyên nghiệp, thiện cảm và sự chú ý của khán giả. Để tạo dựng sự chuyên nghiệp và thiện cảm khi chào hỏi trước khi thuyết trình, hãy tránh những sai lầm phổ biến như sau:

  • Không nên liên tục phóng đại tùy tiện các thông tin. 

  • Giọng nói cần phải ổn định, không thể hiện sự hồi hộp, gấp gáp vội vàng.

  • Lời chào cần ngắn gọn, không quá dài dòng.

  • Không đặt mục tiêu rõ ràng cho bài thuyết trình dẫn đến khó hiểu cho người xem.

  • Tránh sử dụng những ngôn ngữ khó hiểu, phức tạp hoặc quá chuyên nghiệp khiến người nghe bị khó chịu.

  • Không sử dụng những trò chơi, trò đùa không phù hợp với đối tượng khán giả.

Tổng kết

Qua bài viết trên, Unica đã chia sẻ cho bạn các lời chào mở bài đầu bài thuyết trình ấn tượng, giúp thu hút nhiều khán giả chú ý vào bài diễn thuyết của bạn. Khi đã nắm bắt được các lời chào thuyết trình hay, bạn có thể học thuyết trình ngay tại nhà như tập nói trước gương, tự thu âm lại để điều chỉnh tông giọng,.. để buổi thuyết trình tự nhiên, đạt hiệu quả nhất.

[Tổng số: 75 Trung bình: 2]
Trở thành hội viên
Author
Phan Quốc Việt Diễn giả - CEO Tâm Việt Group
Phan Quốc Việt Người sáng lập, Chủ tịch HĐQT Tâm Việt Group. Tác giả - Diễn giả, MC truyền hình. Phó Chủ tịch thứ nhất Hiệp hội Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam. Tiến sĩ Toán - L&yac...