OKR là gì? OKR và KPI có nên tồn tại cùng nhau

OKR là gì? OKR và KPI có nên tồn tại cùng nhau

Mục lục

Trong hoạt động quản trị, OKR đóng một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển thành công và bền vững trong tương lai.Vậy OKR là gì. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tổng quan các vấn đề về OKR thông qua bài viết dưới đây nhé.

OKR là gì?

OKR có tên đầy đủ là Objectives and key Results, dịch theo nghĩa Tiếng Việt là mục tiêu và kết quả chính. Đây được xem là một khung quản lý mục tiêu phổ biến giúp các doanh nghiệp thực hiện các kế hoạch mang tính chiến lược.

Lợi ích của việc tạo ra một OKR bao gồm: hướng tới mục đích trọng tâm, tăng tính minh bạch và liên kết tốt hơn. OKR đạt được điều này bằng cách tổ chức nhân viên và phân chia công việc cho từng nhân sự một cách công bằng, hợp lý để có thể đạt được mục tiêu chung. Mỗi OKR cũng có thể có thể có các sáng kiến, mô tả công việc cần thiết để có thể thúc đẩy tiến độ làm việc nhanh chóng, hiệu quả. Khuôn khổ của một OKR bao gồm các quy tắc giúp nhân viên sắp xếp thứ tự ưu tiên trong công việc để tập trung và đo lường được kết quả công việc được giao. 

Ngoài ra, OKR còn giúp cho doanh nghiệp truyền đạt được chiến lược của công ty cho nhân viên theo cách có thể hành động và đo lường được. Nó giúp cho công ty chuyển từ đầu ra sang cách tiếp cận dựa trên kết quả để làm việc. 

okr-la-gi.jpg

OKR được hiểu là mục tiêu và kết quả chính

Cấu trúc của OKR

Cấu trúc của mô hình này gắn liền với định nghĩa OKR là gì, nó được xây dựng xoay quanh hai yếu tố: Mục tiêu (Objectives) và Kết quả then chốt (Key Result). Với mỗi yếu tố, sẽ có câu hỏi tương ứng

Cau truc ork

Mục tiêu: Nơi cần đến là gì?

Kết quả then chốt: Đi đến nơi đấy bằng cách nào?

Có thể hiểu, mục tiêu (Objective) sẽ được đặt ra cho từng phòng ban hoặc cá nhân sẽ khác nhau. Còn kết quả then chốt (Key Result) sẽ là những bước đo lường cần thiết để đạt được mục tiêu đã đề ra. Hệ thống này sẽ được áp dụng xuyên suốt bộ máy tổ chức trong doanh nghiệp, từ ban lãnh đạo xuống các phòng ban cho đến từng cá nhân. Từ đó tạo ra một mối liên kết giữa các tầng lớp trong tổ chức, chúng sẽ tác động lên nhau giúp mọi người có chung một chí hướng.

Nguyên lý hoạt động của OKR 

Như các bạn đã biết, OKR là một mô hình để quản lý kết quả và mục tiêu của từng cá nhân và tập thể doanh nghiệp, tuy nhiên OKR lại hoạt động dựa trên cơ chế “niềm tin”. Nghe có vẻ mơ hồ nhưng đây chính là cách nói dễ hiểu nhất khi nói về bản chất của OKR. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 4 yếu tố trong cơ chế hệ thống của Objectives and key Results nhé.

- Tính tham vọng: Khi xây dựng được mục tiêu, thứ bạn cần đạt được không đơn giản chỉ là kết quả mà nó phải vượt xa hơn nữa những cố gắng và năng lực hiện có.

- Tính đo lường được: Kết quả và mục tiêu then chốt cuối cùng luôn luôn phải được đo lường để xem xét về tỉ lệ % thành công. 

- Tính minh bạch: OKR là một mô hình, hệ thống xuyên suốt luôn hoạt động một cách công khai. Chính vì vậy mà từ học viên, thực tập sinh, nhân viên đến cấp quản lý, ahx đạo đều có thể nắm bắt và theo dõi được OKR của công ty.

- Tính hiệu suất: OKR không phải là một chỉ số để đánh giá hiệu suất làm việc của một cá nhân trong doanh nghiệp. 

okr-la-gi-1.jpg

Tìm hiểu tổng quan về OKR

Lợi ích của OKR

OKR sẽ hỗ trợ cho quản trị doanh nghiệp bao gồm những lợi ích sau.

- Giúp liên kết nội bộ chặt chẽ hơn: OKR có nhiệm vụ kết nối hiệu suất làm việc của cá nhân và phòng ban với mục tiêu chung của công ty. Đội ngũ này phải đảm bảo mọi cá nhân trong doanh nghiệp có chung một định hướng

- Tăng tính minh bạch: OKR xây dựng văn hóa minh bạch cho công ty, vậy nên các cá nhân đều có thể nắm được công việc và kế hoạch của mỗi phòng ban

- Trao quyền cho nhân viên: Khi ban lãng đạo đã nắm rõ hoạt động trong công ty, thì có thể đưa ra những quyết định chuẩn xác, đồng thời tạo cơ hội cho nhân viên theo dõi kết quả công việc.

- Tăng tính tập trung vào những vấn đề thiết yếu: Mô hình OKR tiến hành đưa ra những mục tiêu cho mỗi cấp độ trong công ty, giúp công ty và nhân viên ưu tiên vào những mục tiêu hệ trọng của công ty.

- Đo lường được hiệu suất làm việc: Thông qua các chỉ số OKR sẽ nắm bắt được hiệu suất làm việc cũng như khả năng hoàn thành công việc của mỗi người. Từ đó đưa ra những ý kiến đóng góp để cá nhân hoàn thiện bản thân hơn. 

- Đạt kết quả vượt bậc: OKR cho phép người quản lý lãnh đạo phát huy tối đa khả năng trong công việc, giúp công ty có thể đạt những kết quả ấn tượng.

Cách xây dựng OKR cho nhân viên hiệu quả

Trong quá trình xây dựng Objective (mục tiêu) và Key réult bạn cần chú ý sau:

Đối với Objective

Mỗi cấp độ tổ chức nên thiết lập cho mình từ 3 - 5 mục tiêu 

- Mục tiêu cần ràng, thông thường nên đặt mục tiêu vượt qua khả năng đạt được như vậy mới tạo cảm giác thách thức và khó khăn.

Ví dụ: Năm 2021 bạn làm kinh doanh muốn bán 1 triệu sản phẩm/ 1 tháng nhưng thực tế tính ra bạn chỉ đạt được 50%  mục tiêu đó được coi là thành công, khi bạn đạt 100% con số mà mình đưa ra bạn đầu thì sẽ là xuất sắc. 

Đối với Key Result

Sẽ có 3 kết quả then chốt cho mỗi mục tiêu

- Key Result cần đo đếm được: Bạn cần đưa ra con số cụ thể chứng minh để cho thấy được sự chính xác và minh bạch.

- Key Result tổng hợp các bước nhỏ để thực hiện mục tiêu đó

- Key Result mô tả cụ thể sản phẩm đầu ra thay vì hành động đơn thuần. 

Sự khác biệt giữa OKR và KPI

Sau khi giải thích thuật ngữ OKR là gì, chắc chắn sẽ có rất nhiều bạn nhầm lẫn giữa 2 khái niệm “OKR” và “KPI”. Hãy cùng chúng tôi phân biệt chúng thông qua một vài luận điểm dưới đây nhé.

Cả OKR và KPI đều là những phương pháp thiết lập mục tiêu thế nhưng ý định tổng thể khi thiết lập mục tiêu là một trong những điểm khác biệt to lớn nhất để phân biệt OKR và KPI. Các mục tiêu xây dựng KPI cho nhân viên thường rất dễ đạt được và về cơ bản nó thể hiện kết quả đầu ra của một quá trình hoặc dự án, kế hoạch cụ thể đã và đang diễn ra. Mặt khác OKR có bản chất là tham vọng và mục tiêu đề ra sẽ luôn cao hơn ngưỡng năng lực hiện có của mỗi cá nhân và doanh nghiệp.

Mặc dù OKR luôn đặt ra những mục tiêu mang tính vượt bậc để thực sự thúc đẩy sự thành công trong kinh doanh nhưng thực chất lý tưởng đằng sau mỗi chiến lược OKR là thông qua việc xây dựng các OKR mang tính tích cực, bạn có thể thúc đẩy nhóm, bản thân mình hoặc toàn bộ doanh nghiệp thực hiện nó ở một mức độ và tiêu chuẩn cao hơn.

Còn khi nói về KPI, đây là một con số quan trọng cho những cố gắng để mang lại thành công của một doanh nghiệp. KPI xác định các mục tiêu và kết quả thông qua các số liệu, chỉ số tương ứng với các mục tiêu kinh doanh đã đề ra. 

okrla-gi-2.jpg

Sự khác biệt của KPI và OKR

OKR và KPI có nên tồn tại song song

Trong một số trường hợp, OKR và KPI nên đặt riêng lẻ để có thể phát huy hiệu quả tốt nhất. Có thể lấy ví dụ như sau:  nếu bạn muốn mở rộng quy mô hoặc cách tăng năng suất cho nhân viên trong một dự án đã được thiết lập, KPI có thể là lựa chọn tốt hơn. Nếu bạn có tầm nhìn rộng hơn hoặc muốn thay đổi toàn bộ định hướng của công ty hoặc dự án của mình, OKR sẽ là giải pháp thay thế ưu việt. OKR có nhiều chiều sâu hơn cho các kế hoạch lớn hơn và chúng cũng giúp bạn dễ dàng sáng tạo hơn trong việc lập kế hoạch mục tiêu của mình.

Tuy nhiên, OKR và KPI có thể và nên sử dụng cùng nhau cho các giai đoạn của bối cảnh và chiến lược kinh doanh. Bởi lẽ hiệu suất sẽ luôn được đo lường để xem xét điều gì đang hoạt động cho mục tiêu cụ thể và điều gì đang cản trở sự thành công của doanh nghiệp bạn. Và cả KPI và OKR đều có thể làm được điều đó. 

Bài viết trên đây, chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu OKR là gì và sự phân biệt giữa OKR và KPI. Đây là hai thuật ngữ rất dễ gây nhầm lẫn. Chúng tôi hy vọng các bạn có thể hiểu đúng và đủ bản chất của OKR để có thể để có thể xác định được mục tiêu cần thiết, cụ thể giúp mỗi các nhân và doanh nghiệp thành công hơn nữa trong tương lai.

Chúc các bạn thành công !

Đánh giá :

Tags: Bán hàng Online
Trở thành hội viên