Thị trường mục tiêu là gì? Yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn thị trường mục tiêu

Thị trường mục tiêu là gì? Yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn thị trường mục tiêu

Mục lục

Bạn đọc thân mến, là người kinh doanh chắc chắn bạn sẽ luôn quan tâm làm sao sản phẩm/dịch vụ của mình là tốt nhất, chất lượng và giúp ích được cho nhiều khách hàng nhất. Thế nhưng cũng chính vì suy nghĩ như vậy mà rất nhiều chủ doanh nghiệp chủ quan và "bỏ qua" giai đoạn tìm kiếm nhóm khách hàng mục tiêu của mình. Vậy thị trường mục tiêu là gì? Vi sao doanh nghiệp cần xác định rõ thị trường này? Cùng đón đọc trong bài viết này nhé!

Khái niệm Thị trường mục tiêu là gì

Thị trường là gì?

Thị trường mục tiêu 1

Khái niệm Thị trường là gì?

Hiểu một cách khái quát thì thị trường là bao gồm tất cả các đối tượng có thể là khách hàng của doanh nghiệp, gồm khách hàng hiện tại và khách hàng trọng tương lai có liên quan đến hoạt động tìm hiểu, có nhu cầu sở hữu sản phẩm/dịch vụ, hoạt động mua bán, sở hữu sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp và các yếu tố khác.

Thị trường là một cộng đồng đông đảo người dùng với những nhu cầu, mục đích, sở thích hay vấn đề khác nhau, xét về một góc độ nào đó thì những người có chung đặc điểm nào đó sẽ trở thành một nhóm thị trường hoặc một phân khúc thị trường nhỏ. Tùy theo khả năng bao phủ "khoanh vùng" của doanh nghiệp mà các nhóm thị trường này cũng sẽ tách biệt ra, và doanh nghiệp sẽ tìm ra thị trường mà mình cần hướng tới.

Thị trường mục tiêu là gì?

Như vậy (target market) Thị trường mục tiêu là gì? Chính là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp nhắm đến. Những người nằm trong nhóm khách hàng mục tiêu sẽ có những đặc điểm, nhu cầu, vấn đề hoặc mong muốn giống nhau tương ứng với định hướng phát triển của doanh nghiệp. Và họ là những người có tiềm năng mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp nhất, là những người sẵn sàng bỏ tiền để sở hữu chúng và doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận từ đó.

Vì sao doanh nghiệp cần xác định thị trường mục tiêu?

Vì đây là cách tốt nhất để hoàn thiện sản phẩm

Thị trường mục tiêu 3

Vì sao doanh nghiệp cần xác định cho mình thị trường riêng?

Việc nắm được những thông tin quan trọng về thị trường cần nhắm đến của doanh nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp - những người sản xuất và phân phối sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng hiểu được mình cần cải thiện gì ở sản phẩm/dịch vụ đang có, làm sao mà chúng có thể phục vụ và đáp ứng tốt nhất mong muốn nhu cầu của khách hàng.

Nếu bạn là người quản lý một doanh nghiệp chắc chắn bạn sẽ cần phải quan tâm đến khách hàng mục tiêu của mình rằng họ quan tâm điều gì, họ  đang gặp vấn đề gì, họ muốn được giải quyết vấn đề như thế nào từ sản phẩm của mình... từ đó bạn sẽ biết cách nhận định các công dụng, tính năng cần bổ sung để phát triển sản phẩm/dịch vụ tốt.

Giúp doanh nghiệp kiểm soát được sự kỳ vọng

Là một người kinh doanh thì ai cũng tin tưởng vào sản phẩm/dịch vụ của mình là tuyệt vời nhất, mong muốn mình có được nhiều khách hàng mục tiêu, bán được nhiều đơn hàng và nhân lên con số doanh thu đem về từ chính sản phẩm/dịch vụ hoàn hảo đó.

Do vậy việc xác định thị trường mục tiêu không chỉ giúp các nhà quản lý biết cách tối ưu hơn sản phẩm của mình mà còn giúp họ tránh được những kỳ vọng quá lớn về sản phẩm/dịch vụ, đem về kết quả khả thi hơn, sát thực tế hơn.

Ngoài ra việc này còn giúp các nhà quản lý doanh nghiệp xây dựng được một nhóm khách hàng thật sự trung thành với sản phẩm/dịch vụ, đem về kết quả doanh thu tốt hơn nhiều so với nhóm khách hàng chỉ sử dụng một lần rồi thôi. 

Giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quảng cáo tới đúng thị trường

Thị trường mục tiêu 4

Xác định thị trường mục tiêu sẽ tăng hiệu quả quảng cáo

Thị trường bao gồm rất nhiều người, việc đi tìm và "gom" những người có chung một vấn đề, mong muốn nào đó liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp sẽ giúp nhà quản lý tiết kiệm được một khoản kha khá chi phí quảng cáo và tiếp thị sản phẩm. Ví dụ khi doanh nghiệp nắm được hành vi dùng Facebook của người dùng, doanh nghiệp sẽ có những quyết sách quảng cáo hiển thị trên nền tảng Facebook thiết bị di động làm sao nhiều người thấy được nhất, từ đó quảng cáo và tiếp thị sản phẩm/dịch vụ tới đúng nhóm đối tượng mục tiêu. 

Vai trò của việc xác định thị trường mục tiêu

Rất nhiều nhà quản lý, chủ doanh nghiệp vì tự tin vào sản phẩm/dịch vụ của mình là tốt, uy tín doanh nghiệp cao được nhiều người tín nhiệm mà bỏ qua bước tìm thị trường thật sự cho riêng mình. Đây thật sự là một sai lầm rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới định hướng chiến lược kinh doanh và sự tồn vong của doanh nghiệp trong tương lai. 

Khi xác định thị trường mục tiêu một cách chi tiết, doanh nghiệp không chỉ hiểu hơn những sản phẩm/dịch vụ của mình mà còn hiểu hơn đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến có mong muốn hay ý kiến phản hồi gì, từ đó giúp doanh nghiệp biết nên định hướng cải tiến sản phẩm như thế nào và ra chiến lược kinh doanh sao để hiệu quả nhất.

Các cấp độ của thị trường nhắm đến

Hiện nay trong các hoạt động quảng cáo, tiếp thị sản phẩm doanh nghiệp chúng được phân chia ra thành 4 loại cấp độ khác nhau. Từ biểu đồ so sánh đó bạn - nhà quản lý doanh nghiệp sẽ biết được mình nên nhắm đến nhóm đối tượng nào để đem về hiệu quả tốt nhất. 

thị trường mục tiêu 5

Các cấp độ của thị trường đang nhắm đến

Yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn thị trường mục tiêu

Yếu tố khách quan

1. Chính sách và định hướng thị trường của chính phủ

Việc xác định thị trường mục tiêu kinh doanh cần xuất phát từ cơ hội có thể có của thị trường hiện tại. Ngoài ra chính sách định hướng của Chính phủ Việt Nam có thể mở rộng hoặc thu hẹp các cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng với đó, sự ổn định của đường lối chính sách phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ cũng là một trong những điều kiện tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế cũng có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định, tìm kiếm và lựa chọn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.

2. Môi trường cạnh tranh

Với thị trường kinh doanh hiện nay cạnh tranh là yếu tố tất yếu để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Nếu doanh nghiệp của bạn xác đinh được mục tiêu thị trường của mình, thì doanh nghiệp cần tính đến mức độ khả thi khi than gia vào thị trường đó. Các yếu tố cần em xét như: số lượng đối thủ, ưu - nhược điểm của đối thủ, kế hoạch cạnh tranh với đối thủ...

3. Đặc điểm tiêu thụ, thị hiếu

Mức độ tiêu thu, thị hiếu của khách hàng quyết định lớn đến thương hiệu. Vì vậy doanh nghiệp cần xác định và nghiên cứu kỹ lưỡng về các đặc điểm của nhóm khách hàng mục tiêu. Từ đó đưa ra được kế hoạch quảng cáo và các loại dịch vụ. 

4. Thu nhập và phân bố thu nhập của người tiêu thụ

Mức thu nhập và phân bổ thu nhập của khách hàng cũng là các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định thị trường mục tiêu. Bởi thu nhập của khách hàng quyết định đến nhu cầu và khả năng mua hàng của họ. Trong trường hợp, điều kiện nguồn thu nhập còn hạn chế thì mức chi tiêu sẽ phân bổ cho các như cầu theo những tỷ lệ khác nhau và mức độ ưu tiên khác nhau. Điều này ảnh hưởng đến sự lựa chọn loại và chất lượng sản phẩm. Chính vì thế, doanh nghiệp cần đưa ra thị trường mục tiêu các sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn yêu cầu khách hàng trên thị trường mục tiêu.

Yếu tố chủ quan

Thị trường mục tiêu 2

Mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp

Trong nhóm nhân tố chủ quan, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp được xem là một trong những nhân tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định lựa chọn thị trường mục tiêu. Thông thường, doanh nghiệp thường sẽ theo đuổi các mục tiêu chẳng hạn như: Mục tiêu cạnh tranh, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, mục tiêu giảm thiểu rủi ro, mục tiêu khai thác tiềm năng… Tùy theo tiềm năng của mình, doanh nghiệp sẽ lựa chọn ra  phân đoạn thị trường phù hợp để đạt được mục tiêu kinh doanh tốt nhất.

Tiềm năng lực lượng lao động

Con người đóng vai trò cũng là yếu tố quan trọng đối với sư phát triển của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có sức mạnh về con người sẽ có khả năng xác định chính xác thị trường mục tiêu và sắp xếp đủ và đúng số lượng lao động cho từng vị trí công tác. Chính vì vậy, đánh giá và phát triển tiềm năng lực lượng lao động có thể coi là nhiệm vụ ưu tiên mang tính chiến lược trong doanh nghiệp.

Tiềm lực tài chính

Tiềm lực tài chính đề cập đến sức mạnh thông qua số vốn mà một doanh nghiệp có khả năng huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Một nguồn tài chính được quản lý hiệu quả sẽ mang lại cho doanh nghiệp sức cạnh tranh, khả năng theo đuổi được thị trường mục tiêu đã chọn. 

Trình độ tổ chức quản lý

Mỗi doanh nghiệp trên thị trường là một hệ thống với những mối liên kết chặt chẽ với nhau cùng hướng tới mục tiêu chung. Và để đạt được mục tiêu đặt ra và hoạt động tốt trên thị trường mục tiêu thì doanh nghiệp đồng thời phải đạt đến một trình độ tổ chức, quản lý tương ứng. 

Trong doanh nghiệp, trình độ tổ chức quản lý thể hiện sự hoàn hảo của cấu trúc tổ chức. Khả năng tổ chức, quản lý doanh nghiệp dựa trên quan điểm tổng hợp, bao quát tập trung vào những mối quan hệ tương tác của tất cả các bộ phận tạo thành tổng thể tạo nên sức mạnh thật sự cho doanh nghiệp. 

Như vậy Unica đã giới thiệu tới bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về thị trường mục tiêu là gì và những thông tin cơ bản nhất về thị trường này. Hi vọng những thông tin trên sẽ có ích cho bạn. Xin cảm ơn và chúc bạn đọc thành công!

Đánh giá :

Tags: Bán hàng Online
Trở thành hội viên