Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

VFX là gì? Thông tin từ A- Z về VFX trong ngành công nghiệp hậu kỳ

Mua 3 tặng 1

Đứng sau những cảnh quay bom tấn trong phim điện ảnh hay những kỹ xảo đỉnh cao trong MV ca nhạc đó chính là sự hỗ trợ của VFX. Vậy VFX là gì? Nó có những đặc trưng nào? Trong bài viết này, UNICA sẽ chia sẻ cho bạn câu trả lời về “phù thủy” trong “làng” kỹ xảo điện ảnh này.

1. Visual effects là gì? 

VFX là chữ viết tắt của Visual Effects. VFX còn có thể được gọi là VFX artist hoặc visual FX. Vậy VFX Artist là gì? VFX chính là việc sử dụng hiệu ứng hình ảnh để tạo nên những cảnh quay ngoạn mục trong phim điện ảnh hay phim khoa học viễn tưởng. Nhờ có VFX designer mà những cảnh quay không thể thực hiện được ở đời thực đã trở thành thước phim sống động trên màn ảnh. Với sự hỗ trợ của hiệu ứng VFX, đoàn làm phim có thể tiết kiệm được nguồn kinh phí lớn cho các cảnh quay hành động. Đồng thời đảm bảo sự an toàn cho các diễn viên, cascadeur khi tham gia các cảnh quay nguy hiểm.

VFX-la-gi-1

Sử dụng VFX để tạo ra các hiệu ứng kỹ xảo “chất” cho video

Hiện nay, VFX được coi là ngành công nghiệp hiệu ứng hình ảnh đang rất được yêu thích. Đây là một ngành công nghiệp mới, năng động và sáng tạo tạo ra sự hứng thú và hấp dẫn cho người xem.

2. Kỹ xảo điện ảnh VFX bao gồm những loại nào?

Kỹ xảo điện ảnh VFX gồm 3 loại cơ bản là: kỹ thuật CGI, kỹ thuật phông xanh và kỹ thuật ghi hình chuyển động. Tùy theo mục đích sử dụng, nhà sản xuất phim sẽ lựa chọn kỹ xảo VFX cho phù hợp. 

2.1. Kỹ thuật CGI mô phỏng hình ảnh bằng máy tính

Kỹ thuật CGI là từ viết tắt của Computer-Generated Imagery tức là mô phỏng hình ảnh bằng máy tính. Đây là phương pháp sử dụng máy tính hậu kỳ để tạo ra các hình ảnh, chuyển động và hiệu ứng đặc biệt cho video quảng cáo hoặc các loại video trong các lĩnh vực khác. Kỹ thuật CGI thường được dùng để tạo ra những cảnh quay khó, những cảnh quay không thể thực hiện ở phim trường. Ví dụ như: tạo ra sinh vật hư cấu, thế giới ngoài hành tinh, bối cảnh cần đầu tư nhiều chi phí,....

2.2. Kỹ thuật phông xanh

Kỹ thuật phông xanh cho phép người dùng ghép nhiều hình ảnh, video lại với nhau. Quá trình thực hiện các cảnh quay thường được thực hiện trên phông xanh. Bối cảnh hoàn chỉnh của hình ảnh, video sẽ được thực hiện ở khâu hậu kỳ. Lúc này phông xanh sẽ được thay thế bằng bối cảnh sinh động và thực tế hơn. 

Khi chúng ta sử dụng phông xanh, chúng ta có thể tạo ra những cảnh quay và hiệu ứng không thể thực hiện ở đời thực.

VFX-la-gi-11

Một số hiệu ứng kỹ xảo cơ bản trong VFX

2.3. Kỹ thuật ghi hình chuyển động

Kỹ thuật ghi hình chuyển động là phương pháp ghi lại chuyển động của đối tượng mục tiêu và chuyển đổi chúng thành dữ liệu số hóa. Công việc này được bắt đầu bằng việc gắn các cảm biến lên các điểm quan trọng trên đối tượng cần ghi lại chuyển động. Các cảm biến này sẽ ghi lại vị trí, tốc độ chuyển động và hướng chuyển động của các điểm đánh dấu trong không gian 3D. Tiếp theo sau đó, các dữ liệu chuyển động này sẽ được xử lý thành nhân vật 3D tương tự. 

Nhờ có kỹ thuật ghi hình 3D mà các chuyển động của đối tượng trong môi trường số hóa được tái hiện chuẩn và sinh động hơn. Kỹ thuật VFX này được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực hoạt hình, trò chơi điện tử, các mục quảng cáo,...

3. Kỹ năng quan trọng để có thể trở thành một VFX Artist giỏi

Nếu bạn đang muốn trở thành VFX Artist giỏi thì bạn cần biết VFX phải học gì? Để trở thành VFX Artist trước hết bạn phải có kiến thức vững chắc trong lĩnh vực đồ họa, máy tính, điện ảnh. Bên cạnh đó, bạn cần phải có khả năng tính toán nhanh nhạy để tính toán và sắp xếp các chuyển động hình học một cách logic. 

Ngoài ra, để trở thành VFX Artist giỏi bạn cần có thêm một số kỹ năng khác như: 

- Am hiểu về ánh sáng và bối cảnh phim

- Am hiểu về chuyển động học và cơ học.

- Có khả năng cảm nhận thẩm mỹ thị giác cao.

- Có khả năng quan sát và ghi nhớ diễn biến của thế giới thực tại. 

- Có sự sáng tạo và sự tinh tế.

Để rút ngắn thời gian học, bạn nên tham khảo các khóa học dựng phim online. Tại đây, các chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn những kiến thức cơ bản và định hướng nghề nghiệp để bạn tránh phải những sai lầm không đáng có. 

vfx-Artist-la-gi.jpg

Để trở thành một VFX Artist giỏi bạn cần phải không ngừng trau dồi kỹ năng

4. Những vị trí chính khi làm việc trong ngành VFX

Để xác định nghề VFX cần học gì thì trước hết bạn cần phải xác định được vị trí của bạn trong lĩnh vực VFX. Dưới đây là các vị trí công việc chính khi làm việc trong ngành VFX bạn nên tham khảo để có thể xác định mục tiêu phát triển trong ngành VFX rõ ràng hơn. 

4.1. Phòng Mỹ Thuật – Art Department

Phòng mỹ thuật là bộ phận làm nhiệm vụ biến ý tưởng của đạo diễn từ dạng kịch bản, văn bản thành hình ảnh dễ hiểu. Hiểu một cách đơn giản và dễ hiểu thì phòng mỹ thuật chính là vẽ, bạn phác thảo ý tưởng lên thành hình ảnh để người xem dễ hiểu nhất. Đây sẽ là tài liệu cơ sở để các thành viên khác có thể hiểu được nhân vật, bối cảnh. Sau khi đã phác thảo được hình ảnh sẽ xác định được góc quay chuẩn xác.

4.2. Pre-viz

Pre-viz là công đoạn thực hiện nhiệm vụ biến hình ảnh 2D thành các đoạn phim 3D giản thể. Từ đây, toàn bộ các thành viên trong ekip sản xuất và hậu kỳ sẽ có hướng nhìn chung. Nhờ có công đoạn Pre-viz mà đạo diễn, quay phim, diễn viên sẽ có định hướng chuẩn cho từng cảnh quay. Cụ thể là quay từ góc nào, tiêu chuẩn hình ảnh ánh sáng ra sao, tư thế và biểu cảm của diễn viên phải biểu đạt như thế nào,...

Pre-viz-bien-hinh-anh-2D-thanh-3d.jpg

Pre-viz biến hình ảnh 2D thành đoạn phim 3D giản thể

4.3. Sáng tạo các thành phần trong VFX - Asset Department

VFX làm nhiệm vụ sáng tạo các thành phần sẽ phụ trách thiết kế các bối cảnh có trong phim. Công việc Asset Department được thực hiện xuyên suốt cho đến hết hậu kỳ. Công việc này không phải làm một mình mà sẽ được hỗ trợ từ nhiều bộ phận khác để đảm bảo tạo nên khung hình sống động nhất.

4.4. Nghiên cứu và phát triển – R&D: Research and Development

Ở công đoạn R&D, nghiên cứu và phát triển, VFX Artist phải tạo ra các công cụ phù hợp với yêu cầu công việc. Công việc này yêu cầu cao về kiến thức tổng quát, khoa học và kinh nghiệm - kỹ năng xử lý vấn đề điện ảnh. Vì vậy để làm được ở vị trí nghiên cứu và phát triển không hề đơn giản.

4.5. Diễn hoạt – Animation

Khi đảm nhận công đoạn Animation, VFX Artist sẽ thực hiện công việc liên quan đến chuyển động của các vật thể có trong đoạn phim. Nói dễ hiểu hơn khi nhân vật di chuyển, nói, cười, nhíu mày,... đều cần đến Animation.

vi-tri-Animation-trong-vfx-la-gi.jpg

VFX Artist giúp cho nhân vật nói cười, di chuyển

4.6. Matchmove

Bạn có thể hình dung matchmove như một app chụp ảnh trên smartphone. Bạn chỉ cần mở matchmove và chọn các dữ liệu đã có khi quay phim, sau đó gắn lên những đối tượng thành phần trong video có sẵn.

4.7. Mô phỏng – FX Simulation

Đây là vị trí VFX đòi hỏi cao về khả năng sáng tạo, yếu tố kỹ thuật và khả năng quan sát thực tế. Phân đoạn này sẽ thực hiện mô phỏng lại những hiện tượng khó kiểm soát ở đời thực. Như: mưa, bão, lốc xoáy, sóng thần, động đất, vụ nổ bom nguyên tử,... 

4.8. Ánh sáng – Lighting

Lighting là người làm ánh sáng. Người phụ trách ánh sáng sẽ đảm nhận nhiệm vụ thiết kế toàn bộ ánh sáng cho các cảnh quay giúp cho hình ảnh giống với mục đích của đạo diễn nhất. Khi nhận nhiệm vụ này bạn phải đảm bảo hiệu ứng ánh sáng luôn tốt nhất nhằm tạo ra những cảnh quay sống động, kích thích thị giác nhất.

nguoi-dam-nhiem-cong-viec-lam-anh-sang-trong-vfx.jpg

Lighting là người đảm nhiệm công việc làm ánh sáng

4.9. Matte Paint

Nhiệm vụ của Matte Paint là tạo nên các bối cảnh, background cho các cảnh quay trong phim. Những VFX làm ở công đoạn này thường phải có khả năng hiểu bối cảnh và vẽ tay tốt. 

4.10. Tách nhân vật khỏi nền – Rotoscoping

Mục đích của Rotoscoping là tách nhân vật ra khỏi phông nền để gắn nhân vật vào một phông nền khác. Hoặc tách nhân vật ra khỏi phông nền để chỉnh màu, làm mờ nhân vật hoặc thêm ánh sáng cho bối cảnh. 

4.11. Compositing

Người thực hiện Compositing sẽ kết hợp một vật thể 3D không có thật vào thước phim có sẵn. Để có thể đảm nhận việc Composting bạn phải là người có khiếu thẩm mỹ và thành thạo việc sử dụng màu sắc, ánh sáng. Bạn sẽ có thêm lợi thế hơn khi bạn là người có khả năng nắm bắt tâm lý người xem.

vi-tri-Compositing-trong-VFX.jpg

Để đảm nhiệm vị trí Composting bạn phải là người có khiếu thẩm mỹ

5. Các phần mềm VFX thông dụng

Trong quá trình làm VFX bắt buộc phải cần đến sự hỗ trợ của phần mềm để hình ảnh trong video trông chân thực và sống động nhất. Dưới đây là 3 phần mềm giúp quá trình VFX diễn ra nhanh, hiệu quả hơn. 

5.1. Adobe After Effects

Adobe After Effects được xem là phần mềm hậu kỳ làm phim được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Adobe After Effects có hỗ trợ kỹ thuật VFX và kết hợp thêm nhiều tính năng tuyệt vời khác. Nhờ vậy, bạn có thể tạo hoạt ảnh, thiết kế không gian 3D, tạo hình đồ họa chuyển động với hình ảnh vô cùng bắt mắt. Adobe After Effects gây ngạc nhiên với các hiệu ứng vô cùng tươi mới.

phan-mem-lam-phim-hoat-hinh-adobe-after-effects.jpg

Phần mềm Adobe After Effects sở hữu rất nhiều tính năng tuyệt vời

5.2. Autodesk Maya

Bên cạnh Adobe After Effects Autodesk Maya cũng là phần mềm chất lượng được đông đảo mọi người trên thế giới lựa chọn. Điểm mạnh của phần mềm VFX này đó là có thể giúp câu chuyện của bạn trở nên sống động hơn bằng cách sử dụng các tính năng hoạt hình, mô hình, mô phỏng và kết xuất 3D độc đáo 

Ngoài ra, Autodesk Maya có thể giúp bạn thực hiện đồ họa chuyển động, động lực học, hoạt hình máy tính 3D, kết xuất 3D, đổ bóng,... Nhờ có Autodesk Maya bạn có thể phát triển nhân vật đơn giản hơn.

phan-mem-lam-vfx-noi-tieng-the-gioi.jpg

Autodesk Maya là phần mềm VFX nổi tiếng thế giới

5.3. 3Ds Max

3Ds Max là phần mềm giúp tạo hiệu ứng hình ảnh 3D cho sản phẩm theo 3 chiều. Ưu điểm nổi bật của 3Ds Max là tạo nên những cảnh tượng kỹ xảo không có thực. Nhờ có 3Ds Max mà các chương trình truyền hình, các phim khoa học viễn tưởng hoặc các game hành động trở nên sinh động và đặc sắc hơn. Hiện nay, phần mềm 3Ds Max đang được sử dụng rộng rãi trong: Truyền hình, hình ảnh chuyển động, trung tâm kiến ​​trúc và cả bộ trò chơi điện tử.

Ngoài những phần mềm trên, bạn cũng có thể sử dụng Davinci Resolve để chỉnh màu, hiệu chỉnh màu, hiệu ứng hình ảnh và âm thanh cho video. Phần mềm này được dùng cho các hệ điều hành là macOS, Windows và Linux. Với những tính năng đa dạng, chắc chắn Davinci Resolve sẽ không làm bạn thất vọng. 

6. Kết luận

Như vậy là bạn đã nắm cơ bản VFX là gì, VFX producer là gì rồi phải không? Nếu bạn có niềm đam mê nghệ thuật điện ảnh. Và bạn đang ấp ủ ước mơ trở thành chuyên gia VFX artist hãy nỗ lực học hỏi, chuyên cần làm việc để nâng cao trình độ tay nghề. Bạn đọc quan tâm hơn đến các kiến thức làm phim khác, mời bạn tham khảo thêm các khoá học dựng phim để có thêm nhiều kinh nghiệm sử dụng các ứng dụng thiết kế, xây dựng video 3D chất lượng hơn. 

Cảm ơn và chúc các bạn thành công!

[Tổng số: 39 Trung bình: 2]
Trở thành hội viên