USP là gì? Lợi ích & cách xây dựng USP cho doanh nghiệp

USP là gì? Lợi ích & cách xây dựng USP cho doanh nghiệp

Mục lục

Trong quá trình tạo ra những nét riêng biệt, độc đáo cho thương hiệu, Unique Selling Point đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đây chính là một điểm khác biệt giúp doanh nghiệp có thể làm “lu mờ” những đối thủ kinh doanh cùng ngành nghề, lĩnh vực khác trên thị trường. Vậy Usp là gì, mời bạn đọc tìm hiểu nội dung liên quan đến USP thông qua bài viết dưới đây nhé. 

1. USP là gì?

USP trong marketing là gì? Unique Selling Point là tên viết đầy đủ của USP. Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, USP chính là những yếu tố tạo nên sự khác biệt của sản phẩm, dịch vụ mà các đối thủ khác không có. Những yếu tố này tạo nên tính độc đáo và duy nhất của sản phẩm mà doanh nghiệp bạn đang sở hữu.

Trong tiếp thị trực tuyến, truyền đạt USP của bạn một cách rõ ràng và nhanh chóng là một trong những chìa khóa để thu hút khách hàng tiềm năng chuyển đổi trên trang web của bạn.

Một USP sản phẩm thành công hứa hẹn mang lại lợi ích rõ ràng cho người tiêu dùng, cung cấp cho họ những thứ mà các sản phẩm cạnh tranh không thể cung cấp và đủ hấp dẫn để thu hút khách hàng mới.

USP-la-gi.jpg

USP sản phẩm là gì? USP được hiểu là điểm bán hàng độc đáo

Có thể lấy ví dụ về 1 Unique Selling Point như sau: Thương hiệu FedEx Corporation đưa ra USP trong chiến lược kinh doanh của mình: When it absolutely, positively has to be there overnight.” Tạm dịch: “Khi nó hoàn toàn, tích cực phải ở đó qua đêm”. 

FedEx không còn sử dụng khẩu hiệu này nữa, nhưng trong thời gian tồn tại, nó có lẽ là ví dụ hoàn hảo về một USP tuyệt vời. Nói một cách dễ hiểu, FedEx cung cấp cho khách hàng của mình sự đảm bảo rằng họ sẽ giao các gói hàng của họ một cách an toàn và đúng hạn. Khẩu hiệu thực sự không mang lại một mà là hai lợi ích: sự an toàn khi biết rằng gói hàng sẽ được giao như đã hứa và khả năng tiết kiệm thời gian bằng cách đến đó qua đêm. Đáng buồn thay, FedEx kể từ đó đã thay thế nó bằng khẩu hiệu “Thế giới đúng giờ”, câu này kém hiệu quả hơn nhiều vì nó không chứa USP.

2. Tại sao Unique Selling Point lại quan trọng

Hiểu được USP là gì (Unique Selling Point là gì), chúng ta cùng nhau lý giải tầm quan trọng của việc tạo ra USP cho doanh nghiệp thông qua một số luận điểm dưới đây.

- Điểm bán hàng độc đáo xác định vị trí độc nhất của công ty bạn trên thị trường, trở thành trọng tâm của hoạt động kinh doanh: giá trị bạn cung cấp và vấn đề bạn giải quyết. USP liệt kê rõ ràng một lợi ích cụ thể mà các đối thủ cạnh tranh khác không cung cấp làm cho thương hiệu của doanh nghiệp bạn trở nên nổi bật. 

- Nếu tất cả các sản phẩm có vẻ giống nhau, khách hàng tiềm năng của bạn sẽ không biết sản phẩm nào phù hợp với họ. Rõ ràng đề xuất bán hàng độc đáo của bạn sẽ giúp khách hàng phân biệt giữa nhiều lựa chọn có sẵn. Đây là một phần quan trọng của việc bán hàng hiệu quả, đặc biệt là trực tuyến nơi người tiêu dùng có rất nhiều lựa chọn.

- USP cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong nội bộ vì nó buộc bạn phải xem xét sứ mệnh của công ty bạn và lý do tồn tại của nó. Một doanh nghiệp thành công thường là biết tạo ra những yếu tố khác biệt, độc đáo so với các đối thủ khác trên thị trường. 

- USP là một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị để thu hút khách hàng mới và tỷ lệ giữ chân khách hàng hiện tại tin dùng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn thay vì các đối thủ cạnh tranh khác cùng xuất hiện trên thị trường. 

USP-LA-GI-2

USP giúp thu hút khách hàng tiềm năng

3. Sự khác biệt giữa USP và slogan

Mặc dù cùng hướng đến mục đích tạo ra những giá trị độc đáo, riêng biệt cho thương hiệu nhưng USP không phải và hoàn toàn khác với slogan. Vậy sự khác biệt giữa USP và Slogan là gì?

Định nghĩa và tính chất của slogan

Slogan là một câu văn ngắn bao hàm ý nghĩa thể hiện tính chất của sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Ngoài ra, slogan cũng chứa đựng những giá trị mà doanh nghiệp muốn truyền tải tới khách hàng. Slogan thông thường đều mang ý nghĩa tích cực, thể hiện sự cổ vũ , động viên khách hàng. Bên cạnh đó nó cũng có thể là lời hứa, thể hiện rõ ràng mục đích phát triển của doanh nghiệp.

Slogan ra đời nhằm mục đích giúp doanh nghiệp dễ dàng tăng nhận diện thương hiệu. Ngoài ra, slogan cũng giúp tạo mối liên kết giữa khách hàng với doanh nghiệp, khách hàng trở nên gần gũi hơn, tưởng chừng như chính mình đang trực tiếp trải nghiệm dịch vụ/ sản phẩm.

So sánh USP và slogan

Hiện nay rất nhiều người đang nhầm lần giữa khái niệm USP và Slogan. Có thể khẳng định USP không phải là slogan hay khẩu hiệu của doanh nghiệp.

  • Xét về mặt khái niệm: Slogan thể hiện tính chất sản phẩm/ dịch vụ hay giá trị của doanh nghiệp, mang ý nghĩa tích cực, truyền động lực. Còn USP được tạo ra vừa phải có điểm nhấn độc đáo thể hiện giá trị của sản phẩm mang lại, vừa phải giải quyết được nhu cầu của khách hàng.

  • Xét về mặt tính chất: Tính chất của slogan đưa ra là để khích lệ, truyền cảm hứng, tạo động lực còn USP là để thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng hiện tại trước hàng loạt các đối thủ mạnh trên thị trường.

  • Xét về mặt ý nghĩa: Slogan đưa ra chỉ mang ý nghĩa tăng nhận diện thương hiệu, tạo mối quan hệ gần gũi giữa khách hàng với doanh nghiệp. USP mang ý nghĩa rộng hơn giúp doanh nghiệp xác định được dấu ấn độc đáo của doanh nghiệp mình là gì, tập trung vào đó để tìm kiếm khách hàng tiềm năng. USP cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong nội bộ, USP tạo ra buộc phải dựa vào sứ mệnh của doanh nghiệp.

USP không phải là slogan hay khẩu hiệu của doanh nghiệp

4. Cách để biết USP có tối ưu doanh nghiệp

Sau khi đã hiểu rõ về USP là gì thì bạn cần biết làm sao để xác định USP có tối ưu cho doanh nghiệp hay không. Sau đây Unica sẽ hướng dẫn cho bạn cách nhận biết cơ bản.

Cần đặt mình vào vị trí của khách hàng để xác định USP

Để biết được sản phẩm, dịch vụ của công ty mình có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay không bạn cần đặt mình vào vị trí của người sử dụng sản phẩm. Đồng thời theo dõi hoạt động kinh doanh hàng ngày và xem xét kỹ lưỡng những gì khách hàng của bạn thực sự muốn để từ đó chọn ra USP.

Ví dụ như: Tại một cửa hàng gà rán, khách hàng đến mua hàng và số lần họ quay lại mua hàng của bạn đã có. Nhưng bạn có biết họ quay lại mua hàng của bạn là do đâu hay không do chất lượng sản phẩm, sự tiện lợi, uy tín, nhân viên thân thiện, không gian sạch sẽ hoặc dịch vụ ưu đãi cho khách hàng thường xuyên. Bạn hãy nhớ rằng giá cả chưa phải là điều quyết định duy nhất khiến khách hàng quay lại sử dụng sản phẩm của bạn cho những lần tiếp theo. 

Hiểu được động cơ và hành vi mua hàng

Không chỉ là cách phân tích truyền thống về nhân khẩu học của khách hàng như: tuổi tác, giới tính, chủng tộc, thu nhập và vị trí địa lý. Điều mà hầu hết các doanh nghiệp thu thập để phân tích xu hướng bán hàng của họ, đồng thời biết được bản đồ hành trình khách hàng (Customer Journey) trải nghiệm sản phẩm và những phải hồi.

Ví dụ: Các công ty mỹ phẩm và rượu là những ví dụ tuyệt vời về các ngành công nghiệp biết giá trị của việc thúc đẩy định hướng tâm lý. Mọi người mua những sản phẩm này dựa trên mong muốn của họ (dành cho phụ nữ xinh đẹp, sang trọng, quyến rũ, v.v.), chứ không phải dựa trên nhu cầu của họ.

Xây dựng USP cần hiểu được động cơ và hành vi của khách hàng

Tại sao khách hàng chọn bạn thay vì đối thủ

Khi doanh nghiệp của bạn đã phát triển thì bạn sẽ hỏi được nhiều nguồn thông tin những khách hàng của bạn để xác định Unique Selling Point. Đối với những doanh nghiệp mới hình thành và đang phát triển thì điều này sẽ gặp nhiều khó khăn bởi chưa có lượng khách hàng nhất định. Nhiều nhà bán lẻ thường xuyên ghé vào các cửa hàng của đối thủ để xem họ đang bán gì và bán như thế nào.

Khi bạn đã trải qua quy trình 3 bước này, bạn cần thực hiện bước tiếp theo, là bước khó nhất: Trung thực. Những tính năng nào trong doanh nghiệp của bạn là thứ khiến bạn khác biệt? Những gì bạn có thể quảng bá để mọi người muốn trở thành khách hàng của bạn? Làm thế nào bạn có thể làm nổi bật USP để định vị doanh nghiệp của bạn?

5. Cách xây dựng USP cho doanh nghiệp

Mục đích USP được tạo ra là để trả lời câu hỏi: “Tại sao khách hàng lại phải mua hàng của mình mà không phải của người khác”. Chính vì vậy, quá trình xây dựng USP cho doanh nghiệp không hề đơn giản.

Các bước để xác định USP

Để xác định được USP bạn cần phải thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Tìm hiểu nhu cầu khách hàng, đặt mình vào vị trí của khách hàng để xác định xem khách hàng đang thích và muốn cái gì. Từ đó, tìm tìm ra điểm chung giữa doanh nghiệp và khách hàng để hoàn thiện sản phẩm/ dịch vụ hơn. Như vậy mới đánh đúng vào “chỗ ngứa” của khách hàng để tăng trưởng doanh thu.

- Bước 2: Xác định đối thủ cạnh tranh, việc xác định rõ đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn biết mình sẽ phải đối diện với những ai. Sau khi đã xác định đối thủ cạnh tranh xong, bạn phải hiểu rõ hơn về đối thủ, để hiểu rõ bạn cần phải: Nghiên cứu, phân tích website và phương thức kinh doanh của họ. Quá trình nghiên cứu giúp bạn biết mình cần phải làm gì để có thể đánh bại họ trên thị trường.

- Bước 3: Nắm rõ động cơ và hành vi mua hàng của khách hàng bạn sẽ xác định được hướng đi đúng đắn. Để biết được động cơ và hành vi khách hàng, bạn cần phân tích được rõ chân dung khách hàng bao gồm: tuổi tác, giới tính, chủng tộc, thu nhập và vị trí địa lý. Bên cạnh đó cũng phải thực hiện các cuộc khảo sát và tổng hợp lại thông tin hữu ích để xác định giá trị nào của sản phẩm sẽ phù hợp với khách hàng.

- Bước 4: Xác định rõ USP của bạn là gì, điều gì ở doanh nghiệp bạn sẽ gây sự ấn tượng cho khách hàng. Từ đó, xác định ra USP chất lượng nhất cho doanh nghiệp.

USP-la-gi-3

Cách xây dựng USP cho doanh nghiệp

Các yếu tố cần thiết để tạo nên USP

Để tạo nên một USP thành công bạn cần phải chú ý tới các yếu tố sau:

- Khách hàng: Để đánh giá một USP có chất lượng hay không nằm ở giá trị chuyển đổi hay nói cụ thể hơn đó chính là doanh thu. Vì vậy, khách hàng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tạo USP. Nếu như khách hàng hài lòng, USP gây được dấu ấn, kích thích khách hàng trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ thì sẽ được đánh giá là thành công.

- Sản phẩm/ dịch vụ: Xác định sản phẩm, dịch vụ để tạo nên sự khác biệt mà các đối thủ khác không có. Doanh nghiệp đánh vào cái đó để tạo USP chất lượng giúp mang lại giá trị chuyển đổi cao nhất.

- Tầm nhìn, sứ mệnh: Để tạo USP doanh nghiệp cũng cần phải đặc biệt chú ý tới tầm nhìn, sứ mệnh. Bởi một USP được đánh giá là chất lượng buộc bạn phải xem xét dựa trên sứ mệnh của doanh nghiệp, lý do tạo sao nó tồn tại.

Các lỗi phổ biến khi xây dựng USP

Khi xây dựng USP, doanh nghiệp thường hay gặp một số lỗi như:

- Không nghiên cứu kỹ đối thủ cạnh tranh: Việc không nghiên cứu kỹ đối thủ cạnh tranh sẽ làm doanh nghiệp chủ quan, không phát triển đúng hướng.

- Không hiểu rõ sản phẩm của mình: USP cần phải thể hiện được cái riêng biệt mà doanh nghiệp bạn có nhưng doanh nghiệp khác không có. Khi không hiểu rõ sản phẩm/ dịch vụ sẽ rất khó để tìm ra sản phẩm mạnh gây sức hút thị trường.

- Không nắm được thị trường: Không nắm được thị trường sẽ khiến doanh nghiệp không xác định được khách hàng tiềm năng và thị trường mục tiêu. Điều này gây tốn kém chi phí sản xuất mà hiệu quả nhận về lại không cao.

Các lỗi phổ biến khi xây dựng Unique Selling Proposition

6. Ví dụ về USP của một số thương hiệu lớn trên thế giới

Để hiểu rõ hơn USP trong kinh doanh, sau đây Unica sẽ chia sẻ cho bạn một số ví dụ cụ thể về USP của một số thương hiệu lớn.

Ví dụ về USP trong các sản phẩm hàng hóa

 - Thời gian đầu Yakult đã tạo nên USP riêng biệt đó là: “Tốt cho đường tiêu hoá”.Từ USP này mà rất nhiều người đã yêu thích và tin tưởng sử dụng Yalkul.

- Biti's là thương hiệu “giày quốc dân” được rất nhiều người yêu thích với USP “nâng niu bàn chân Việt”. Giày Biti’s tạo nên sự thoải mái, êm chân rất riêng cho đến tận hôm nay.

Ví dụ về USP trong các dịch vụ

- Beamin là app cung cấp dịch vụ đặt đồ ăn nhanh chóng, tiện lợi với USP “ăn ở nhà cũng ngon”. Beamin mang đến cho người dùng trải nghiệm ẩm thực đa dạng mà không phải đi đâu xa.

- Tiki now có USP là: “dịch vụ giao hàng nhanh trong 24h”. Dịch vụ giao hàng nhanh trong nội thành của tiki chưa đến 2h.

Ví dụ cụ thể giúp bạn hiểu rõ về USP

Ví dụ về USP trong các thương hiệu lớn

- Domino’s Pizza là thương hiệu pizza nổi tiếng đang rất được yêu thích trên thị trường hiện nay. USB của thương hiệu này đó là:: “Bạn nhận được bánh pizza nóng giao tận nơi trong 30 phút hoặc ít hơn, nếu không, bạn sẽ nhận nó miễn phí”.

- Viettel là tập đoàn viễn thông, công nghệ thông minh lớn mạnh và đang có tốc độ tăng trưởng cực nhanh tại Việt Nam. USP của Viettel là: “Hãy nói theo cách của bạn”.

7. Tổng kết

Như vậy thông qua bài viết trên đây, chúng tôi đã cùng các bạn tìm hiểu USP là gì và vai trò của điểm bán hàng độc nhất đối với doanh nghiệp. Unica hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp doanh nghiệp bạn tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường nhằm tăng doanh số bán hàng một cách nhanh chóng. Để nâng cao kiến thức cũng như các kỹ năng mềm trong công việc giúp việc quản lý doanh nghiệp được dễ dàng hơn, Unica cho ra mắt các khóa học quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ được hướng dẫn giảng dạy từ các chuyên gia có tên tuổi giúp bạn định hình, phân tích, tổng quan và đưa ra những giải pháp giúp việc quản trị doanh nghiệp tốt hơn.

Cảm ơn và chúc các bạn thành công!

Đánh giá :

Tags: Bán hàng Online
Trở thành hội viên