Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Earned Media là gì? Phân biệt Earned Media, Owned Media và Paid Media

Mua 3 tặng 1

Earned Media là một khái niệm khá phổ biến trong lĩnh vực marketing, tiếp thị và quảng cáo. Tuy nhiên nếu bạn là một tân binh hoàn toàn mới chập chững bước chân vào lĩnh vực này thì chắc chắn thuật ngữ Earned Media vẫn còn khá xa lạ. Hơn nữa, mọi người còn dễ nhầm lẫn với những khái niệm khác như Owned media và Paid Media. Vậy Earned Media là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé. 

1. Earned Media là gì?

Earned Media (Tiếng Việt: Truyền thông kiếm được) là một khái niệm trong lĩnh vực marketing và truyền thông, đề cập đến mọi hoạt động quảng bá hoặc nhận diện thương hiệu mà không phải trả phí một cách trực tiếp. Hiểu một cách đơn giản, Earned Media là các phương tiện truyền thông không phải do công ty tạo ra mà bằng các phương pháp khác nhau như: thông qua khách hàng, người hâm mộ trên mạng xã hội, báo chí hoặc người viết Blog. 

Có thể lấy một số ví dụ về Earned Media như: Đánh giá và lời chứng thực của khách hàng, chia sẻ bất kỳ nội dung nào về thương hiệu hoặc doanh nghiệp của bạn, các bài đăng trên Blog về doanh nghiệp hoặc các bài viết trên tạp chí và bài báo.

Không giống như Owned media, Earned Media là sự quảng bá, đưa tin bởi các cơ quan hoặc ấn phẩm bên ngoài. Một số thương hiệu sẽ cung cấp thông tin về chiến dịch mà họ đang chạy để có thể thực hiện Earned media dưới dạng câu chuyện tin tức. 

Earned Media la gi

Giải thích thuật ngữ Earned Media 

2. Ưu nhược điểm của Earned Media là gì?

Earned Media giúp xây dựng danh tiếng, tạo tin tưởng cho khách hàng và thúc đẩy sự phát triển của doanh thu một cách tự nhiên. Cũng như những loại hình truyền thông khác, Earned Media cũng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Cụ thể vấn đề này như sau:

2.1. Ưu điểm của Earned Media

- Tăng cường độ tin cậy: Earned Media được tạo ra bởi người dùng thực tế, thể hiện ý kiến và trải nghiệm chân thực của họ. Khách hàng có xu hướng tin tưởng những người giống họ hơn so với tin tưởng vào nội dung do doanh nghiệp tạo ra. Earned Media mang đến bằng chứng xã hội mạnh mẽ, củng cố niềm tin của khách hàng vào thương hiệu.

- Tăng cường sự tương tác: Earned Media khuyến khích người dùng tham gia tương tác với thương hiệu bằng cách: đánh giá sản phẩm, chia sẻ nội dung, bình luận,.. Tương tác này giúp xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn giữa thương hiệu với khách hàng.

- Cải thiện hiệu quả marketing: Earned Media có nội dung do người dùng tạo ra nên thường thu hút và gây sự chú ý cao hơn so với nội dung do doanh nghiệp tạo ra. Điều này giúp thu hút khach hàng tiềm năng một cách hiệu quả. Earned Media tăng hiệu quả chiến dịch marketing với chi phí thấp hơn so với Paid Media.

- Tối ưu hiệu suất chi phí tốt: Earned Media sẽ không trả tiền trực tiếp cho mỗi lượt hiển thị hoặc lượt nhấp chuột. Vì vậy, Earned Media có thể sẽ có chi phí thấp hơn so với những hình thức quảng cáo trả tiền.

- Mở rộng tiếp thị miễn phí: Khi người tiêu dùng chia sẻ hoặc tạo ra nội dung về thương hiệu, nó có thể lan rộng tiếp thị của bạn mà không cần đầu tư quá nhiều chi phí và nguồn lực.

2.2. Nhược điểm của Earned Media

- Hạn chế kiểm soát: Truyền thông kiếm được sẽ khó để kiểm soát hoàn toàn nội dung. Vì nội dung ở đây sẽ do người dùng hoặc do yếu tố bên ngoài tạo ra. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ tiêu cực hoặc thông tin sai lệch về thương hiệu.

- Khó đo lường cũng như dự đoán: Nhược điểm tiếp theo của Earned Media đó là rất khó để biết khi nào nó sẽ xuất hiện. Từ việc khó dự đoán sự xuất hiện này sẽ khiến việc đo lường hiệu suất và tính toán ROI gặp nhiều khó khăn.

- Tốn nhiều thời gian và công sức: Để xây dựng thành công kế hoạch truyền thông kiểm soát sẽ cần rất nhiều thời gian và công sức để tạo ra được sự chú ý và tương tác từ cộng đồng.

- Không ổn định: Earned Media khó để đảm bảo và nó cũng có thể tăng giảm theo thời gian.

3. Các hình khác nhau của Earned media

Giống như những phương tiện truyền thông phải trả tiền và phương tiện truyền thông sở hữu, Earned media có thể chia nhiều hình thức khác nhau như: 

Một blog quyết định xem sản phẩm của bạn

Hiện nay, rất nhiều thương hiệu trả tiền cho các blogger hoặc cung cấp sản phẩm miễn phí để đổi lại các đánh giá từ họ, đây cũng được coi là hình thức truyền thông phải trả tiền. Nhưng neus một blogger họ yêu thích bất cứ thương hiệu nào đó dẫn đến họ quyết định viết hoặc tạo một video đánh giá về nó mà bên cung cấp sản phẩm/dịch vụ không phải trả tiền cho họ, đó là một loại phương tiện kiếm được.

Những người thường xuyên theo dõi truyền thông xã hội chia sẻ của người có ảnh hưởng hoặc bài đăng của thương hiệu

Có rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đang thực hiện chiến dịch thuê những người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội được gọi là KOLs để quảng bá sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp đó, đây được coi là một phương tiện kiếm được (nó được trả tiền). Nhưng bất kỳ chia sẻ, lượt thích, bình luận hoặc tin nhắn mà bài đăng nhận được là một phương tiện kiếm được. 

Báo chí đề cập thương hiệu của bạn

Đối với tất cả các bài báo, kênh chia sẻ thông tin, mạng xã hội nào có để cập đến thương hiệu của bạn tỏng một câu chuyện tin tức haowjc bài báo... đó chính là một Earned media. Theo Nielsen, loại Earned media (nội dung biên tập) này là thứ đáng tin cậy thứ ba.

Xếp hạng kết quả tìm kiếm không phải trả tiền

Xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm trên Google (hoặc Bing, nếu khách hàng của bạn theo cách đó) là một cách khác để kiếm phương tiện truyền thông. Để được tính là phương tiện kiếm được, nội dung cần có thứ hạng đó một cách hữu cơ, nghĩa là bạn không thể trả tiền cho vị trí nổi bật.

4. Sự khác biệt giữa Earned Media, Paid media, Owned Media

Sau khi giải thích thuật ngữ Earned Media là gì, mời bạn đọc tìm hiểu sự khác biệt giữa Earned Media, Paid media, Owned Media

4.1. Earned Media

Nếu các trang web thuộc sở hữu của phương tiện truyền thông là đích đến thì Earned Media chính là phương tiện giúp mọi người đến đó.

Một trang web hoặc trang mạng xã hội có ích lợi gì nếu không ai nhìn thấy hoặc tương tác với nó? Đó là nơi mà Earned Media xuất hiện. Earned Media về cơ bản là truyền miệng trực tuyến, thường được xem dưới dạng xu hướng lan truyền, đề cập, chia sẻ, đăng lại, đánh giá, đề xuất hoặc nội dung do các trang web của bên thứ ba chọn. Một trong những động lực hiệu quả nhất của Earned Media là sự kết hợp của thứ hạng không phải trả tiền trên công cụ tìm kiếm và nội dung được phân phối bởi thương hiệu. Thứ hạng trang đầu tiên và nội dung tốt thường là động lực lớn nhất.

Xếp hạng trên trang đầu tiên trên công cụ tìm kiếm của các trang web và các liên kết nội dung được chia sẻ cao hơn, đó là lý do tại sao một chiến lược SEO tốt là rất quan trọng. Cho dù đó là blog, đồ họa thông tin, video, thông cáo báo chí, hội thảo trên web hay sách điện tử, điểm mấu chốt là nội dung phải đáng giá để nhận được giá trị của Earned Media; đó là lý do tại sao một chiến lược nội dung tuyệt vời cũng rất quan trọng.

4.2. Owned Media

Owned Media là bất kì thuộc tính web nào mà bạn có thể xây dựng cho thương hiệu của mình. Đó có thể là một Website, các trang Blog hoặc các kênh truyền thông xã hội. Các kênh như mạng xã hội và blog là phần mở rộng của trang web và cả ba kênh đều là phần mở rộng của toàn bộ thương hiệu doanh nghiệp. Bạn càng sở hữu nhiều Owned Media, bạn càng có nhiều cơ hội mở rộng sự hiện diện thương hiệu của mình trong lĩnh vực kỹ thuật số. 

khac biet Earned Media, Paid media, Owned Media

Sự khác biệt giữa Earned Media, Paid media, Owned Media

4.3. Paid Media

Hiểu được Earned Media là gì, Owned Media là gì, vậy Paid Media có điểm gì khác biệt so với hai hình thức truyền thông trên.

Paid Media là một cách tốt để quảng bá truyền tải nội dung (Execution) nhằm thúc đẩy Earned Media cũng như hướng lưu lượng truy cập đến các thuộc tính của Owned Media.

Trả tiền để quảng cáo nội dung có thể giúp thu hút và tạo ra nhiều tương tác của khách hàng tiềm năng. Các trang web truyền thông xã hội như Facebook, Twitter và LinkedIn cung cấp quảng cáo có khả năng giúp thúc đẩy nội dung cũng như trang web của bạn. Một cách khác để tiếp cận nhiều hơn cho nội dung của bạn là trả tiền cho những người có ảnh hưởng để đại diện cho các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Sử dụng nhắm mục tiêu lại, trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột (PPC) và quảng cáo hiển thị hình ảnh là một cách hiệu quả và trực tiếp hơn để hướng người tìm kiếm đến các trang web của doanh nghiệp bạn, để giúp tăng lưu lượng truy cập và tỷ lệ chuyển đổi.

5. Mối quan hệ của Earned Media, Owned Media và Paid Media

- Cả ba hình thức Earned Media, Owned Media và Paid Media đều quan trọng đối với chiến lược truyền thông kỹ thuật số. Tùy thuộc vào ngân sách, nguồn lực và chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp có thể lựa chọn một hình thức phù hợp nhất với mục tiêu chiến dịch Marketing đã đề ra. 

- Owned Media là một phần mở rộng của thương hiệu của bạn và tạo ra các hình thức đa dạng khác để khách hàng tương tác với thương hiệu của bạn.

- Earned Media tương đương với truyền miệng trực tuyến và là phương tiện thúc đẩy lưu lượng truy cập, mức độ tương tác và tình cảm xung quanh một thương hiệu. Mặc dù có nhiều cách khác nhau khi sử dụng Earned Media, nhưng các chiến lược nội dung và SEO tốt là những chiến lược được kiểm soát và hiệu quả nhất.

- Paid Media là một cách tuyệt vời để quảng cáo nội dung nhằm tạo ra nhiều Earned Media hơn và cũng có thể được sử dụng để hướng lưu lượng truy cập trực tiếp đến các thuộc tính của Owned Media. 

Moi quan he Earned Media, Owned Media và Paid Media

Mối quan hệ giữa Owned media, Paid Media, Earned Media

6. Ví dụ minh họa về sự kết hợp thành công của Paid Owned và Earned Media

Dưới đây là ví dụ minh hoạ về sự kết hợp thành công của Paid Owned và Earned Media. Cụ thể như sau:

Chiến dịch marketing của Điện máy xanh vào năm 2016. Theo các báo, kênh paid mà nhãn hàng sử dụng thì đã giúp cho người tiêu dùng sẽ biết được về "cơn lốc màu xanh" qua quảng cáo trên Facebook hoặc Youtube. Nếu muốn lan truyền mạnh mẽ thì chắc chắn sẽ phải có sự góp mặt của kênh paid trả phí.

Bên cạnh đó, kênh owned chính là Facebook Fanpage. Tại đây đăng tải cac nội dung bắt trend, hài hước, châm biếm rất "trendy" để tạo thêm chất xúc tác giúp thương hiệu Điện máy xanh lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội. Từ đó được nhiều người biết đến nhiều hơn.

Như vậy kết quả Điện máy xanh đã thu về được kênh earned - các cuộc thảo luận, chia sẻ của khách hàng và công chúng. Dựa theo thống kê của Buzzmetrics, chỉ trong vòng 1 tháng rưỡi sau khi xuất hiện, clip của Điện máy xanh đã viral khắp các nơi, tạo ra được hơn 400k lượt bình luận và chia sẻ, vượt xa các đối thủ điện máy khác như: Điện máy chợ lớn, Pico, Nguyễn Kim, Thiên Hoà,...

Bên cạnh đó, kênh owned chính là Facebook fanpage đăng tải các nội dung hài hước, châm biếm rất “trendy” như Rồng Pikalong, Lạc trôi… tạo thêm chất xúc tác cho ĐMX lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội.

Như vậy có thể thấy rằng nếu chỉ sử dụng đơn lẻ từng kênh, chắc chắn Điện máy xanh sẽ không tạo được ấn tượng, không thể thu hút nhiều người và tạo ra được sự thành công lớn như vậy.

7. Kết luận

Như vậy bài viết trên đây Unica đã cùng bạn tìm hiểu Earned Media là gì và phân biệt với Owned media, Paid Media. Chúng tôi hy vọng các doanh nghiệp có thể vận dụng linh hoạt cả 3 hình thức truyền thông nói trên để có thể tăng doanh số bán hàng và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn.

Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp đến bạn đọc những khóa học khác nhau như khóa học marketing online, khóa học Youtube, khóa học Content marketing... với sự hướng dẫn và giảng dạy từ các chuyên gia hàng đầu tại Unica.vn.

Cảm ơn và chúc các bạn thành công!

[Tổng số: 2 Trung bình: 3]

Tags: