Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Tin học văn phòng

Cách bật/tắt tính năng Protected view trong Excel
Cách bật/tắt tính năng Protected view trong Excel Protected view trong excel là gì và chúng được sử dụng như thế nào? Mời bạn đọc tìm hiểu các nội dung chi tiết thông qua bài viết.  1. Tính năng Protected View là gì? Protected View là tính năng quen thuộc trong các phần mềm Microsoft, có tác dụng ngăn chặn các mã độc, Virus khi mở các tài liệu không có nguồn xác định. Với tính năng này, người dùng chỉ có thể đọc mà không thể chỉnh sửa trực tiếp. Nếu muốn thực hiện thao tác chỉnh sửa, bạn phải nhấn vào nút Enable Editing.  2. Cách bật/tắt tính năng Protected View trong Excel - Bước 1: Mở phần mềm Excel -> chọn File -> chọn Options. Bật/tắt tính năng Protected View trong Excel - Hình 1 - Bước 2: Trong giao diện cửa sổ Excel Options -> chọn Trust Center. Bật/tắt tính năng Protected View trong Excel - Hình 2 - Bước 3: Chọn Trust Center Settings. Bật/tắt tính năng Protected View trong Excel - Hình 3 - Bước 4: Chọn Protected View. Bật/tắt tính năng Protected View trong Excel - Hình 4 - Bước 5: Bạn tích chọn vào 3 ô như hình để bật tính năng Protected View.  Bật/tắt tính năng Protected View trong Excel - Hình 5 Nếu bạn muốn tắt tính năng Protected View, bạn chỉ cần bỏ chọn hết 3 ô là được.  Bật/tắt tính năng Protected View trong Excel - Hình 6 - Bước 6: Nhấn Ok để hoàn tất thao tác.  Bật/tắt tính năng Protected View trong Excel - Hình 7 3. Cách bật/tắt tính năng Protected View trong Microsoft PowerPoint - Bước 1: Mở phần mềm Powerpoint -> chọn File -> chọn Options. Bật/tắt tính năng Protected View trong PowerPoint - Hình 1 - Bước 2: Trong giao diện cửa sổ Excel Options -> chọn Trust Center. Bật/tắt tính năng Protected View trong PowerPoint - Hình 2 - Bước 3: Chọn Trust Center Settings. Bật/tắt tính năng Protected View trong PowerPoint - Hình 3 - Bước 4: Chọn Protected View. Bật/tắt tính năng Protected View trong PowerPoint - Hình 4 - Bước 5: Bạn tích chọn vào 3 ô như hình để bật tính năng Protected View.  Bật/tắt tính năng Protected View trong PowerPoint - Hình 5 Nếu bạn muốn tắt tính năng Protected View, bạn chỉ cần bỏ chọn hết 3 ô là được.  Bật/tắt tính năng Protected View trong PowerPoint - Hình 6 - Bước 6: Nhấn Ok để hoàn tất thao tác.  Bật/tắt tính năng Protected View trong PowerPoint - Hình 7 4. Cách bật/tắt tính năng Protected View trong Microsoft Word - Bước 1: Mở phần mềm Microsoft Word -> chọn File -> chọn Options. Bật/tắt tính năng Protected View trong Microsoft Word - Hình 1 - Bước 2: Trong giao diện cửa sổ Excel Options -> chọn Trust Center. Bật/tắt tính năng Protected View trong Microsoft Word - Hình 2 - Bước 3: Chọn Trust Center Settings. Bật/tắt tính năng Protected View trong Microsoft Word - Hình 3 - Bước 4: Chọn Protected View. Bật/tắt tính năng Protected View trong Microsoft Word - Hình 4 - Bước 5: Bạn tích chọn vào 3 ô như hình để bật tính năng Protected View.  Bật/tắt tính năng Protected View trong Microsoft Word - Hình 5 Nếu bạn muốn tắt tính năng Protected View, bạn chỉ cần bỏ chọn hết 3 ô là được.  Bật/tắt tính năng Protected View trong Microsoft Word - Hình 6 - Bước 6: Nhấn Ok để hoàn tất thao tác.  Bật/tắt tính năng Protected View trong Microsoft Word - Hình 7 5. Tổng kết Thông qua nội dung bài viết trên, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về tính năng Protected View trong Excel, Word, Powerpoint. Nếu bạn muốn học Excel cơ bản thì nhất định không nên bỏ lỡ những kiến thức này. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các khóa học Excel Online trên Unica để nâng cao kỹ năng cho mình. Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
02/02/2023
126 Lượt xem
Biểu đồ Pareto là gì? Cách vẽ và phân tích chính xác trên Excel
Biểu đồ Pareto là gì? Cách vẽ và phân tích chính xác trên Excel Các bạn đã biết về biểu đồ Pareto là gì chưa? Để giúp các bạn có thể nắm được chính xác cách tạo biểu đồ Pareto đơn giản và nhanh chóng để áp dụng trong công việc đạt hiệu quả thì cùng Unica tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết này nhé. Tổng quan về biểu đồ Pareto Khái niệm Biểu đồ Pareto trên Excel được hiểu là một dạng đồ thị hình cột phản ánh dữ liệu độc lập sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp, một đường dùng để biểu diễn tỷ lệ phần trăm tổng tích lũy từ đó chỉ ra các vấn đề cần được giải quyết trước. Ý nghĩa + Dựa vào biểu đồ pareto các tổ chức và cá nhân sẽ thấy được vấn đề ảnh hưởng từ đó có thể tìm ra cách giải quyết. + Dễ dàng quản lý nguồn lực khi đã xác định được vấn đề giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho doanh nghiệp. + Phân công công việc cụ thể giúp nhân viên tập trung xử lý tốt các vấn đề, không phải lo lắng về hiệu suất công việc không đảm bảo. Tổng quan về biểu đồ Pareto Cách vẽ biểu đồ và phân tích Pareto Cách vẽ biểu đồ Pareto Bước 1: Xác định cách phân loại và thu thập dữ liệu chính xác. Phân loại và thu thập các dữ liệu Bước 2: Sắp xếp theo thứ tự giảm dần. Nhấn chọn thứ tự giảm dần Bước 3: Tính tỷ lệ phần trăm (%) mỗi vấn đề. Lấy số doanh thu của từng sản phẩm chia cho tổng số doanh thu ở trong tháng 5. Công thức: =C4/$C$9 Ý nghĩa: - C4: Doanh thu của sản phẩm "Áo thun" ở trong tháng 5. - $C$9: Giá trị tổng số doanh thu sẽ được giữ nguyên khi công thức được copy trong các ô còn lại. Nhập hám để tính tỷ lệ phần trăm Bước 4: Tính tỷ lệ phần trăm tích lũy cho mỗi vấn đề. %Tích lũy sản phẩm n = %Tích lũy sản phẩm n-1 + %Sản phẩm n Trong đó: %Tích lũy Áo thun=%Áo thun. % Tích lũy Áo sơ mi= %Tích lũy Áo thun + %Áo sơ mi. % Tích lũy Quần jeans= %Tích lũy Áo sơ mi + %Quần jeans. % Tích lũy Quần kaki= %Tích lũy Quần jeans + %Quần kaki. % Tích lũy Áo khoác= %Tích lũy Quần kaki + %Áo khoác. Tính tỷ lệ phần trăm tích lũy Bước 5: Vẽ biểu đồ dạng Pareto - Quét chọn vào cột Tên sản phẩm, Doanh thu tháng 5 và Tỷ lệ phần trăm tích lũy. Vẽ biểu đồ Pareto - Vào mục Insert > Nhấn chọn biểu đồ cột và nhấn nút OK. Nhấn chọn OK - Điều chỉnh Tên biểu đồ, chỉ số cho phù hợp. Tùy chỉnh tên biểu đổ và các chỉ số Phân tích biểu đồ Pareto Biểu đồ Pareto được phân tích theo “quy tắc 80/20” nghĩa là 20% nguyên nhân tạo ra 80% kết quả. Thực hiện kẻ một đường thẳng từ 80% chạm đến đường tỷ lệ phần trăm tích lũy, sau đó kẻ thẳng xuống phía bên dưới. Khi đó những công việc bên trái đường thẳng xuống chính là những công việc chiếm 80% kết quả. Phân tích biểu đồ Pareto Tổng kết Vậy là bạn đã nắm được biểu đồ pareto là gì cũng như cách sử dụng chính xác nhất. Đồng thời nếu muốn cải thiện thêm kỹ năng của mình thì đừng bỏ qua khóa học excel của Unica nhé.
02/02/2023
115 Lượt xem
Cách hiện thanh cuộn trong Excel 2007, 2010, 2013, 2016
Cách hiện thanh cuộn trong Excel 2007, 2010, 2013, 2016 Thanh cuộn trong Excel đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp bạn có thể xử lý dữ liệu một cách nhanh chóng, dễ dàng. Trong nội dung bài viết này, Unica sẽ hướng dẫn bạn cách ẩn hiện thanh cuộn trong Excel 2007, 2010, 2016. 1. Thanh cuộn trong Excel là gì? Thanh cuộn trong Excel còn có tên gọi khác là Scroll bar. Thanh này sẽ xuất hiện khi nội dung một cửa sổ quá lớn để có thể hiển thị hết trong cửa sổ đó.  Thanh cuộn này thường xuất hiện ở phía bên phải của cửa sổ giúp người dùng có thể di chuyển lên và xuống dưới trang khi nội dung trang Web quá dài. Ngược lại, nếu trang quá rộng so với cửa sổ, thanh cuộn sẽ xuất hiện ở phần dưới cùng của cửa sổ, cho phép người dùng có thể di chuyển sang trái hoặc phải để hiển thị nội dung. 2. Hướng dẫn cách hiện thanh cuộn trong Excel 2010, 2013, 2016 - Bước 1: Mở File Excel cần chỉnh sửa -> trên thanh công cụ chọn File. Cách hiện thanh cuộn trong Excel 2010, 2013, 2016 - Hình 1 - Bước 2: Nhấn vào More…-> chọn Options. Cách hiện thanh cuộn trong Excel 2010, 2013, 2016 - Hình 2 - Bước 3: Trong giao diện cửa sổ Advanced -> trong mục Display options for this Workbook -> tích chọn vào 2 mục Show Horizontal scroll bar và Show vertical scroll bar. Trong đó: + Show horizontal scroll bar: Hiện thanh kéo ngang + Show Vertical scroll bar: Hiện thanh kéo dọc. Cách hiện thanh cuộn trong Excel 2010, 2013, 2016 - Hình 3 - Bước 4: Nhấn Ok để hiện thanh Scroll trong Excel. Cách hiện thanh cuộn trong Excel 2010, 2013, 2016 - Hình 4 3. Hướng dẫn cách hiện thanh Scroll trong Excel 2007 - Bước 1: Mở File Excel cần chỉnh sửa -> nhấn vào mục Microsoft Button -> nhấn chọn mục Excel Options. Hiện thanh Scroll trong Excel 2007 - Hình 1 - Bước 2: Trong giao diện cửa sổ Advanced -> trong mục Display -> tích chọn vào 2 ô Show horizontal Scroll bar và Show vertical scroll bar. Trong đó: + Show horizontal scroll bar: Hiện thanh kéo ngang + Show Vertical scroll bar: Hiện thanh kéo dọc. Hiện thanh Scroll trong Excel 2007 - Hình 2 - Bước 3: Nhấn Ok để hiện thanh cuộn trong Excel. Hiện thanh Scroll trong Excel 2007 - Hình 3 4. Cách hiện thanh Scroll trong Excel 2003 - Bước 1: Mở File Excel cần chỉnh sửa -> nhấn vào Tools -> chọn Options - Bước 2: Vào View -> Tích chọn 2 mục là Horizontal scroll bar và Vertical scroll bar để hiện lại thanh cuộn. Trong đó: + Show horizontal scroll bar: Hiện thanh kéo ngang + Show Vertical scroll bar: Hiện thanh kéo dọc. Hiện thanh Scroll trong Excel 2003 5. Tổng kết Trong nội dung bài viết trên, Unica đa cùng bạn tìm hiểu về cách hiện thanh cuộn trong Excel từ những thao tác vô cùng đơn giản. Chúng tôi hy vọng những thông tin sẽ hữu ích để giúp bạn đọc học Excel Online cơ bản đến nâng cao hiệu quả hơn. Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
02/02/2023
121 Lượt xem
Hàm value là gì? Cách sửa lỗi value trong excel chi tiết, đơn giản
Hàm value là gì? Cách sửa lỗi value trong excel chi tiết, đơn giản Hàm value là một hàm trong Excel, được sử dụng để trả về giá trị của một ô hoặc một phạm vi ô. Hàm value có thể được sử dụng trong nhiều hàm khác nhau, như sum, if, vlookup, countifs, datedif, nhân, trừ và ngày. Hàm value cũng có thể được sử dụng để kiểm tra xem một ô có chứa giá trị hay không. Tuy nhiên, khi sử dụng hàm value trong Excel, có thể gặp phải lỗi #VALUE! khi kết quả không đúng mong đợi. Trong bài viết dưới đây trong chuỗi bài giảng tin học văn phòng cơ bản Unica.vn sẽ bật mí đến bạn đọc cách sửa lỗi value trong excel nhanh nhất. Mời bạn đọc cũng theo dõi. Hàm value là gì? Hàm value là một hàm trong Excel, được sử dụng để trả về giá trị của một ô hoặc một phạm vi ô. Hàm value có thể được sử dụng trong nhiều hàm khác nhau, như sum, if, vlookup, countifs, datedif, nhân, trừ và ngày. Hàm value cũng có thể được sử dụng để kiểm tra xem một ô có chứa giá trị hay không. Hàm value được viết theo cú pháp sau: =VALUE(đối tượng) Trong đó: - Đối tượng là ô hoặc phạm vi ô mà bạn muốn kiểm tra xem có chứa giá trị hay không. - Giá trị là kết quả mong muốn khi kiểm tra xem đối tượng có chứa giá trị hay không. Ví dụ: Cho bảng dữ liệu dưới đây: Yêu cầu: Dùng hàm VALUE để chuyển đổi từ văn bản sang số: Cách thực hiện:  - Bước 1: Nhập công thức vào ô B2 như sau: =VALUE(A2) Nhập công thức vào ô B2 - Bước 2: Nhấn enter sẽ thu được kết quả là 0.5. Kết quả ô B2 là 0.5 - Bước 3: Copy công thức xuống phía dưới sẽ thu được kết quả như sau: Cách dùng hàm VALUE với các hàm RIGHT, MID, LEFT Hàm VALUE trong Excel còn được kết hợp với các hàm RIGHT, MID, LEFT để thực hiện tính toán. 1. Hàm VALUE với hàm RIGHT/ LEFT Mục đích cuối cùng chính là để trích xuất các ký tự đầu hoặc cuối từ một chuỗi và trả về kết quả dưới dạng số. Hàm RIGHT được dùng cho việc trích xuất các ký tự bên phải của chuỗi mà bạn muốn trích xuất. Còn hàm LEFT dùng cho các ký tự muốn trích xuất bên trái. Công thức: =VALUE(RIGHT(A,n)) hoặc =VALUE(LEFT(A,n)) Trong đó: - A: Đây là ô có chứa đoạn văn bản mà bạn muốn chuyển đổi. - n: Số ký tự mà bạn muốn trích xuất. Ví dụ: Dùng hàm right để lấy số 183 trong ô B3.  Cách làm: - Bước 1: Nhập công thức =Value(RIGHT(B3;3)) vào ô C3. Nhập công thức - Bước 2: Nhấn enter sẽ thu được kết quả là 183. Kết quả sau khi nhập công thức >>> Xem thêm: Hàm datevalue trong excel: Khái niệm, cách dùng và lưu ý 2. Hàm VALUE với hàm MID Mục đích khi kết hợp hàm VALUE và MID trong Excel là để trích xuất các ký tự từ giữa chuỗi bắt đầu bằng ký tự thứ t. Công thức: =VALUE(MID(A,t,n)) Trong đó: - A: Ô có chứa đoạn văn bản mà bạn muốn chuyển đổi. - t: Số ký tự bắt đầu bạn muốn trích xuất - n: Là số ký tự mà bạn muốn tiến hành trích xuất. Ví dụ: Dùng hàm MID để lấy số giá trị 207 trong ô C15.  Cách làm: - Bước 1: Nhập công thức =VALUE(MID(B15;6;3)) vào ô C15. Nhập công thức  - Bước 2: Nhấn enter sẽ thu được kết quả là 207 như hình dưới đây: #value là lỗi gì? Lỗi #VALUE! là một lỗi thông báo trong Excel khi bạn nhập vào một giá trị không hợp lệ cho hàm value. Lỗi #VALUE! có nghĩa là bạn đã nhập vào một giá trị không phù hợp cho hàm value. Lỗi #VALUE! có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như là: - Bạn đã nhập vào khoảng trắng hoặc các ký tự đặc biệt (như ! , ? , * , + , - , / , ^ , % , & ) vào ô. - Bạn đã nhập vào các dấu toán học (+ , * ) vào ô. - Bạn đã nhập vào các số âm hoặc lớn hơn 255 vào ô. - Bạn đã nhập vào các số có dấu như 0.0, 1.1, -2.3, 3.4, 5.6, 7.8, 9.9, 10.1, 11.2, 12.3, 13.4, 14.5, 15.6, 16.7, 17.8, 18.9, 19.0 hoặc các số có dấu như #N/A. - Bạn đã nhập vào các số có dấu như #N/A hoặc #VALUE! vào ô. Lỗi #VALUE! có thể gây ra nhiều hậu quả xấu cho công thức của bạn như là: - Làm mất đi kết quả mong muốn của công thức. - Làm mất đi tính chính xác của công thức. - Làm mất đi tính đúng đắn của công thức. - Làm mất đi tính linh hoạt của công thức. Lỗi #VALUE! là một lỗi thông báo trong Excel khi bạn nhập vào một giá trị không hợp lệ cho hàm value Một số hàm dễ mắc phải lỗi #VALUE! trong Excel Trong Excel, có nhiều hàm có thể gặp phải lỗi #VALUE! khi sử dụng hàm value. Dưới đây là một số hàm phổ biến và cách sửa lỗi #VALUE! cho chúng: 1. Lỗi #value trong excel hàm sum Hàm sum là một trong những hàm cơ bản nhất trong Excel, dùng để tính tổng các giá trị trong một mảng hoặc một vùng. Tuy nhiên, khi sử dụng value trong hàm sum, bạn cần chú ý đến một điều quan trọng là cần nhập giá trị của ô hoặc vùng cần tính tổng vào ô khác, chứ không nên nhập vào ô tổng kết. Hàm sum bị lỗi #value, muốn sửa lỗi này bạn chỉ cần sao chép giá trị của ô hoặc vùng cần tính tổng vào ô khác, chứ không nên sao chép vào ô tổng kết. Lỗi #VALUE! khi sử dụng value trong hàm sum 2. Lỗi #VALUE trong Excel với hàm if Hàm if là một hàm logic, dùng để kiểm tra điều kiện và thực hiện các câu lệnh khác nhau tùy theo điều kiện đúng hay sai. Hàm if có thể được sử dụng để kiểm tra giá trị của một biến hoặc một hàm và hiển thị kết quả tương ứng. Để sửa lỗi #VALUE! khi sử dụng value trong hàm if, bạn chỉ cần sao chép giá trị của ô hoặc vùng cần kiểm tra vào ô khác, chứ không nên sao chép vào ô tổng kết. 3. Lỗi VALUE trong Excel với hàm vlookup Hàm vlookup là một hàm tìm kiếm, dùng để tìm kiếm một giá trị trong một bảng dữ liệu và trả về giá trị tương ứng trong một cột khác. Hàm vlookup có thể được sử dụng để tra cứu thông tin từ các bảng dữ liệu khác nhau. Nếu gặp phải lỗi #VALUE!, bạn chỉ cần sao chép giá trị của ô hoặc vùng cần tra cứu vào ô khác, chứ không nên sao chép vào ô tổng kết. Lỗi #VALUE! cho hàm vlookup 4. Lỗi VALUE trong Excel với hàm countifs Hàm countifs là một hàm đếm số lượng các điều kiện được đúng trong một phạm vi hoặc một bảng dữ liệu. Hàm countifs có thể được sử dụng để đếm số lượng các sản phẩm thuộc các nhóm khác nhau. Cách sửa lỗi value trong excel khi sử dụng hàm countifs là bạn chỉ cần sao chép giá trị của ô hoặc vùng cần đếm vào ô khác, chứ không nên sao chép vào ô tổng kết. Lỗi #VALUE! khi sử dụng value trong hàm countifs 5. Lỗi VALUE trong Excel với hàm datedif Hàm datedif là một hàm tính khoảng thời gian giữa hai ngày hoặc hai ngày và một ngày. Hàm datedif có thể được sử dụng để tính toán các khoảng thời gian khác nhau. Muốn sửa lỗi #VALUE! khi sử dụng value trong hàm datedif, bạn chỉ cần sao chép giá trị của ngày cần tính khoảng thời gian vào ô khác, chứ không nên sao chép vào ngày tổng kết. 6. Lỗi #value trong excel khi nhân Phép nhân là một phép toán cộng hai số lại để tạo ra một số mới. Phép nhân có thể được sử dụng để tính toán các tổng hoặc các lũy thừa. Muốn sửa lỗi #VALUE! khi sử dụng value trong phép nhân, bạn chỉ cần sao chép giá trị của số cần nhân vào ô khác, chứ không nên sao chép vào số tổng kết. >>> Xem thêm: Cách sử dụng hàm Right trong Excel đơn giản, có ví dụ chi tiết 7. Lỗi phép trừ đơn giản Phép trừ là một phép toán lấy một số khỏi một số khác để tạo ra một số mới. Phép trừ có thể được sử dụng để tính toán các khoản tiền hoặc các lũy thừa. Cách sửa lỗi value trong excel với phép trừ là bạn chỉ cần sao chép giá trị của số cần trừ vào ô khác, chứ không nên sao chép vào số tổng kết. Lỗi #VALUE! khi thực hiện phép trừ  8. Lỗi trừ ngày dưới dạng văn bản Phép trừ là một phép toán lấy một ngày từ một ngày khác để tạo ra một ngày mới. Phép trừ có thể được sử dụng để tính toán các khoảng thời gian hoặc các lũy thừa. Để sửa lỗi #VALUE! khi sử dụng value trong phép trừ ngày dưới dạng văn bản, bạn chỉ cần sao chép giá trị của ngày cần trừ vào ô khác, chứ không nên sao chép vào ngày tổng kết. Nguyên nhân và cách sửa lỗi #VALUE! trong Excel Lỗi #VALUE! trong Excel là một lỗi thông báo khi bạn nhập vào một giá trị không hợp lệ cho hàm value. Lỗi #VALUE! có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, như đã nêu ở trên. Để sửa lỗi #VALUE! trong Excel, bạn cần phải xác định nguyên nhân và điều chỉnh lại công thức của hàm value. Dưới đây là một số cách sửa lỗi #VALUE! trong Excel: 1. Lỗi #VALUE! do có khoảng trắng giữa các giá trị Nguyên nhân xuất hiện lỗi khoảng trắng là khi nhập công thức, hàm quét phải ô trống có chứa dữ liệu ẩn. Lỗi #value với khoảng trắng Cách sửa lỗi value trong excel do có khoảng trắng như sau: - Bước 1: Bôi đen ô được tham chiếu, sau đó nhấn phím tắt Ctrl + H để mở một hộp thoại mới để thay thế. Lỗi #value với khoảng trắng - Bước 2: Xuất hiện hộp thoại Find and Replace, bạn nhập: + Ô Find What: nhập dấu cách. + Replace With: để nguyên và không nhập gì. Cuối cùng nhấn chọn Replace All để loại bỏ tất cả các khoảng trắng. Lỗi #value với khoảng trắng Trường hợp có các ký tự ẩn khác ngoài các các ô đó không trống, khi đó bạn thực hiện như sau: - Bước 3: Trên thanh công cụ, chọn Data → Filter  Lỗi #value với khoảng trắng - Bước 4: Kích chuột vào biểu tượng lọc trong cột và chọn trong ô Select All. Tiếp tục tích chuột vào ô Banks. - Bước 5: Chọn các ô trống và nhấn Delete.  Lỗi #value với khoảng trắng - Bước 6: Chọn Clear Filter From để xóa bộ lọc  Lỗi #value với khoảng trắng Kết quả sửa lỗi như hình dưới đây:  Lỗi #value với khoảng trắng 2. Lỗi #VALUE! do có các ký tự đặc biệt Cách sửa lỗi value trong Excel trong trường hợp đặc biệt này sẽ như sau: - Khi bạn nhập lệnh có ô dữ liệu chứa phải ký tự cũng sẽ bị mắc lỗi VALUE trong Excel.  Lỗi #VALUE do có các ký tự đặc biệt Lỗi #VALUE trên hình xuất hiện do chọn phải dãy tham chiếu chứa ô ký tự khi sử dụng hàm SUM. Để khắc phục lỗi value trong excel này, trước hết bạn phải tìm và loại bỏ ký tự, sau đó kiểm tra công thức hàm xem đã đúng chưa. Cụ thể, bạn thực hiện như sau: - Bước 1: Tạo cột kiểm tra (Test) bên cột giá trị tính toán bằng hàm ISTEXT.   Lỗi #VALUE do có các ký tự đặc biệt - Bước 2: Nhấn Enter và dùng trỏ chuột kéo kết quả vừa hiển thị xuống tới cuối ô dữ liệu muốn kiểm tra để sao chép.   Lỗi #VALUE do có các ký tự đặc biệt - Bước 3: Kiểm tra và chỉnh sửa kết quả theo TRUE. Sau đó, giao diện Excel sẽ hiển thị kết quả như hình dưới đây.  Lỗi #VALUE do có các ký tự đặc biệt 3. Lỗi #VALUE! khi sử dụng các dấu toán học (+, *) Khi bạn nhập vào một ô hoặc một phạm vi ô, có thể có các dấu toán học (+ , * ) được nhập vào. Các dấu toán học này có thể gây ra lỗi #VALUE! khi sử dụng hàm value vì chúng không phải là các số nguyên. Để sửa lỗi #VALUE! khi sử dụng các dấu toán học (+ , * ), bạn cần kiểm tra lại xem có các dấu toán học không được nhập vào ô hoặc phạm vi ô mà bạn muốn kiểm tra xem có chứa giá trị hay không. Nếu có, bạn cần xóa bỏ các dấu toán học đó. >>> Xem thêm: Cách sử dụng hàm MID trong Excel cực đơn giản, bạn nên biết 4. Lỗi #VALUE! khi nhập vào các số âm hoặc lớn hơn 255 Khi bạn nhập vào một ô hoặc một phạm vi ô, có thể có các số âm hoặc lớn hơn 255 được nhập vào. Các số âm hoặc lớn hơn 255 không phải là các số nguyên và có thể gây ra lỗi #VALUE! khi sử dụng hàm value vì chúng không phải là các số nguyên. Để sửa lỗi #VALUE! khi nhập vào các số âm hoặc lớn hơn 255, bạn cần kiểm tra lại xem có các số âm hoặc lớn hơn 255 không được nhập vào ô hoặc phạm vi ô mà bạn muốn kiểm tra xem có chứa giá trị hay không. Nếu có, bạn cần xóa bỏ các số âm hoặc lớn hơn 255 đó. Lỗi #VALUE! khi nhập vào các số âm hoặc lớn hơn 255 5. Lỗi #VALUE! khi nhập vào các số có dấu như 0.0, 1.1, -2.3, 3.4, 5.6, 7.8, 9.9, 10.1, 11.2, 12.3, 13.4, 14.5, 15.6, 16.7, 17.8, 18.9, 19.0 hoặc các số có dấu như #N/A Khi bạn nhập vào một ô hoặc một phạm vi ô, có thể có các số có dấu như 0.0, 1.1, -2.3, 3.4, 5.6, 7.8, 9.9, 10.1, 11.2, 12.3, 13.4, 14.5, 15.6, 16.7, 17.8, 18.9, 19.0 hoặc các số có dấu như #N/A được nhập vào. Các số có dấu như này không phải là các số nguyên và có thể gây ra lỗi #VALUE! khi sử dụng hàm value vì chúng không phải là các số nguyên. Để sửa lỗi #VALUE! khi nhập vào các số có dấu như này, bạn cần kiểm tra lại xem có các số có dấu như này không được nhập vào ô hoặc phạm vi ô mà bạn muốn kiểm tra xem có chứa giá trị hay không. Nếu có, bạn cần xóa bỏ các số có dấu như này đó. Tổng kết Trong bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu cho bạn về hàm value trong Excel và cách sửa lỗi value trong excel. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp ích được cho việc học Excel và làm việc với phần mềm này của bạn. Chúc bạn thành công. 
02/02/2023
1249 Lượt xem
EXP là hàm gì? Cấu trúc và cách sử dụng hàm EXP trong Excel
EXP là hàm gì? Cấu trúc và cách sử dụng hàm EXP trong Excel EXP là hàm gì trong Excel? Hàm này được sử dụng như thế nào? Mời bạn đọc tìm hiểu các nội dung chi tiết thông qua bài viết để học Excel hiệu quả hơn.  1. Hàm EXP trong Excel là gì? Hàm EXP trong Excel là hàm tính toán trả lũy thừa (số mũ) của một số nào đó trong Excel.  Bạn có thể sử dụng hàm EXP để: - Tính số mũ nhanh chóng trong Excel - Kết hợp với các hàm khác để phục vụ cho công việc - Tính toán Excel chuyên nghiệp hơn. Công thức hàm EXP: Công thức hàm EXP 2. Cách sử dụng hàm EXP trong Excel Cú pháp hàm: =EXP(number) Trong đó: - Number là số mũ áp dụng cho cơ số e.  Lưu ý:  - Nếu bạn muốn tính lũy thừa của các cơ số khác, bạn hãy dùng toán tử số mũ ký tự “^" - Hàm EXP là nghịch đảo của hàm Logarit tự nhiên của số. 3. Cách sử dụng của hàm EXP Ví dụ: Cho bảng dữ liệu sau, yêu cầu tính lũy thừa với cơ số e.  Cách sử dụng hàm EXP - Hình 1 - Bước 1: Trong bảng dữ liệu trên, bạn nhập hàm =EXP(B3) vào ô C3 muốn hiển thị kết quả.  Cách sử dụng hàm EXP - Hình 2 - Bước 2: Nhấn Enter để hiện kết quả. Sau đó dùng trỏ chuột kéo xuống hết các ô còn lại cho đến khi kết quả được hiển thị.  Cách sử dụng hàm EXP - Hình 2 4. Tổng kết Như vậy Unica đã cùng bạn tìm hiểu về hàm EXP là hàm gì và cách sử dụng của hàm này. Ngoài những kiến thức trên, bạn đọc có thể tham khảo các khóa học Online Cơ bản trên Unica để nâng cao kỹ năng Excel cho mình. Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
02/02/2023
100 Lượt xem
Bật mí cách căn giữa trong Excel siêu đơn giản và nhanh chóng
Bật mí cách căn giữa trong Excel siêu đơn giản và nhanh chóng Việc thực hiện việc căn chỉnh ô trong excel được thực hiện rất phổ biến để giúp phần trình bày trở nên đẹp mắt và chuyên nghiệp hơn. Cụ thể cách căn giữa trong excel thực hiện thế nào cùng Unica tham khảo trong bài viết dưới đây nhé. Trường hợp nào cần căn giữa ô trong Excel? - Đầu tiên là khi dữ liệu cần căn giữa là các tiêu đề. - Để trang trí cho phần dữ liệu được gọn gàng và đẹp mắt hơn. - Giúp cho sheet dữ liệu thêm phần chuyên nghiệp hơn. Căn giữa trong excel Cách căn giữa trong excel theo chiều ngang, chiều dọc Căn chữ giữa ô theo chiều ngang Bước 1: Đầu tiện bạn sẽ chọn ô chứa dữ liệu cần căn giữa > Bấm chọn thẻ Home. Nhấn chọn thẻ Home Bước 2: Đi đến phần Alignment > Rồi nhấn chọn Center để căn giữa trong Excel. Ngoài ra, bạn cũng có thể căn giữa nhiều ô bằng cách tô chọn toàn bộ vùng dữ liệu muốn căn giữa > Thực hiện lại các bước như trên. Căn giữa bằng cách chọn Center Cách căn chữ  ở giữa ô theo chiều dọc Bước 1: Nhấn chọn ô chứa dữ liệu cần căn giữa > Chọn đến thẻ Home. Bấm chọn thẻ Home Bước 2: Đi đến phần Alignment > Nhấn chuột chọn Center. Tùy chọn vào Center Bước 3: Để căn chỉnh theo chiều dọc bạn hãy chọn theo các kiểu ở phía trên phần vừa chọn tại bước 2. Trong đó: - Top Align: Căn chỉnh lên phía trên. - Middle Align: Căn ở chính giữa. - Bottom Align: Căn xuống phía bên dưới. Tùy chọn căn chỉnh Cách căn chỉnh giữa ô trong Excel bằng chuột Chọn ô chứa dữ liệu cần căn giữa > Nhấn chuột phải > Sau đó Chọn Center để căn giữa trong Excel. Chọn vào Center Căn giữa ô trong Excel với Format Cells Trường hợp này bạn phải sử dụng bảng Format Cells để định dạng với nhiều thao tác hơn. Bước 1: Chọn đến ô chứa dữ liệu cần căn giữa > Nhấn chuột phải > Chọn mục Format Cells. Nhấn chọn Format Cells Bước 2: Khi hộp thoại hiện lên > Hãy chọn thẻ Alignment. Chọn mục Alignment Bước 3: Đi đến mục Text alignment > Ở phần Horizontal > Chọn lựa Center > Nhấn OK để căn giữa ô trong Excel. Bấm chọn OK Và đây chính là kết quả sau khi thực hiện. Kết quả thực hiện Cách căn giữa ô trong Excel qua Merge Center Lưu ý: - Bạn sẽ sử dụng lệnh gộp ô trong Excel để tiến hành căn giữa. - Nếu có nhiều ô để căn giữa thì không nên chọn cách này vì khi gộp ô thì sẽ chỉ giữ lại nội dung của ô đầu tiên khi bạn quét. Bước 1: Chọn lựa ô có chứa dữ liệu cần căn giữa > Bấm chọn thẻ Home. Nhấn vào thẻ Home Bước 2: Đi đến phần Alignment > Nhấn chọn Merge & Center để căn giữa ô trong Excel. Chọn mục Merge & Center Cách căn giữa nhiều ô mà không cần gộp ô  Với cách này bạn có thể căn giữa các dữ liệu được chọn 1 cách nhanh chóng. Bước 1: Thực hiện tô chọn toàn bộ dữ liệu muốn căn giữa > Nhấn chuột phải > Chọn Format Cells. Vào Format Cells Bước 2: Tại hộp thoại Format Cells > Lựa chọn thẻ Alignment. Chọn thẻ Alignment Bước 3: Đến mục Text alignment > Phần Horizontal > Chọn Center Across Selection > Nhấn OK để căn giữa nhiều ô trong Excel. Bấm vào OK Và đây chính là kết quả sau khi hoàn thành. Hoàn thành kết quả Tổng kết Mong rằng qua bài viết này các bạn đã nắm được cách căn giữa trong excel chính xác và nhanh chóng. Ngoài ra nếu muốn cải thiện thêm về kỹ năng tin học văn phòng thì đừng bỏ qua khóa học excel online duy nhất chỉ có tại Unica nhé.
01/02/2023
110 Lượt xem
Hướng dẫn cách in excel vừa trang giấy A4
Hướng dẫn cách in excel vừa trang giấy A4 In ấn là một thao tác không thể thiếu trong quá trình bạn làm việc với Word, Excel. Nếu bạn muốn có một bản in Excel đẹp, bạn phải học cách in Excel vừa trang giấy A4. Vậy thao tác thực hiện như thế nào, mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết để học Excel Online hiệu quả hơn.  Hướng dẫn cách in Excel vừa trang giấy A4 1. Cách in Excel vừa trang giấy A4 bằng Page Layout - Bước 1: Mở File Excel cần in ấn, trên thanh công cụ chọn mục Page Layout In Excel vừa trang giấy A4 bằng Page Layout - Hình 1 - Bước 2: Mở phần cài đặt Page Setup In Excel vừa trang giấy A4 bằng Page Layout - Hình 2 - Bước 3: Nếu bạn muốn in dọc thì chọn vào Portrait, còn muốn in ngang thì chọn vào Landscape. In Excel vừa trang giấy A4 bằng Page Layout - Hình 3 - Bước 4: Trong Fit to, bạn điều chỉnh thông số thành 1 pages(s) wide by 1 tall. In Excel vừa trang giấy A4 bằng Page Layout - Hình 4 - Bước 5: Đổi Page Size thành A4. In Excel vừa trang giấy A4 bằng Page Layout - Hình 5 - Bước 6: Chọn nút Print để tiến hành in. In Excel vừa trang giấy A4 bằng Page Layout - Hình 6 2. Cách in Excel vừa trang giấy A4 bằng Page Break Preview - Bước 1: Mở File Excel cần in ấn, trên thanh công cụ chọn View. In Excel vừa trang giấy A4 bằng Page Break Preview - Hình 1 - Bước 2: Chọn vào Page Break Preview In Excel vừa trang giấy A4 bằng Page Break Preview - Hình 2 - Bước 3: Bạn sẽ nhìn được giới hạn in File Excel như hình.  In Excel vừa trang giấy A4 bằng Page Break Preview - Hình 3 - Bước 4: Vào mục File -> chọn Print In Excel vừa trang giấy A4 bằng Page Break Preview - Hình 4 - Bước 5: Hình in ra sẽ hiển thị như sau In Excel vừa trang giấy A4 bằng Page Break Preview - Hình 5 3. Cách in Excel vừa trang giấy A4 bằng tính năng Breaks - Bước 1: Mở File Excel cần in ấn, chọn mục Page Layout. In Excel vừa trang giấy A4 bằng Breaks - Hình 1 - Bước 2: Chọn tính năng Breaks -> Insert Page Break. In Excel vừa trang giấy A4 bằng Breaks - Hình 2 - Bước 3: File Excel sẽ tự động chia các trang sao cho vừa với tờ A4. In Excel vừa trang giấy A4 bằng Breaks - Hình 3 - Bước 4: Vào File -> chọn Print In Excel vừa trang giấy A4 bằng Breaks - Hình 4 - Bước 5: Hình in ra sẽ hiển thị như sau In Excel vừa trang giấy A4 bằng Breaks - Hình 5 Nếu bạn muốn in riêng từng vùng của File Excel bạn có thể thực hiện như sau: - Bước 1: Chọn vùng dữ liệu cần in ấn In Excel vừa trang giấy A4 bằng Breaks - Hình 6 - Bước 2: Vào mục File -> chọn Print để in. In Excel vừa trang giấy A4 bằng Breaks - Hình 7 - Bước 3: Trong phần Setting, bạn bấm mũi tên chọn Print Selection (In những vùng được chọn) In Excel vừa trang giấy A4 bằng Breaks - Hình 8 - Bước 4: Trang A4 sẽ được in ra như sau. In Excel vừa trang giấy A4 bằng Breaks - Hình 9 4. Cách in File Google Sheets vừa trang A4 - Bước 1: Chọn File dữ liệu cần in ấn trong Google Sheets. Cách in File Google Sheets vừa trang A4 - Hình 1 - Bước 2: Vào mục File -> chọn Print để in Cách in File Google Sheets vừa trang A4 - Hình 2 - Bước 3: Trong Print, bạn chọn Current Sheet nếu muốn in toàn bộ File. Hoặc chọn Selected cells nếu muốn in riêng.  Cách in File Google Sheets vừa trang A4 - Hình 3 - Bước 4: Trong mục Paper size, chọn A4.  Cách in File Google Sheets vừa trang A4 - Hình 4 - Bước 5: Ấn Next để tiến hành in trang.  Cách in File Google Sheets vừa trang A4 - Hình 5 5. Hướng dẫn cách căn chỉnh Excel vừa trang A4 - Bước 1: Để căn chỉnh File Excel, trong phần Print, bạn chọn phần Wide Margins. Căn chỉnh Excel vừa trang A4 - Hình 1 - Bước 2: Trong mục Custom Margins, bạn chọn lề sẵn có hoặc tùy chỉnh theo ý mình. Căn chỉnh Excel vừa trang A4 - Hình 2 - Bước 3: Màn hình máy tính hiện ra bảng tùy chỉnh, bạn nhấn OK để đồng ý.  Căn chỉnh Excel vừa trang A4 - Hình 3 Sau khi căn chỉnh lề cho File Excel xong, bạn thực hiện in ấn như bình thường.  6. Tổng kết Như vậy, thông qua các bước vô cùng đơn giản, bạn đã biết cách in Excel vừa trang giấy A4 sao cho đẹp mắt và chuyên nghiệp nhất. Đây là một trong những kiến thức cơ bản nếu bạn muốn học Excelcơ bản đến nâng cao. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các khóa học các khóa học tin học văn phòng Online trên Unica để nâng cao kỹ năng cho mình.  Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
01/02/2023
119 Lượt xem
Autofill excel là gì? Cách dùng Autofill điền dữ liệu tự động
Autofill excel là gì? Cách dùng Autofill điền dữ liệu tự động Nếu đang làm việc văn phòng, chắn hẳn việc làm việc với các bảng tính và dữ liệu là việc bạn thường xuyên thực hiện. Excel, một trong những phần mềm bảng tính phổ biến nhất, cung cấp nhiều tính năng hữu ích giúp tối ưu hóa quy trình làm việc. Một trong số đó chính là "Autofill". Nhưng Autofill Excel là gì và làm thế nào để sử dụng tính năng này để điền dữ liệu một cách tự động? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về Autofill Excel, từ cách hoạt động đến cách áp dụng trong các tình huống thực tế. Cùng tìm hiểu cách tận dụng tính năng này để tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất công việc của bạn qua bài học Excel online ngày hôm nay nhé. Autofill excel là gì? Auto fill là gì? Autofill excel là một chức năng trong Excel, cho phép bạn tự động điền dữ liệu vào các ô liên tiếp theo một quy luật nhất định. Bạn có thể dùng Autofill để lặp lại một chuỗi, đồng bộ dữ liệu từ danh sách Autofill Options, điền công thức tự động hoặc điền nhiều hàng và cột cùng lúc. Autofill trong Excel là gì? Hướng dẫn sử dụng Autofill trong Excel Một số công dụng khi dùng autofill excel là gì? Những công dụng chính khi dùng Autofill là để lặp chuỗi, đồng bộ dữ liệu nhập vào từ danh sách Autofill Options, điền công thức tự động và để điền nhiều hàng và cột cùng lúc. Chi tiết sẽ được trình bay ở dưới đây: 1. Dùng để lặp chuỗi Bạn có thể dùng Autofill để lặp lại một chuỗi ký tự, số, ngày tháng hoặc thứ tự trong các ô liên tiếp.  Ví dụ: Sử dụng tính năng Autofill để lặp lại chữ Táo trong 8 ô. Cách dùng autofill trong excel: - Bước 1: Nhập chữ Táo vào ô A2.  Nhập chữ Táo vào ô A2 - Bước 2: Kéo con trỏ chuột từ góc phải dưới của ô đó xuống ô A9 sẽ có được một dãy lặp lại từ Táo. Kết quả  >>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO" [blog_custom:2] [trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] 2. Đồng bộ dữ liệu nhập vào từ danh sách Autofill Options Bạn có thể dùng Autofill để đồng bộ dữ liệu nhập vào từ danh sách Autofill Options, là một danh sách các giá trị mặc định của Excel, như tháng, quý, năm, ngày trong tuần,...  Ví dụ: Nhập các tháng trong năm vào các ô liên tiếp bằng cách dùng Autofill. Cách sử dụng autofill trong excel:  - Bước 1: Ở ô B21, bạn nhập "Tháng 1". Nhập "Tháng 1" - Bước 2: Kéo con trỏ chuột từ góc phải dưới của ô đó sang phải 12 ô sẽ thu được kết quả như sau: >>> Xem thêm: Bật mí 2 cách xoá pivot table trong Excel siêu nhanh, đơn giản 3. Dùng để điền công thức tự động Bạn có thể dùng Autofill để điền công thức tự động vào các ô liên tiếp, theo một quy luật nhất định.  Ví dụ: Cho bảng dữ liệu 1: Yêu cầu: Tính điểm trung bình hai môn toán và văn của từng học sinh trong bảng 1. Cách dùng tính năng autofill trong excel: - Bước 1: Nhập công thức =AVERAGE(B33:C33) vào ô D33. Nhập công thức AVERAGE - Bước 2: Nhấn enter, sẽ thu được kết quả là 5.15. Kết quả sau khi nhập công thức AVERAGE - Bước 3: Kéo con trỏ chuột từ góc phải dưới của ô D33 xuống hết bảng dữ liệu. Excel sẽ trả về kết quả tính như sau: 4. Điền nhiều hàng và cột cùng lúc Bạn có thể dùng Autofill để điền nhiều hàng và cột cùng lúc, theo một quy luật nhất định.  Ví dụ: Tạo bảng dữ liệu theo hàng ngang và hàng dọc từ 1 - 15 bằng cách dùng chế độ Autofill. Cách làm: - Bước 1: Đánh số thứ tự 1 và 2 ở ô A2, A3 và B2. Đánh số thứ tự 1 và 2 ở ô A2, A3 và B2 - Bước 2: Bôi đen 2 ô A2 và A3 rồi kéo xuống dưới tới ô A16 sẽ thu được chuỗi số từ 1 đến 15. Kết quả kéo thả chuột - Bước 3: Bôi đen 2 ô A2 và B2 rồi kéo sang bên phải tới ô O51 sẽ thu được chuỗi số từ 1 đến 15. Kết quả >>> Xem thêm: Cách sửa lỗi Font chữ trong Excel chỉ mất 5 giây Cách autofill trong excel để nhập dữ liệu tự động Ở phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn 2 cách autofill trong excel để nhập dữ liệu tự động như sau: 1. Tạo danh sách dữ liệu Custom List Nếu bạn muốn dùng Autofill với một danh sách dữ liệu do bạn tự tạo, bạn có thể tạo một danh sách dữ liệu Custom List trong Excel. Để làm được điều này, bạn cần làm theo các bước sau: - Bước 1: Mở file Excel và chọn tab File.   Chọn tab File   Chọn tiếp lệnh Options. Chọn Options  - Bước 2: Trong cửa sổ Excel Options, chọn Advanced, kéo xuống phần General, chọn nút Edit Custom Lists. Chọn nút Edit Custom Lists Cách cài đặt auto fill trong excel - Bước 3: Tại cửa sổ Custom Lists, để nhập dữ liệu bên khung List entries, bạn nhấn Add. Khi hoàn thành, bạn nhấn Add thêm một lần nữa và nhấn OK. Bây giờ, khi bạn nhập giá trị đầu trong List và sử dụng Autofill, Excel sẽ tự động điền dữ liệu cho bạn theo List. Excel sẽ tự động điền dữ liệu cho bạn theo List 2. Nhập dữ liệu từ bảng tính vào Custom List Sau khi bạn đã tạo một danh sách dữ liệu Custom List, bạn có thể dùng Autofill để nhập dữ liệu từ danh sách đó vào các ô liên tiếp. Để làm được điều này, bạn cần làm theo các bước sau: - Bước 1: Mở Excel, chọn tab File, chọn Options. - Bước 2: Trong cửa sổ Excel Options, chọn Advanced, kéo xuống phần General, chọn nút Edit Custom Lists. - Bước 3: Tại cửa sổ Custom Lists, bạn nhập địa chỉ của vùng dữ liệu hoặc nhấn nút chọn vùng dữ liệu, sau đó chọn dữ liệu trong bảng tính. Cuối cùng là nhấn Import và nhấn OK để hoàn thành. Cách cài đặt Autofill Excel  >>> Xem thêm: 8 cách đánh thứ tự trong excel cực nhanh và đơn giản Cách tắt Autofill trong Excel Nếu bạn không muốn dùng Autofill trong Excel, bạn có thể tắt chức năng này. Để làm được điều này, bạn cần làm theo các bước sau: - Bước 1: Mở Excel, chọn tab File, chọn Options. - Bước 2: Trong cửa sổ Excel Options, chọn Advanced, kéo xuống phần Editing options, bỏ chọn ô Enable fill handle and cell drag-and-drop. - Bước 3: Nhấn nút OK để đóng cửa sổ Excel Options.   Xóa dữ liệu khỏi Custim List Tổng kết Trên đây là toàn bộ thông tin autofill excel là gì. Đây là một chức năng rất hữu ích trong Excel, cho phép bạn nhập dữ liệu tự động một cách nhanh chóng và tiện lợi. Bạn có thể dùng Autofill để lặp lại một chuỗi, đồng bộ dữ liệu từ danh sách Autofill Options, điền công thức tự động, hoặc điền nhiều hàng và cột cùng lúc. Bạn cũng có thể tạo một danh sách dữ liệu Custom List do bạn tự tạo, và dùng Autofill để nhập dữ liệu từ danh sách đó vào các ô liên tiếp. Nếu bạn không muốn dùng Autofill trong Excel, bạn có thể tắt chức năng này trong cài đặt của Excel. Hy vọng bài viết của tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Autofill excel và cách dùng nó. Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
01/02/2023
3504 Lượt xem
Cách tạo danh sách thả xuống trong Excel dễ dàng thực hiện
Cách tạo danh sách thả xuống trong Excel dễ dàng thực hiện Một trong những công cụ được sử dụng phổ biến và hữu ích trong excel đó là tạo danh sách thả xuống. Vậy các bạn đã biết cách sử dụng Drop list này chưa? Hãy cùng Unica tìm hiểu cách tạo danh sách thả xuống trong excel ở bài viết này nhé. Tổng quan về Drop List trong Excel Drop List (hay còn gọi là danh sách thả xuống) được hiểu là một cách tạo danh sách được xổ xuống trong một ô nhất định. Drop List vô cùng tiện ích và được rất nhiều người dùng Excel sử dụng, cụ thể như sau: - Tạo danh mục cần nhập vào các ô trống. - Tạo được tên, ngành nghề và nơi ở,... phù hợp với địa điểm cần lấy thông tin. - Có thể thông qua Drop List để thực hiện khai báo, chấm công. - Thông qua Drop List sẽ giúp quản lý kho, bãi. - Xổ chọn dữ liệu nhanh chóng. Tiết kiệm được thời gian nhập lại dữ liệu. - Hạn chế nhập sai chính tả. Drop List trong Excel Hướng dẫn tạo Drop List trong Excel Cách tạo danh sách thả xuống trong excel khi có sẵn dữ liệu  Bước 1: Đầu tiên chọn vào ô cần tạo Drop List > Chọn đến thẻ Data > Nhấn chọn Data Validation. Chọn Data Validation Bước 2: Chọn vào tab Settings > Trong mục Allow chọn List > Đi đến mục Sources > Chọn từ dữ liệu có sẵn đã được tạo trong trang tính > Nhấn nút OK để tạo Drop List trong Excel. Lưu ý: Bạn có thể lấy dữ liệu từ 1 Sheet khác với thao tác đó là nhấn sang Sheet đó và chọn vùng dữ liệu đã được tạo.  Nhấn chọn OK Cách tạo Drop List với cách tự nhập Bước 1: Bước đầu chọn ô cần tạo Drop List > Chọn đến thẻ Data > Chọn vào Data Validation. Nhấn chọn Data Validation Bước 2: Bấm chọn tab Settings > Trong mục Allow chọn List > Đi đến mục Sources > Nhập tên các thành phần cần tạo list > Cuối cùng nhấn OK để tạo Drop List trong Excel. Nhấn nút OK để tạo Drop List Tạo Drop List phụ thuộc và 1 list khác Bước 1: Đầu tiên bạn đặt tên cho vùng dữ liệu mà bạn muốn tạo Drop List như sau: Tô chọn dãy ô là TÊN SP > Vào thẻ Formulas > Nhấn chọn Define Name. Chọn vào Define Name Bước 2: Khi hộp thoại hiện lên nhập tên cho vùng dữ liệu > Rồi nhấn OK. Lưu ý: Tên vùng dữ liệu cần được đặt giống với tiêu đề cột của dữ liệu và không có khoảng trắng. Ví dụ: Tô chọn từ A2 cho đến A10: Đặt tên TÊNSP. Bấm nút OK Bước 3: Chọn ô cần đặt danh sách thả xuống > Bấm chọn thẻ Data > Nhấn chọn Data Validation > Tại hộp thoại hiện lên chọn thẻ Settings > Tiếp theo đi đến mục Allow chọn List > Ở phần Source bạn hãy nhập công thức sau: =INDIRECT(SUBSTITUTE(A13," ","")) > Và nhấn OK. Giải thích hàm: - SUBSTITUTE(A13," ",""): nghĩa là lấy dữ liệu ở ô A13 và bỏ đi dấu cách ở giữa để phù hợp với tên bạn đã thực hiện ở bước 2. - Hàm INDIRECT: đóng vài trò gián tiếp lấy các dãy ô có chứa TÊN SP đã đặt tên bên trên sao cho phù hợp với TÊN SP được nhập trong bảng bên dưới. Nhập công thức và nhấn OK Cách tùy chỉnh danh sách thuộc tính đơn giản Chỉnh sửa hoặc xóa Named Range Bước 1: Mở thẻ Formulas > Chọn đến Name Manager > Lựa chọn tên vùng dữ liệu muốn chỉnh sửa. Chọn tên vùng dữ liêu bạn muốn chỉnh sửa Bước 2: Thực hiện các tùy chỉnh như thay đổi vùng dữ liệu, chỉnh sửa tên hoặc xóa tên vùng dữ liệu. - Chọn mũi tên hướng lên tại mục Refers to để có thể thay đổi vùng dữ liệu. - Chọn mục Edit... để chỉnh sửa tên vùng dữ liệu. - Chọn vào Delete để xóa tên vùng dữ liệu. Thực hiện tùy chỉnh thay đổi vùng dữ liệu Sao chép và dán Drop List Bước 1: Đầu tiên bạn chọn ô đã được tạo Drop List > Nhấn chuột phải chọn Copy (hoặc nhấn Ctrl + V). Chọn Copy  Bước 2: Chọn lựa một ô muốn dán Drop List > Sau đó nhấn chuột phải chọn Paste Special.... Chọn vào Paste Special Bước 3: Tại mục Paste chọn vào Validation > Rồi nhấn OK. Bấm OK Cách xóa danh sách thả xuống Chọn ô đã tạo Drop List > Chọn vào thẻ Data > Chọn mục Data Validation > Bấm chọn Clear All > Vá nhấn OK. Chọn Clear All và nhấn OK Những lưu ý khi tạo Drop List trong Excel - Sau khi tạo xong danh sách thả xuống, hãy mở danh sách thả xuống bằng cách nhấn vào ô chứa danh sách để chắc chắn rằng tất cả các mục mà bạn đã nhập đều được hiển thị đầy đủ. - Khi nhập các mục cho danh sách, bạn hãy nhập theo thứ tự mà bạn muốn xác thực dữ liệu trong excel hiển thị trong trình đơn thả xuống. - Khi thực hiện thao tác sao chép, tại mục Source các ô và dải ô đều cần được cố định bằng cách chọn ô hoặc dải ô bằng cách nhấn chuột để chọn, không nên nhập tay. Để khi chuyển đến ô khác thì các ô và dải ô đều không bị thay đổi. Tạo Drop list trong excel Tổng kết Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn đã nắm được cách tạo danh sách thả xuống trong excel chi tiết và chính xác nhất. Từ đó có thể áp dụng vào trong công việc hiệu quả hơn nữa. Đừng quên ghé thăm các khóa học excel trên Unica ngay hôm nay nhé.
01/02/2023
81 Lượt xem
Hướng dẫn cách thêm sheet trong Excel cực nhanh chóng
Hướng dẫn cách thêm sheet trong Excel cực nhanh chóng Trong quá trình sử dụng Excel để có thể thao tác thêm sheet dễ dàng và nhanh chóng thì hãy cùng Unica tìm hiểu các công cụ hỗ trợ thao tác thêm sheet trong excel cơ bản nhất nhé. Phân biệt Sheet và Workbook trong Excel Trước khi vào thực hiện thêm sheet trong Excel thì bạn cần phân biệt được 2 khái niệm đó là sheet và workbook. - Workbook: File Excel này bao gồm các sheet hay còn gọi là worksheet (số lượng worksheet tối đa của một workbook sẽ phụ thuộc vào phiên bản của Excel). - Sheet hay worksheet: Đây là một bảng tính có tên mặc định là sheet1, sheet2,…. Gồm có n cột và m dòng tạo thành n*m ô trong Excel (số dòng và số cột cũng sẽ tùy thuộc vào phiên bản excel). Thao tác thêm sheet trong excel Cách thêm sheet mới trong Excel đơn giản Thêm sheet mới bằng phím tắt Cách này có thể được thực hiện trên tất cả các phiên bản Excel (Excel 2003, 2007, 2010, 2013,…) Để thêm sheet mới ở trong Excel bằng phím tắt thì bạn thao tác nhấn tổ hợp phím Shift + F11. Nhấn tổ hợp phim Shift + F11 Thêm sheet mới trong Excel 2007, 2010, 2013… Cách 1: Thêm sheet mới khi dùng phím tắt Để thêm sheet mới trong Excel bằng phím tắt thì bạn chỉ cần nhấn tổ hợp phím Shift + F11. Chọn vào tổ hợp phím Shift + F11 Cách 2: Thêm sheet bằng icon có sẵn trong Excel Bên phải của tên sheet có dấu “+” sẽ cho phép bạn click chuột trái trực tiếp vào để thêm sheet mới nhanh chóng. Click chuột trái vào dấu cộng Cách 3: Thêm sheet mới với lệnh trên thanh Ribbon Bước 1: Đầu tiên mở file Excel cần thêm sheet mới > Nhấn chọn thẻ Home. Chọn vào thẻ Home Bước 2: Đi đến mục Cells > Nhấn vào Insert > Chọn vào Insert Sheet để thêm sheet mới trong Excel. Chọn Insert Sheet Cách thêm sheet mới trong Excel 2003 Bước 1: Mở vào file Excel cần thêm sheet mới > Nhấn chuột phải vào tên sheet > Bấm chọn Insert. Chọn mục Insert Bước 2: Khi hộp thoại hiện ra > Bấm vào thẻ General > Lựa chọn Worksheet > Nhấn OK để tiến hành thêm sheet mới trong Excel. Bấm vào OK Cách thêm trang tính mới với Google Sheet Thêm trang tính mới bằng phím tắt Để thêm trang tính mới trong Google Sheet bằng phím tắt bạn hãy nhấn chọn tổ hợp phím Shift + F11. Shift + F11 Thêm trang tính mới bằng các icon có sẵn Bên trái của "Trang tính 1" sẽ có dấu “+” cho phép bạn click chuột trái trực tiếp vào để thêm trang tính mới cực kỳ nhanh chóng. Hiển thị dấu + để bạn click chuột trái vào Thêm trang tính mới trên thanh Ribbon Mở trang Google Sheet cần thêm trang tính mới > Nhấn chọn vào Chèn > Chọn đến Trang tính mới để thêm trang tính trong Google Sheet. Mở trang tính mới Tổng kết Vậy là các bạn đã biết cách thêm sheet trong excel vô cùng đơn giản đúng không nào? Hy vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình sử dụng excel. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm khóa học excel trên Unica để nâng cao kỹ năng của mình hơn nhé.
01/02/2023
111 Lượt xem
#REF Excel là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi REFE
#REF Excel là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi REFE Trong quá trình làm việc với Excel, có đôi lúc bạn gặp phải lỗi #REF! nhưng chưa biết nguyên nhân và cách khắc phục ra sao. Để tìm hiểu chi tiết về REF nghĩa là gì, mời bạn đọc tham khảo các nội dung chi tiết thông qua bài viết dưới đây.  REF Excel là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi #REF Excel 1. Lỗi #REF nghĩa là gì? REF có tên đầy đủ là Reference, có nghĩa là tham chiếu. Chính vì vậy bạn có thể hiểu lỗi #REF là lỗi tham chiếu.  Nguyên nhân xảy ra lỗi này là do công thức tham chiếu đến ô không hợp lệ. Chúng thường bị xảy ra ở các ô nằm trong công thức tham chiếu bị xóa hay bị dán đề.  Người dùng có thể mắc lỗi #REF khi sử dụng các hàm như: AVERAGE, SUM, VLOOKUP, INDEX, SUMPRODUCT, IFERROR. Lỗi #REF! Excel nghĩa là gì? 2. Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi #REF! Lỗi #REF! do dữ liệu tham chiếu bị mất hoặc bị ghi đè Nguyên nhân: Do ô hoặc cột tham chiếu bị mất dữ liệu hoặc bị ghi đè. Ví dụ: Cho bảng dữ liệu sau, cột D chứa dữ liệu điểm môn Lý bị xóa.  - Bước 1: Bảng dữ liệu đang đầy đủ các thông tin như hình.  Lỗi #REF! do dữ liệu tham chiếu bị mất hoặc bị ghi đè - Bước 2: Nếu cột Lý bị mất dữ liệu thì sẽ xuất hiện lỗi #REF! như hình.  Lỗi #REF! do dữ liệu tham chiếu bị mất hoặc bị ghi đè Bạn có thể khắc phục bằng cách kiểm tra hàm tính toán bị mất dữ liệu. Sau khi bổ sung đầy đủ dữ liệu ở cột Lý thì kết quả sẽ như sau. Lỗi #REF! do dữ liệu tham chiếu bị mất hoặc bị ghi đè Lỗi #REF! do các ô tham chiếu không có sẵn, vượt quá phạm vi Nguyên nhân: Do nhập lệnh ký tự vượt quá phạm vi dữ liệu khai báo nên Excel sẽ báo lỗi #REF! Ví dụ: Hàm Vlookup được sử dụng cho ví dụ đã chọn dãy tham chiếu chứa 4 cột nhưng nhập lệnh tìm kiếm cho 5 cột. Lỗi #REF! do các ô tham chiếu không có sẵn, vượt quá phạm vi Sau khi khai báo lệnh thì bảng tính Excel sẽ báo lỗi #REF như hình.  Lỗi #REF! do các ô tham chiếu không có sẵn, vượt quá phạm vi Cách khắc phục: Điều chỉnh lại số lượng dữ liệu cho đúng ở trong hàm. Trong ví dụ này bạn chỉnh sửa lại thành 4 cột nên Excel sẽ cho ra kết quả như sau:  Lỗi #REF! do các ô tham chiếu không có sẵn, vượt quá phạm vi Lỗi #REF! do copy dữ liệu từ File Excel này sang File Excel khác Nguyên nhân: Do copy dữ liệu từ bảng tính Excel này qua bảng tính Excel khác mà ô chứa dữ liệu không trùng khớp nhau. Ví dụ: Nhập dữ liệu bảng tính cột A-E và tính tổng ở cột F.  Lỗi #REF! do copy dữ liệu từ File Excel này sang File Excel khác Sau khi bạn copy File Excel khác thì sẽ thông báo lỗi như hình. Lỗi #REF! do copy dữ liệu từ File Excel này sang File Excel khác Cách khắc phục: Kiểm tra lại vùng sao chép dữ liệu sao cho trùng hợp với File gốc là được.  Lỗi #REF! do copy dữ liệu từ File Excel này sang File Excel khác Lỗi #REF! do tham chiếu tới một File đang đóng Nguyên nhân: Lỗi này xuất hiện chủ yếu là khi bạn sử dụng hàm Direct.  Cách khắc phục: Bạn có thể thay đổi phương pháp tham chiếu để xử lý lỗi này.  Tổng kết Thông qua nội dung bài viết trên, Unica đã cùng bạn tìm hiểu lỗi #REF Excel và cách khắc phục lỗi này. Chúng tôi hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn đọc nếu bạn muốn học Excel Online hiệu quả.  Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các khóa học tin học văn phòng Online trên Unica để trang bị thêm kỹ năng cho mình. Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
01/02/2023
113 Lượt xem
Cách tính phương sai trong Excel chỉ mất vài giây
Cách tính phương sai trong Excel chỉ mất vài giây Trong số các công cụ, thao tác tính toán trong Excel thì không thể bỏ qua cách tính phương sai trong excel đơn giản, hiệu quả thông qua hàm VAR. Mời các bạn cùng Unica tìm hiểu cụ thể trong bài viết này nhé. Tìm hiểu về Hàm VAR Khái niệm Hàm VAR được hiểu là một hàm toán học dùng để tính phương sai dựa trên mẫu là một tập các dữ liệu cho trước. - Phương sai lớn: Cho biết rằng các số trong tập dữ liệu nằm cách xa giá trị trung bình và biến động lớn. - Phương sai nhỏ: Cho biết là các số trong tập dữ liệu nằm gần với giá trị trung bình và ít có sự biến động. - Phương sai bằng 0: Tất cả các giá trị trong một tập dữ liệu giống hệt nhau hoặc không có sai số và tất cả các phương sai không bằng 0 sẽ là một số dương. Tìm hiểu về Hàm VAR tính phương sai Ứng dụng của hàm VAR trong Excel như sau: - Tìm phương sai của một tập dữ liệu một cách nhanh chóng. - Có thể kết hợp cùng với hàm khác trong Excel để hỗ trợ trong công việc. - Giúp thao tác trong Excel được chuyên nghiệp hơn. Công thức toán học Công thức tính phương sai Trong đó: - x chính là trung độ mẫu AVERAGE(number1,[number2],...) - n là kích thước mẫu. Cách sử dụng hàm VAR trong Excel đúng chuẩn Cú pháp hàm Cú pháp hàm cụ thể: =VAR(number1,[number2],...) Trong đó: - Number1: Là đối số đầu tiên của số thứ nhất tương ứng với một mẫu trong cùng một tập hợp. - Number2,...: Chính là các đối số từ 2 đến 255 tương ứng với một mẫu của một tập hợp. Lưu ý: - VAR được giả định các đối số sẽ là một mẫu của tập hợp. Nếu dữ liệu của bạn thể hiện toàn bộ tập hợp cần dùng hàm VARP để tính toán phương sai. - Đối số có thể là một số hoặc tên, mảng hoặc tham chiếu có chứa số. - Nếu đối số là mảng hay tham chiếu, chỉ các số trong mảng hay tham chiếu đó mới có thể được tính. Các ô trống, giá trị lô-gic, văn bản hoặc giá trị lỗi trong mảng hoặc tham chiếu cũng bị bỏ qua. - Giá trị logic và trình bày số dạng văn bản mà bạn gõ trực tiếp vào danh sách các đối số sẽ được đếm. - Các đối số chính là văn bản hay giá trị lỗi không thể chuyển đổi thành số sẽ khiến xảy ra lỗi. - Nếu bạn muốn đưa ra các giá trị lô-gic và các trình bày số dạng văn bản vào trong một tham chiếu như là một phần của tính toán thì hãy dùng hàm VARA. Cách sử dụng Ví dụ: Sử dụng hàm VAR để tìm kết quả phương sai độ bền của các số trong bảng sau đây. Bước 1: Tại bảng dữ liệu bạn hãy nhập hàm như hình vào ô tham chiếu. Nhập hàm VAR Bước 2: Sau đó hãy nhấn phím Enter để hiển thị kết quả. Bấm chọn nút Enter Tổng kết Bài viết này đã hướng dẫn cho các bạn cách tính phương sai trong excel đơn giản và nhanh chóng. Mong rằng các bạn có thể nắm được và áp dụng vào công việc để đạt được kết quả tốt nhất. Đừng bỏ qua khóa học excel của Unica hôm nay.
01/02/2023
82 Lượt xem